Ngân hàng
Quý 1/2011 Quý 1/2010
Lợi nhuận sau thuế (triệu VND)
NIM (%) ROE (%) NIM (%) ROE (%)
Á Châu 636.169 0,71 5,45 0,54 4,51 Vietin 869.455 1,15 4,3 0,92 6,57 Eximbank 639.962 0,83 4,63 0,93 2,36 Habubank 127.137 0,97 3,61 0,50 4,04 Nam Việt 60.454 0,72 2,28 0,37 3,23 Sài Gòn- Hà Nội 151.857 0,84 3,54 0,91 4,88 Sacombank 452.976 0,92 3,22 0,58 4,30 Vietcombank 1.335.191 0,90 5,79 0,73 6,27 Trung bình 0,94 4,58 0,74 5,1
(Nguồn: Công ty cổ phần Tài Việt- Vietstock, quý 1 năm 2011)
Dư nợ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong quý 1 năm 2011 của 8 NH trên tăng bình quân 17,57%, cao hơn nhiều so với tăng dư nợ cho vay.
Báo cáo tháng 03 năm 2011 của Country Risk Service- Economic Intelligence Unit (EIU)8 thì rủi ro của hệ thống NH Việt Nam được xếp hạng ở mức CCC và đánh giá hệ thống vẫn còn ở mức “ổn định”. Mặc dù vậy, điểm số rủi ro lại đang có khuynh hướng tăng dần, từ 66 điểm tháng 9 lên 67 vào tháng 10 và tháng 11 và 68 vào tháng 12 năm 2010, cho đến tháng 2 và tháng 3 năm 2011thì điểm số này đã ở mức 69. Những con số này nói lên một thực tế đáng lo ngại về độ an toàn của hệ thống NH Việt Nam và một lần nữa gợi lại bài học Nhật
6 NIM = (Tổng doanh thu từ lãi - Tổng chi phí trả lãi)/ Tổng tài sản có sinh lời bình qn
7 ROE = Lợi nhuận rịng/ Vốn chủ sở hữu
Bản những năm 90 về sự nhận thức thiếu nghiêm túc đối với tầm quan trọng của một hệ thống BHTG được trao quyền đầy đủ.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới với tiêu đề “Tổ chức BHTG xử lý NH bị đổ vỡ” công bố kết quả nghiên cứu kinh nghiệm và số liệu của 1.700 NH trên 57 quốc gia đã đưa ra nhận định: “Ở những nước mà tổ chức BHTG có quyền can thiệp và chấm dứt BHTG thì các NH ổn định hơn và nguy cơ mất khả năng thanh toán thấp hơn”. Hoa Kỳ là một quốc gia chứng tỏ được sự nhận thức sâu sắc đối với kinh nghiệm này. Trong khi Cục dự trữ liên bang (FED) chỉ thực hiện giám sát và kiểm tra 8 NH lớn nhất thì Cơng ty BHTG liên bang (FDIC) phụ trách hơn 7.700 NH tiểu bang và toàn quyền quyết định việc xử lý các NH này khi sự cố xảy ra. Với quyền hạn được trao này, FDIC đã chứng tỏ được sự hiệu quả của một chính sách BHTG đúng đắn qua hàng loạt những thành tích đạt được trong gần 80 năm hoạt động và dẫn chứng gần đây nhất chính là việc xử lý đổ vỡ hàng loạt của các NH ở Mỹ bởi hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Nhờ sự vào cuộc kịp thời và chuyên nghiệp, FDIC đã vãn hồi được tâm lý hoang mang của người gửi tiền, tình trạng rút tiền hàng loạt đã không diễn ra, quyền lợicủa người gửi tiền được đảm bảo.
Trong khi đó, Việt Nam với thực trạng không đáp ứng nguyên tắc Quản trị dẫn đến vi phạm cả nguyên tắc Quyền hạn, thêm vào đó cịn là chủ trương quản lý “khơng có NH đổ vỡ” đã đặt BHTG vào thế phơi mình trước tất cả các rủi ro cơ bản vì khơng thiết lập được một cơ chế phịng ngừa vững chắc: bản thân tổ chức khơng có sức mạnh chế tài xử lý, cịn hệ thống NH thì khơng có động lực kiềm chế rủi ro vì tâm lý ỷ lại. Hậu quả của những bất cập này là một hệ thống TCNH tiềm ẩn nguy cơ bùng phát khủng hoảng, và tổn thất sẽ không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà an sinh xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
3.3 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của tổ chức BHTG, không chỉ khi thực tế sự cố phát sinh mà cịn ngay cả trong tình trạng bình thường của thị trường tài chính. Có được một nguồn tài chính mạnh và bền vững là có được niềm tin trong mắt cơng chúng vì họ biết rằng tiền gửi của mình được đảm bảo tốt, từ đó ngăn ngừa được các cuộc đột biến rút tiền gửi, tạo mơi trường bình ổn cho hoạt động tài chính quốc gia.
