3.2.1 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp nhập khẩu3.2.1.1 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro khi nhà xuất khẩu 3.2.1.1 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro khi nhà xuất khẩu không cung cấp hàng hóa
- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng là một trong các yếu tố hàng đầu của doanh nghiệp.Trong Binh Pháp Tôn Tử có viết: “tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi; bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ; bất tri bỉ, bất tri kỷ, mỗi chiến tất bại”.Nghĩa là:Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại. Câu này đã đi vào thành ngữ Trung Quốc và Việt Nam, rất phổ biến nhưng nội dung có khác đi:
“Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng” (Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng).Thật vậy,hiểu rõ được đối tác thì nguy cơ rủi ro sẽ giảm đi bội phần
- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu giúp cho ta có được nhận định sáng suốt về đối tác của ta,tình hình tài chính và khả năng cung ứng hàng hóa của họ cho ta
- Quy định trong hợp đồng điều khoản phạt vi phạm(Penalty),trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ.Điều khoản này mang hai ý nghĩa sau:
Thứ nhất,làm cho một bên nào đó bỏ ý định không thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng
Thứ hai,xác định bên vi phạm hợp đồng phải chịu một mức phạt nào đó do hai bên thỏa thuận trong quy định của pháp luật về hợp đồng
- Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng đây là phương pháp đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho chính bản thân của doanh nghiệp,khi bên xuất khẩu không thực hiện việc giao hàng
- Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: tín dụng dự phòng(Standby L/C), Bank Guarantee, Performance Bond.. Mục đích dùng thư tín dụng dự phòng là vì ngân hàng sẽ cam kết thanh toán phí bảo hiểm nếu như người mở thư tín dụng dự phòng chưa nộp phí bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm đúng hạn.Trường hợp mua bán trả chậm bảo lãnh ngân hàng(bank guarantee) là cam kết bằng văn bản của ngân hàng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng; khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng đã nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay. Trong kinh doanh ngày nay, bảo lãnh ngân hàng luôn được xem như tấm Giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm.Ngoài ra,thư bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng(Performance bond),khi bên nhập khẩu muốn bên xuất khẩu thực hiện đúng việc giao hàng.Bên nhập khẩu sẽ yêu cầu bên xuất khẩu mở một Performance Bond trước khi họ mở L/C. Nếu như bên xuất khẩu không thực hiện được việc giao hàng hoặc thực hiện đúng hợp đồng thì số tiền người xuất khẩu ký quỹ theo giá trị thỏa thuận tự động đưa qua tài khoản của người mua hàng.Trong buôn bán quốc tế người ta hay thỏa thuận Performance Bond 3% họăc 5%. Trong nước các công ty lớn khi ký hợp đồng với các công ty nhỏ họ thường yêu cầu mở Performance Bond 10% trở lên.Tùy theo Ngân Hàng họ sẽ buộc bên xuất khẩu ký quỹ khoản bao nhiêu phần trăm để họ phát hành Performance Bond này. Tuy nhiên,chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau,nhằm để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu.
3.2.1.2 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ
- Để tránh trường hợp,bên xuất khẩu làm chứng từ giả hoặc có chủ ý lừa đảo,giao hàng không đúng với tiêu chí mà hai bên đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng.Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.
- Người nhập khẩu cũng nên lưu ý bộ chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp.Giấy chứng nhận chất lượng,giấy chứng nhận số lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu.Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự.Tránh trường hợp,không xem xét kỹ lưỡng,khi xảy ra tranh chấp,khiếu kiện thì phần thiệt hại nghiên về người nhập,do thiếu bằng chứng.Có thể yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra
- Để tạo sự an toàn,vận đơn phải do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn).Ngoài ra,nên đề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu
3.2.1.3 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định
- Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F).Các doanh nghiệp nước ta thường nhập khẩu theo điều kiện C là hoàn toàn bất lợi.Bất lợi vì không chủ động trong việc thuê phương tiện vận tải.Nếu bên nhập khẩu thuê phương tiện vận tải cũ,hư hỏng..để làm giảm chi phí thuê phương tiện và vì mục tiêu lợi nhuận của họ,thì hàng hóa sẽ có nguy cơ bị hỏng do những phương tiện này.Hơn nữa,chủ động thuê tàu là chủ động được thời gian nhận hàng,nhà nhập khẩu sẽ không phải lo hàng hóa đến không đúng hẹn
- Để đảm bảo hàng hóa được an toàn hơn nhà nhập khẩu nên chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu để thuận tiện cho nhà nhập khẩu giao hàng lên phương tiện vận tải
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá để tránh những trường hợp hàng bị hư hỏng trong quá trình xếp dỡ,vận chuyển.Nếu hàng hóa bị hư hỏng thì bên nhập khẩu sẽ nhận được tiền bồi thường
- Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed...