Tổng quan về Ngân hàng MHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long MHB (Trang 28)

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng MHB

- Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

- Tên tiếng Anh: Mekong Housing Bank - Tên viết tắt: MHB

- Logo:

- Địa chỉ trụ sở chính: số 9 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP.HCM - Điện thoại: (84-8) 39 302 501

- Fax: (84-8) 39 302 506 - Website: www.mhb.com.vn

- Vốn điều lệ: 3.369.211.000.000 đồng (Ba nghìn ba trăm sáu mươi chín tỷ hai trăm mười một triệu đồng)

- Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng - Tổng số cổ phần: 336.921.100 đồng

2.1.2 Ngành, nghề kinh doanh

Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác như: - Sản phẩm cho vay: cho vay cầm cố, cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay phục vụ nhà ở, ...

- Sản phẩm tiền gửi: tiền gửi thanh tốn, tiết kiệm có kỳ hạn USD/VND, tiết kiệm người cao tuổi VND, ...

- Dịch vụ thanh toán: dịch vụ thẻ, SMS Banking, thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu, ...

Trong định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ, thị trường và xây dựng thương hiệu, Ngân hàng MHB đã áp dụng chiến lược “tăng trưởng tập trung”:

- Cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói: cung cấp giải pháp tài chính trọn gói phù

hợp với từng đối tượng khách hàng bao gồm sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới.

- Tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ mới, có chọn lọc trên cơ sở nền tảng

cơng nghệ hiện đại như SMS banking, Internet banking, Mobile banking, …

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm gia tăng nguồn thu từ dịch vụ.

- Định vị trong tâm trí khách hàng MHB là ngân hàng phục vụ chu đáo và công

bằng.

- Quảng bá hình ảnh: xuất hiện thường xuyên hơn trên các phương tiện thông

tin đại chúng như báo đài, ti vi, …

Với chiến lược này, Ngân hàng MHB cho thấy trọng tâm trong định hướng hoạt động là tăng lợi nhuận và phát triển bền vững.

2.1.4 Cơ cấu doanh thu 2008 – 2012 từ hoạt động dịch vụ

Từ năm 2008 đến nay, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng MHB tăng trưởng ổn định, đóng góp nhiều nhất vẫn là nghiệp vụ cho vay/đi gửi tiền của chính MHB, chiếm từ 79% trở lên.

Bảng 2.1: Cơ cấu doanh thu từ hoạt động dịch vụ

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thu nhập lãi thuần (cho

vay, gửi tiền,...) 433.287 648.941 936.398 1.035.734 1.492.227

Lăi/(lỗ) thuần từ hoạt

động dịch vụ 6.958 45.599 39.755 1,403 (14.710)

Lãi/(lỗ) thuần từ những hoạt động cịn lại (đầu tư, góp vốn,...)

108.840 103.545 38.893 87.600 45.449

Tổng thu nhập hoạt

(Báo cáo thường niên của Ngân hàng MHB, 2008 – 2012)

Trong đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ bao gồm cả dịch vụ Thẻ còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập hoạt động qua các năm. Điều này cho thấy đây là một lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng để Ngân hàng MHB có thể đẩy mạnh khai thác. 0,00% 3,92% 1,27% 5,71% 0,00% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng thu nhập hoạt động Hoạt động dịch vụ

Hình 2.1: Tỷ trọng thu nhập từ Hoạt động dịch vụ

(Báo cáo thường niên của Ngân hàng MHB, 2008 – 2012)

2.2 Phân tích các yếu tố mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa của MHB

2.2.1 Phân tích mơi trường vĩ mơ 2.2.1.1 Yếu tố kinh tế

Bảng 2.3: Tình hình kinh tế, thu nhập và sức mua sắm của Việt Nam

Chỉ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng sản phẩm quốc nội GDP (tỷ đồng) 490.184 516.566 551.609 584.496 613.884

Chỉ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thu nhập bình quân đầu

người (USD) 1.024 1.000 1.061 1.260

gần 1.600 Tổng mức bán lẻ hàng hóa,

doanh thu dịch vụ tiêu dùng (triệu tỷ đồng)

1 1,2 1,6 Hơn 2 Hơn

2,32

Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Tổng cục thống kê, 2008 – 2012)

Thu nhập bình quân đầu người: 2008 (Vũ Minh, 2008); 2009 (Thanh Bình, 2009); 2010 (Thời báo Kinh tế Sài Gịn, 2013); 2011 (Thanh Bình, 2012); 2012 (Bích Diệp, 2012).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng: 2008-2011 (số liệu của Tổng cục thống kê các năm trích trong Website Gafin.vn (2011)); 2012 (Ngọc Anh, 2012).

Trước hết, Thẻ ghi nợ nội địa cũng là hàng hóa và giống như các hàng hóa thơng thường khác, Thẻ chịu sự chi phối của tình hình kinh tế Việt Nam và khả năng tài chính của người dân. Đồng thời, Thẻ là một phương tiện thanh toán điện tử, một công cụ giao dịch và quản lý tài chính cá nhân nên chịu thêm sự tác động từ sức mua sắm hàng hóa dịch vụ của người dân.

Vì vậy, các yếu tố kinh tế được xem xét khi kinh doanh Thẻ ghi nợ nội địa bao gồm chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP, thu nhập bình quân đầu người và tổng mức bán lẻ hàng hóa/doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam.

Từ bảng số liệu 2.1, ta nhận thấy các chỉ số đều tăng trưởng qua các năm chứng tỏ các yếu tố kinh tế đang là các yếu tố thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại thị trường Việt Nam.

2.2.1.2 Yếu tố chính trị pháp luật

Một trong những lý do làm cho sản phẩm thẻ dần đi vào đời sống của người dân Việt Nam hiện nay là các chính sách phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt của

chính phủ. Cụ thể là chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc chi trả lương cho công chức qua tài khoản, Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 của Thủ Tướng Chính Phủ, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về Thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Đồng thời, các văn bản luật tạo khung pháp lý cho các hoạt động kinh doanh, phát triển Thẻ thanh toán/Thẻ ghi nợ nội địa đã được ban hành như Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng 2007, Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng 2007, Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng.

Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ tiếp tục được hoàn thiện. Nhà nước thường xuyên cập nhật các xu hướng thị trường để điều chỉnh các quy định pháp lý phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển Thẻ thanh toán. Cụ thể, là việc ban hành Thông tư quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Thơng tư 35) năm 2012 và Thông tư quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an tồn hoạt động của ATM (Thơng tư 36) năm 2013 tạo sân chơi công bằng hơn giữa các tổ chức phát hành thẻ và khách hàng sử dụng thẻ.

Tuy nhiên, các quy định cịn mang tính chung chung, chưa xác lập cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào hoạt động giao dịch Thẻ dẫn đến tâm lý e ngại của người dân khi quyết định mở, sử dụng thẻ.

2.2.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội

Nhận thức của người dân về Thẻ thanh toán/Thẻ ghi nợ nội địa đang dần thay đổi theo chiều hướng tốt thể hiện qua số lượng Thẻ thanh toán phát hành và doanh số giao dịch Thẻ thanh toán tăng dần qua các năm. Cụ thể:

- Số lượng Thẻ Thanh toán phát hành: từ 15,03 triệu thẻ (thẻ nội địa, thẻ quốc tế) năm 2008 tăng lên 54,9 triệu thẻ (thẻ nội địa, thẻ quốc tế, thẻ trả trước) năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 30% (Tạp chí Tài chính số 9, 2013).

- Số lượng Thẻ ghi nợ nội địa phát hành: từ 14 triệu thẻ năm 2008, chiếm 90% tổng số lượng Thẻ thanh toán tăng lên 49,4 triệu thẻ năm 2012, chiếm 90% tổng số

lượng Thẻ thanh tốn, tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 29% (Tạp chí Tài chính số 9, 2013).

- Doanh số giao dịch Thẻ thanh tốn từ 38,510 nghìn tỷ đồng trong năm 2008 tăng lên 262,500 nghìn tỷ đồng trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 195% (Số liệu của Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội thẻ Việt Nam (2008) trích trong Bùi Gia Tuân (2012); Thanh Thanh Lan (2013)).

