Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các khách hàng doanh nghiệp khi cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức trong đo lường rủi ro tài chính của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 84)

cho vay.

Mơ hình MDA sử dụng chủ yếu dữ liệu được thể hiện dưới dạng là dữ liệu thô và được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của các KHDN khi cho vay. Do đó dữ liệu thường hay đứt qng khơng liên tục vì khi các KHDN khơng tiếp tục vay vốn thì sẽ khơng tiếp tục cung cấp báo cáo tài chính. Do đó muốn nâng cao khả năng ứng dụng của mơ hình MDA cần phải địi hỏi nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các KHDN khi cho vay

Dữ liệu kế tốn được đưa vào để sử dụng mơ hình cần có sự chính xác và phản ánh trung thực được tình hình tài chính của KHDN nên việc thu thập và so sánh dữ liệu kế toán và một việc cần thiết, bắt buộc đối với nhân viên tín dụng sau khi cho vay và theo dõi KHDN sau khi giải ngân.

Sau khi thu thập báo cáo tài chính nhân viên tín dụng cần có sự đối chiếu giữa báo cáo tài chính và báo cáo thuế, doanh số giao dịch và doanh thu thực tế, việc so sánh này giúp nhân viên tín dụng đánh giá kịp thời tình trạng của KH và đưa số liệu vào mơ hình một cách khách quan và chính xác nhất. Vì vậy kết quả của mơ hình đưa ra phản ánh đúng tình trạng và thực lực tài chính của KHDN từ đó có quyết định cho vay thêm hay có các biện pháp kịp thời hơn. Do đó việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng mơ hình MDA vào việc đo lường rủi ro tài chính của các KHDN.

Việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính này phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí hợp tác của các KHDN, do đó việc đội ngũ nhân viên tín dụng cần phải được đào tạo về kế tốn, tài chính từ đó tư vấn đối với KHDN để giúp nâng cao tính chính xác trung thực báo cáo tài chính của KH. Để một báo cáo tài chính của KH phản ánh chính xác, trung thực, khách quan thì các KHDN cần phải nâng cao chất lượng quản trị công ty. Gốc rễ của sự gian lận và sai xót của BCTC chủ yếu xuất phát từ hệ thống quản trị công ty một cách yếu kém.

Nhằm khắc phục và giải quyết một phần của vấn đề này thì một số giải pháp như sau:

Đối với các cơ quan quản lý:

NHNN kết hợp với Bộ tài chính cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chế độ kế toán hiện hành theo hướng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với đặc điểm, trình độ quản lý kinh tế tài chính hiện tại của các NHTM nói chung, ngân hàng ACB nói riêng và đồng thời phù hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế.

Đối với các Cơng ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khốn thì: UBCKNN cần tăng cường việc kiểm tra, xử phạt gian lận trong BCTC và phải được tiến hành thường xuyên và nghiêm ngặt. Mặc dù Bộ tài chính đã lường trước được các hành vi, vi phạm trong việc lập BCTC có thể xảy ra trong thực tế và đều quy định mức phạt cụ thể, nhưng tính răn đe khơng cao do mức phạt chỉ dừng lại ở phạt hành chính. Mức phạt hành chính sẽ chưa đủ mức răn đe nếu khơng truy tố trước pháp luật đối với các hành vi trục lợi, gian lận trong BCTC gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm tốn độc lập, nâng cao tính hiệu lực của quy chế kiểm soát chất lượng từ bên ngồi đối vối hoạt động kiểm tốn độc lập. Nâng cao hiệu lực của các quy định đạo đức nghề nghiệp cho các kiểm toán viên độc lập.

Thứ nhất ACB nên có một bộ phận chun trách trong việc phân tích BCTC với đội ngũ cán bộ ngân hàng có thâm niên cơng tác và trình độ cao nhằm đảm bảo cho cơng tác đánh giá chính xác và có hiệu quả thực tiễn theo một quy trình nhất định. Với việc chuyên mơn hóa như vậy, cơng tác phân tích BCTC sẽ được tiến hành thường xun và có hiệu quả hơn, tạo ra nguồn thơng tin đã qua xử lý một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó giúp các nhà quản trị ACB có được những cơ sở để ra quyết định cho vay

Thứ hai đối với các nhân viên tín dụng cần phải thu thập đầy đủ báo cáo tài chính của KHDN, bên cạnh đó u cầu KH cung cấp thêm thơng tin trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính như chi tiết các khoản phải thu, chi tiết doanh thu theo lĩnh vực sản xuất, các khoản giảm giá, các khoản giảm trừ, chi phí quản lý DN, các khoản vay hiện đang phải thực hiện nghĩa vụ, thanh toán chi tiết các khoản phải trả …Các mục được nêu ra trong thuyết minh báo cáo tài chính cần có phụ lục chi tiết đính kèm.