Theo tiêu chuẩn chuyên ngành, năng lực tài chính của một tổ chức BHTG được thể hiện chủ yếu qua chỉ tiêu quy mô quỹ mục tiêu (được hiểu là số dư quỹ BHTG/ tổng số dư tiền gửi được BH). Quy mô quỹ của một tổ chức BHTG phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, của các tổ chức tài chính và các chính sách của nhà nước, nghĩa là nền kinh tế càng phát triển, tốc độ huy động vốn từ dân cư thông qua các tổ chức tín dụng gia tăng thì quy mơ của quỹ BHTG ngày càng lớn.9
Theo thông lệ quốc tế tỷ lệ quỹ mục tiêu của tổ chức BHTG thường tập trung trong khoảng 2,5- 5%. Một khảo sát 29 quốc gia có duy trì quỹ mục tiêu trong nghiên cứu “Deposit Insurance: Actual and Good Practices” của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) năm 2000 ta sẽ thấy rằng mặc dù có một sự khác nhau khá lớn về thống kê tỷ lệ thấp nhất và cao nhất giữa các quốc gia được khảo sát nhưng nhìn chung hầu như tỷ lệ này đều từ ít nhất khoảng 1,5% trở lên và chủ yếu tập trung quanh khoảng 2,5- 5%.
Hình 3.3- Tỷ lệ Quỹ BHTG mục tiêu 29 quốc gia trên thế giới
(Nguồn:IMF,năm 2000)
Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu “Vai trò của tổ chức BHTG Việt Nam” của Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học– Văn phòng quốc hội tháng 12/2008 cũng cho thấy trong 10 quốc gia khảo sát (không kể Việt Nam) thì mức duy trì quỹ mục tiêu thấp nhất cũng phải là 1,25%. Trong khi đó tỷ lệ của Việt Nam hiện nay chỉ xấp xỉ 1%.
Hình 3.4- Tỷ lệ Quỹ BHTG mục tiêu tại cácquốc gia và Việt Nam
(Nguồn: Chuyên đềnghiên cứu chuyên sâu “Vai trò của tổ chức BHTG Việt Nam”, năm 2008)
FDIC là một trong những hệ thống BHTG có được sự duy trì tỷ lệ quỹ mục tiêu rất nghiêm ngặt, luôn luôn trong khoảng 1,15- 1,5%. Theo Đạo luật Cải cách BHTG liên bang năm 2005, khi tỷ lệ quỹ mục tiêu của tổ chức này xuống thấp hơn mức 1,15%, FDIC phải đưa ra một kế hoạch khôi phục tỷ lệ 1,15% theo thông lệ trong vòng 5 năm. Qua cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vừa qua, trước thực tế phải xử lý phá sản cho hàng loạt NH, FDIC đã đề xuất một mục tiêu dài hạn về việc nâng tỷ lệ dự trữ quỹ BH tiền gửi lên 2% vào năm 2027.
0 5 10 15 20 25 Việt Nam Đài Loan Hoa Kỳ Phần Lan Indonesia Thụy Điển Estonia Croatia Kazakhstan Maoedonia Kenya
Hình 3.5- Tỷ lệ quỹ mục tiêu của FDIC
(Nguồn:Công tyBảohiểmtiềngửiLiên bang-FDIC, năm 2006)
Còn ở Việt Nam, mặc dù so với mức vốn được cấp 1.000 tỷ đồng khi mới thành lập, mức vốn hiện nay của BHTG Việt Nam đã tăng lên hơn 6 lần nhưng tỷ lệ quỹ mục tiêu của tổ chức này vẫn chưa vượt qua được con số 1% cho thấy năng lực tài chính của BHTGVN là cịn q thấp so với thơng lệ quốc tế. Với nguồn vốn chỉ hơn 6.000 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ quỹ mục tiêu 1% này, thì cho dù có được trao quyền đầy đủ để thực hiện chức năng chi trả (tức là không chỉ thực hiện chi trả cho quỹ TDND mà cả các NH) BHTG Việt Nam sẽ khó có thể đảm bảo có đủ lực để chống đỡ cho tình huống phá sản của riêng một NH bởi vì hiện nay khơng ít NHTM Việt Nam chỉ với quy mơ trung bình đã có tổng tài sản vượt 15.000 tỷ đồng thì khơng thể nói đến việc gánh vác trọng trách đảm bảo sự an toàn cho tồn bộ hệ thống tài chính quốc gia.