15,5 57,1 14 49,4 38,51 262,5 0 200 400 600 800 1000

Số lượng Thẻ thanh toán (triệu thẻ lũy kế)

Số lượng Thẻ ghi nợ nội địa (triệu thẻ lũy kế)

Doanh số giao dịch Thẻ thanh tốn (nghìn tỷ đồng)

Năm 2008 Năm 2012

Hình 2.2: Số lượng thẻ, doanh số thẻ năm 2008 và 2012

Tuy nhiên, do thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của đại đa số người dân nên hiện nay chức năng chủ yếu của sản phẩm thẻ vẫn là sử dụng qua hệ thống máy ATM. Người dân vẫn cịn có tâm lý sử dụng thẻ tại ATM do các yếu tố bên ngoài tác động là chủ yếu như đơn vị chi trả lương qua thẻ, có người thân nhiệt tình kêu gọi mở thẻ,…mà chưa nhận thức đây là 1 loại hình dịch vụ tiện lợi, xứng đáng để người dân bỏ ra chi phí và tự tạo thói quen sử dụng hàng ngày như nhiều nước phát triển. Tổng doanh số giao dịch của các thẻ ghi nợ nội địa trong nửa đầu năm 2012 đạt hơn 390.000 tỷ đồng nhưng doanh số rút tiền chiếm tới 84% (Thanh Thanh Lan, 2013).

Thói quen sử dụng tiền mặt vừa là cơ hội cho các tổ chức phát hành thẻ tìm kiếm các chính sách khai thác nguồn khách hàng vẫn còn ở trạng thái tiềm năng trên thị trường vừa là thách thức cho các tổ chức này khi hoạch định chiến lược thu hút được khách hàng mở đăng ký phát hành và sử dụng thẻ.

2.2.1.4 Yếu tố công nghệ

Hiện nay, cơng nghệ phát hành thẻ có 2 xu hướng bao gồm phát hành thẻ chip và phát hành thẻ từ. Công nghệ phát hành thẻ chip trải qua 3 giai đoạn là sản xuất phơi thẻ, gắn chip và cá thể hóa chip. Cơng nghệ phát hành thẻ từ trải qua 2 giai đoạn là sản xuất phơi thẻ và cá thể hóa thẻ.

Sự khác biệt giữa 2 công nghệ phát hành thẻ này nằm ở khả năng lưu trữ và bảo mật thông tin của thẻ. Với thẻ từ thì thơng tin được ghi trên dải từ và có 3 rãnh (track) chứa thơng tin bao gồm Track 1 có thể lưu tối đa 79 ký tự, Track 2 có thể lưu tối đa 40 ký tự và Track 3 có thể lưu tối đa 107 ký tự. Các track chứa các thông tin bao gồm số tài khoản thẻ, mã quốc gia, tên chủ thẻ, ngày hết hạn (Website tổ chức Banknetvn, 2013).

Với thẻ thơng minh, một con chíp máy tính được gắn lên thẻ làm cho khả năng lưu trữ, khả năng bảo mật an tồn thơng tin vượt trội so với thẻ từ, đồng thời hỗ trợ nhiều ứng dụng và đảm bảo an toàn cho các dữ liệu lưu trên thẻ. Ngồi ra thẻ thơng minh rất bền, có tuổi thọ khá cao (các nhà cung cấp cho biết thẻ có thể được đọc và ghi lại tới 10.000 lần trước khi bị hỏng).

Phần lớn các ngân hàng Việt Nam đều đang phát hành thẻ ghi nợ nội địa theo công nghệ thẻ từ do gặp khó khăn về chi phí khi chuyển đổi sang cơng nghệ thẻ chip. Chi phí phát hành thẻ chip nhiều hơn chi phí phát hành thẻ từ vào khoảng 1 USD. Vì vậy, các tổ chức đang phát hành thẻ ghi nợ nội đỉa theo công nghệ chip sẽ có những lợi thế cạnh tranh nhất định.

2.2.1.5 Yếu tố tự nhiên

Việc kinh doanh Thẻ ghi nợ nội địa không tác động đến vấn đề ơ nhiễm mơi trường do ở khía cạnh vật lý, sản phẩm Thẻ có thời hạn sử dụng theo quy định và

thực tế đều dài hạn, từ 3 năm trở lên, giúp cho Ngân hàng MHB không phải đối diện với các vấn đề liên quan đến chất thải.