Thứ ba nhân viên tín dụng cần phải thu thập đầy đủ BCTC đối với các KHDN với tần suất như sau: hàng quý và trước khi giải ngân đối với KHDN lớn có hệ thống kế tốn quản trị hồn chỉnh và hàng năm đối với các DN vừa và nhỏ. Thu thập tờ khai thuế VAT với tần suất hàng tháng để so sánh đối chiếu. Ngồi ra cần phải đưa tiêu chí KH khơng có thiện chí hợp tác cung cấp tình hình thơng tin tài chính (BCTC, tờ khai VAT …) thành một tiêu chí cảnh báo để có hướng theo dõi phù hợp đối với các KH vi phạm tiêu chí này.

Thứ tư, bên cạnh đó khi xem xét cho vay, nhân viên tín dụng cần phải đối chiếu thơng tin trên báo cáo tài chính và thực tế khảo sát. Như kiểm tra hàng tồn kho, thì tất cả số dư trên bảng báo cáo tài chính có phù hợp và hợp lý khi đưa ra so sánh với bảng liệt kê hàng tồn kho. Cần phải tìm hiều kỹ đối với các khoản mục cần lưu ý trên báo cáo kiểm tốn của KH. Do đó ngân hàng cần phải xây dựng quy trình, hướng dẫn cụ thể trong việc phân tích báo cáo tài chính, kiểm tra giám sát khách hàng sau khi giải

ngân. Và cần có cơ chế giám sát trong việc thu thập BCTC của KH trước khi giải ngân, cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên về các phương pháp hoạch toán về các khoản doanh thu, lợi nhuận, các khoản tạm ứng, trích lập dự phịng ...

Thứ sáu khuyến khích cho vay hỗ trợ các KHDN trong việc sử dụng công nghệ thơng tin trong hệ thống kế tốn, việc sử dụng các phần mền kế toán giúp giảm bớt khối lượng và thời gian xử lý số liệu cho công việc kế toán. Việc phân quyền theo hệ thống phần mền kế tốn như quản lý tài sản, cơng nợ, danh sách các nhà cung cấp… điều này giúp các Công ty dễ dàng xuất số liệu theo dõi và cung cấp các số liệu này định kỳ cho ngân hàng.

Thứ bảy, ACB cần nâng cao hoàn thiện hệ thống chương trình dữ liệu về báo cáo tài chính của KHDN giúp truy xuất lịch sử tình hình hoạt động kinh doanh dễ dàng của KH theo thời gian.

4.1.2. Xây dựng các hệ số trung bình ngành

Các chỉ số tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn quan trọng để so sánh với các chỉ số trong mơ hình MDA trong xây dựng mơ hình đo lường rủi ro tài chính. Các Cơng ty sẽ so sánh các chỉ số tài chính của mình với các chỉ số trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của mình mạnh hay yếu, cơ cấu tài chính có phù hợp. Bên cạnh đó việc so sánh các chỉ số này giúp nhân viên tín dụng tránh cho vay quá nhiều đối với một cơng ty mà có các chỉ số địn bẩy tài chính q lớn so với trung bình ngành.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu, thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành. Vì vậy cần thiết phải xây dựng các chỉ số tài chính trung bình ngành, khơng những tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá rủi ro tài chính mà cịn phục vụ trong công tác phê duyệt cấp tín dụng và cơng tác phân tích tài chính và giúp nhân viên tín dụng tư vấn KH đưa ra sản phẩm

Từ các chỉ số trung bình ngành giúp ngân hàng có thể tính tốn ra các chỉ số Zscore ngành giúp cho ngân hàng đưa ra điều kiện cảnh báo đối với các ngành nào là đang có rủi ro. Đối với những ngành đang có rủi ro ngân hàng hạn chế cho vay và ngược lại đối với những ngành nghề sản xuất kinh doanh được đánh giá là khơng có rủi ro thì khuyết khích cho vay.

Để cho mơ hình MDA đạt được hiệu quả hơn cần đưa nhiều các chỉ số tài chính hơn vào mơ hình phân tích như đưa thêm vào các chỉ số thuộc quy mô thị trường, vị thế cơng ty trong ngành, giá trị vốn hóa thị trường đối với các công ty cổ phần niêm yết.