Cơ chế bảo lãnh ngầm của NHNN đảm bảo “khơng có NH đổ vỡ” như hiện nay có thể khiến cho vấn đề yếu kém trong năng lực tài chính của BHTG khơng thực sự quá nghiêm trọng vì thực tế BHTG cũng khơng có nhiều quyền để can thiệp. Nhưng tình trạng này sẽ còn kéo dài được bao lâu khi mà tổng tài sản toàn hệ thống NH Việt Nam đã vượt quá 130% tổng sản phẩm quốc gia. Nếu tình huống xấu nhất cả hệ thống rơi vào khủng hoảng như cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi ở Hoa Kỳ thì liệu NHNN lẫn Chính phủ Việt Nam có thể đưa vai ra
1.20% 1.22% 1.24% 1.26% 1.28% 1.30% 1.32% 1.34%
gánh hết những tổn thất này khơng. Ví dụ điển hình là Iceland với hệ thống NH có tổng tài sản lớn gấp 9,5 lần GDP, khi khủng hoảng xảy ra Iceland rơi vào tình thế đã khơng đủ tiềm lực để giải cứu các NH của mình, đây được gọi là “quá lớn để giải cứu”- hậu quả của tư duy “quá lớn để sụp đổ”. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của một hệ thống BHTG với nguồn tài chính vững mạnh đối với sự phát triển kinh tế xã hội ổn định.
3.4 Phí bảo hiểm và Hạn mức chi trả bảo hiểm
Xem xét sâu hơn về năng lực tài chính của BHTG Việt Nam có thể thấy yếu tố mật thiết tạo nên kết quả dưới chuẩn của quỹ mục tiêu bên trên chính là phí BH. Qua 10 năm hoạt động, cho đến nay BHTG Việt Nam vẫn đang áp dụng cơ chế phí BH đồng hạng 0,15% đối với tất cả các tổ chức tham gia BHTG. Qua thống kê mức phí BH ở 35 quốc gia trong nghiên cứu của Kunt and Sobaci năm 2000 thì đa phần các quốc gia có mức phí BHTG cao hơn mức 0,15%, và chủ yếu tập trung ở mức 0,2-0,3%. Như vậy xét riêng về mức độ của phí áp dụng có thể thấy tỷ lệ này của Việt Nam là tương đối thấp so với thơng lệ quốc tế. Chính mức phí thấp này cũng là một nguyên nhân chính khiến cho quỹ mục tiêu của BHTG Việt Nam không đáp ứng yêu cầu, bởi vì nguồn cung vốn chủ yếu của một tổ chức BHTG nói chung chủ yếu là từ phí BH thu từ các tổ chức tham gia BH đóng bên cạnh phần vốn điều lệ được cấp ban đầu từ ngân sách và các khoản đầu tư rủi ro thấp hàng năm.
Hình 3.6- Tỷ lệ phí BH của 35 quốc gia trên thế giới
Nếu xét đến cơ chế thu phí thì cơ chế phí đồng hạng hiện nay của BHTG Việt Nam cũng đã trở nên kém phù hợp với thực tế phát triển của thị trường tài chính ngày càng phức tạp. Thơng thường các quốc gia khi mới thành lập hệ thống BHTG thường sẽ áp dụng mức phí BH đồng hạng để dễ thực hiện và quản lí. Tuy nhiên, từ những năm 90 của TK XX trở lại đây trước thực tế hoạt động của thị trường TCNH ngày càng lớn và phức tạp khiến mức rủi ro trong lĩnh vực này cũng tăng lên nhiều hơn, các nước có xu hướng lần lượt chuyển đổi sang chế độ tính phí theo mức độ rủi ro. Việc tính phí BH theo mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia BH tiền gửi tạo ra cơ chế đối xử bình đẳng giữa các tổ chức này và thể hiện xu thế thị trường trong hoạt động BHTG. Hoa Kỳ chính là nước tiên phong triển khai cách tính phí BH theo mức độ rủi ro vào năm 1993.
Vì cơ chế tính phí lẫn mức phí được áp dụng chưa thỏa đáng đưa đến một quỹ BH khơng đủ mạnh nên BHTG Việt Nam cũng khơng có được một hạn mức chi trả BH hợp lý. Mà hạn mức chi trả lại là tiêu chuẩn đầu tiên mà người gửi tiền nhìn vào để quyết định mức độ tin tưởng vào khả năng bảo vệ quyền lợi cho họ của BHTG. Việt Nam, với hạn mức chi trả BHTG 50 triệu đồng bắt đầu áp dụng vào tháng 08 năm 2005 (tức khoảng 4,9 lần GDP bình quân đầu người khi đó), đến năm 2008 88% người gửi tiền vẫn nằm trong khung được đảm bảo hoàn toàn quyền lợi (Bảng 3.3). Nhưng đến nay, mức chi trả này đã dần ngày một kém thỏa đáng khi mà thu nhập bình quân đầu người ở nước ta năm sau cao hơn năm trước cùng với tốc độ trượt giá và giá trị các khoản tiền gửi của người dân tăng theo mức sống. Từ mức 4,9 lần GDP bình quân đầu người vào năm 2005 thì đến 2010 con số này đã giảm xuống chỉ cịn 2,19 lần (GDP bình qn 2010 là 1.168 USD tương đương 22,8 triệu VND – tính theo tỷ giá VND/USD 19.520) và sẽ còn tiếp tục giảm khi mà lạm phát vẫn đang dấu hiệu gia tăng cũng như mức thu nhập thực của người dân cũng ngày một cao hơn.
Bảng 3.3- Cơ cấu tiền gửi đƣợc bảo hiểm phân theo khách hàng năm 2008 Mức TG ≤ 50 triệu đồng 88% Mức TG > 50 và ≤ 70 triệu đồng 3% Mức TG > 70 và ≤ 90 triệu đồng 2% Mức TG > 90 và ≤ 100 triệu đồng 2% Mức TG > 100 triệu đồng 6%
(Nguồn: Nghiên cứu chuyênsâu về Bảo hiểm tiềngửi, Trung tâm thôngtin, thư việnvà nghiên
cứu khoa học- Văn phòng Quốc hội, năm 2008)
Bên cạnh đó, xét cơ cấu tiền gửi phân theo số tiền có thể thấy rằng lượng tiền gửi trị giá trên 100 triệu đồng chiếm đến 67% trong tổng tiền gửi được BH, trong khi lượng tiền gửi trị giá nhỏ hơn 50 triệu đồng chỉ chiếm 19% (Bảng 3.4). 100 triệu đồng trong điều kiện mức sống hiện nay của Việt Nam là một con số khơng lớn nếu khơng nói là tương đối nhỏ đối với quy mô của một khoản tiền tiết kiệm được dành dụm trong thời gian dài. Vì vậy, với hạn mức chi trả tối đa 50 triệu đồng rõ ràng là không thể được gọi là một mức thỏa đáng, chưa thực sự là động lực để thúc đẩy quá trình huy động vốn vì chưa tạo được niềm tin đối với người gửi tiền thông qua trả lời câu hỏi khi tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ thì tiền gửi của họ được bảo vệ như thế nào.
Bảng 3.4- Cơ cấu tiền gửi đƣợc bảo hiểm phân theo số tiền năm 2008
Mức TG ≤ 50 triệu đồng 19% Mức TG > 50 và ≤ 70 triệu đồng 5% Mức TG > 70 và ≤ 90 triệu đồng 4% Mức TG > 90 và ≤ 100 triệu đồng 5% Mức TG > 100 triệu đồng 67%
(Nguồn: Nghiên cứu chuyênsâu về Bảo hiểm tiềngửi, Trung tâm thôngtin, thư việnvà nghiên
cứu khoa học- Văn phòng Quốc hội, năm2008)
Nghiên cứu của IMF năm 2000 trong “Deposit Insurance: Actual and Good Practices” cho rằng mỗi quốc gia nên có sự quan tâm đúng mức đối với hạn mức chi trả BHTG vì nó là một yếu tố quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của hệ thống tài chính, vừa khơng gây tình trạng rút tiền ồ ạt của những người gửi tiền nhỏ trong khi vẫn giữ được việc hành động theo
nguyên tắc thị trường từ những người gửi tiền lớn. Nghiên cứu này cũng cho thấy một thông lệ là những nước có thị trường tài chính trong giai đoạn đầu phát triển cịn nhiều biến động thì hạn mức chi trả tiền gửi được BH bằng có xu hướng khoảng từ 5 đến 6 lần GDP bình quân. Nếu dựa theo thơng lệ này bên cạnh sự phân tích cụ thể với số liệu thực tế của Việt Nam như bên trên thì rõ ràng mức chi trả hiện nay của BHTG Việt Nam là chưa thỏa đáng, chưa thể tạo được niềm tin đối với người gửi tiền cũng như không đảm bảo bảo vệ đầy đủ quyền lợi người gửi tiền trong tình huống có sự cố xảy ra.
Như vậy, đến lúc này chúng ta đã tìm ra thêm một rủi ro cơ bản mà BHTG Việt Nam khơng có khả năng phịng ngừa, đó là rủi ro không đủ năng lực chi trả. Nếu chỉ dừng ở đây thì cũng đã đủ để kết luận rằng BHTG Việt Nam thực sự quá “nhỏ” và “yếu” để có thể gánh vác trọng trách quá lớn đã được giao phó ban đầu. Tuy nhiên, với mục tiêu hoàn thiện hiệu quả hoạt động của BHTG cho sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính thì cần thiết phải tìm ra mọi bất cập mà tổ chức này đang vướng phải để có được khung giải pháp đầy đủ nhất.