4.1.3. Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng:

Mơ hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ACB đã có từ lâu nhằm đánh giá KH vay vốn qua các hoạt động phân tích của cán bộ tín dụng ở NHTM thơng qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Việc dựa vào hệ thống xếp hạng chấm điểm tín dụng của KHDN để đánh giá rủi ro tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế phát sinh nợ xấu. Các giải pháp đề nâng cao chất lượng hệ thống xếp hạng tín dụng như sau:

- Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin về khách hàng đáp ứng yêu cầu: khoa học; đầy đủ; cập nhật và chính xác và được lấy từ nhiều nguồn thông tin khác nhau (bao gồm cả những nguồn chính thống và nguồn khơng chính thống). - Bên cạnh đó nâng cao chất lượng phân tích và xử lý thơng tin trên cơ sở một

phần mềm đủ mạnh với hệ thống các tiêu chí đầy đủ, khách quan và khoa học cả về định tính và định lượng, cả về góc độ tài chính và góc độ phi tài chính. Có như vậy, cơng tác xếp hạng tín dụng khách hàng mới có thể trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng và khi đó chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng mới đạt yêu cầu và chỉ khi đó nợ xấu, nợ quá hạn mới được hạn chế và hệ thống các NHTM mới phát triển bền vững

- Dựa vào mơ hình MDA đã được tìm ra, cần đưa chỉ số Zscore làm một chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng tín dụng.

- Hồn thiện phương pháp phân tích: Phương pháp dùng trong phân tích, XHTD thường dựa vào phương pháp so sánh kết hợp các phương pháp xếp hạng khác như phương pháp chuyên gia hay phương pháp thống kê. Việc sử dụng phương pháp phân tích sẽ làm ảnh hưởng đến các khâu trong q trình phân tích cũng như tính chính xác của kết quả xếp hạng. Đối với việc xây dựng bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành kinh tế, phải thu thập BCTC tích luỹ sau nhiều năm và bao trùm các ngành kinh tế. Bảng điểm chuẩn cho các ngành phải được thay đổi định kì hàng năm cho phù hợp với thực tế luôn diễn biến phức tạp và đa dạng. Để làm được việc này, hàng năm NH phải nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của từng ngành kinh tế, nắm rõ những thay đổi, những thuận lợi, khó khăn, những biến động của từng ngành, trên cơ sở đó kết hợp các yếu tố cần thiết khác, xây dựng bảng điểm chuẩn cho ngành kinh tế.

- Kiểm tra chặt chẽ cơng việc chấm điểm: Hiện nay, ACB đã có một hệ thống tự động thực hiện công việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Tuy nhiên, những yếu tố đầu vào vẫn do các NVTD nhập liệu nên đôi khi không tránh khỏi những sai sót. Ban lãnh đạo NH cần phải có những biện pháp nhằm kiểm sốt q trình thực hiện của NVTD một cách chặt chẽ bằng cách: Kiểm tra tình hình chấm điểm của đơn vị bằng cách kiểm tra đột xuất một hoặc một số hồ sơ khách hàng đang trong thời gian chấm điểm tín dụng để xem việc chấm điểm có diễn ra đúng với quy trình hay khơng.Các NVTD có thể thực hiện việc kiểm tra kết quả chấm điểm của nhau. Họ có thể giúp đỡ lẫn nhau bằng việc cung cấp những thông tin mà mình biết, những NVTD trực tiếp chấm điểm sẽ tiến hành kiểm tra và xác minh lại đúng với thực tế để đánh giá chính xác các tiêu chí.

điểm có thể sửa đổi tùy theo ý muốn chủ quan của mình. Do đó, NH cần phải tiến hành giám sát quy trình chấm điểm mà các NVTD thực hiện để có thể hạn chế những rủi ro mang lại đến mức thấp nhất.

4.1.4. Phổ biến kiến thức về rủi ro tài chính và cơng bố các cơng ty thuộc điện cảnh báo rủi ro tài chính đến từng nhân viên tín dụng rủi ro tài chính đến từng nhân viên tín dụng

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thơng tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cịn khá phổ biến thì u cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những năm gần đây Trung tâm CIC của NHNN và Trung tâm thơng tin tín dụng ACB đã có nhiều nổ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các DN vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế.

Đặc biệt thơng tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo, đưa ra các giải pháp phịng ngừa và khơng phản ánh được đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Do đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được u cầu phịng ngừa rủi ro. Do đó cần tạo lập hệ thống thơng tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

- Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

- Dựa trên thơng tin về các DN, ngành nghề kinh doanh, dự án đã cấp tín dụng, các trung tâm thơng tin tín dụng ACB cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thơng tin hữu ích cho tồn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích

hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

- ACB cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua thơng tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thơng tin về tình hình tài chính, hoạt động của các cơng ty mẹ - đối tác ở nước ngoài của các DN, đặc biệt là các DN thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.

- Trên cơ sở mơ hình tổ chức hướng đến khách hàng đã được triển khai, hệ thống thông tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thơng tin tồn diện và đầy đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Đồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các cơng cụ phân tích thơng tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức trong đo lường rủi ro tài chính của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 84)