2.2.2 Phân tích mơi trường vi mơ 2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Trong 52 tổ chức tham gia thị trường thẻ năm 2012, có 45 tổ chức phát hành thẻ ghi nợ nội địa. Theo nguồn từ Báo cáo thương mại điện tử 2012 của Bộ Công thương, Top 10 Ngân hàng dẫn đầu thị trường về phát hành thẻ ghi nợ nội địa tính đến tháng 11/2011:

- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank): 8.411.986 thẻ

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank): 8.315.845 thẻ

- Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank): 6.059.017 thẻ

- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): 5.601.789 thẻ

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): 3.543.044 thẻ

- Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank): 1.490.493 thẻ

- Ngân hàng Quốc tế (VIB): 623.399

- Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín (Sacombank): 537.677 thẻ

- Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank): 417.832 thẻ

- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): 264.366 thẻ

Nếu phân nhóm các tổ chức phát hành thẻ hiện nay dựa trên ma trận các yếu tố tiện ích thẻ và biểu phí dịch vụ thẻ, thị trường thẻ có các nhóm tổ chức phát hành thẻ như sau:

Bảng 2.4: Các nhóm tổ chức phát hành Thẻ ghi nợ nội địa Tiện ích

nhiều Tiện ích trung bình Tiện ích ít Giá cao Techcombank,

Sacombank

MB, Indovinabank, VID public bank

Viet Capital Bank

Giá trung bình

VietinBank SeABank, OceanBank,

MHB, VietABank,

CHOHUNG VINA BANK

Tiện ích

nhiều Tiện ích trung bình Tiện ích ít

Standard Chartered Bank,

HDBank, Navibank,

ABBank,

LienVietPostBank,

Southern Bank, Tienphong bank, Dai A Bank, VRB

Giá thấp Eximbank,

ACB, VCB,

DongA Bank, BIDV, VIB

VBARD,

Maritime Bank, Nam A Bank, SHB, Saigonbank, GPBank, Baoviet Bank,

OCB, PGBank, SCB,

TRUSTBank, Bac A Bank, VPBank, Western Bank (Pvcombank) Shinhanvina bank, Comomwealth Bank, NH Phát triển MeKong, NH Hong Leong Việt Nam,

Nguồn: website của các Ngân hàng

Biểu phí dịch vụ Thẻ: được tính trên 2 loại phí cố định mà khách hàng phải

thanh toán khi đăng ký phát hành thẻ bao gồm phí thường niên và phí phát hành Thẻ ghi nợ nội địa. Nếu một Ngân hàng có nhiều chính sách phí cho Thẻ ghi nợ nội địa, chính sách phí dành cho chủ thẻ chính, phát hành lần đầu tại quầy giao dịch, thời gian lấy Thẻ thơng thường trong vịng 1 tuần sẽ được lựa chọn để tính tốn. Khung biểu phí dịch vụ Thẻ từ miễn phí – 165.000đ, trong đó:

+ Giá cao ở ngưỡng từ 115.500đ – 165.000đ (từ 70% khung biểu phí trở lên). + Giá trung bình ở ngưỡng từ 49.500đ – 115.500đ (từ 30% - 70% khung biểu phí).

+ Giá thấp ở ngưỡng từ 49.500đ trở xuống (dưới 30% khung biểu phí).

Tiện ích: được định nghĩa là 1 tiện ích trên 1 kênh giao dịch. Nếu cùng 1 tiện ích

thoại di động trả trước tại ATM và qua SMS Banking là 2 tiện ích. Khung số lượng tiện ích là từ 7 – 80, trong đó:

+ Tiện ích nhiều ở ngưỡng từ 56 - 80 (trên 70% khung tiện ích).

+ Tiện ích trung bình ở ngưỡng từ 24 - 55 (từ 30 -70% khung tiện ích). + Tiện ích ít ở ngưỡng từ 8 - 23 (dưới 30% khung tiện ích).

Trong hoạt động cạnh tranh, điểm tạo sự khác biệt của các ngân hàng chỉ thể hiện rõ giữa nhóm ngân hàng phát triển khách hàng cao cấp (Techcombank, Sacombank,…) với các tiện ích đa dạng; nhóm ngân hàng phát triển khách hàng bình dân (Agribank,…) với chính sách phí ưu đãi; nhóm ngân hàng nước ngồi phát triển khách hàng làm việc tại đơn vị FDI (Comomwealth Bank).

Tuy nhiên cùng 1 nhóm, giữa các ngân hàng dường như khơng có sự khác biệt. Thẻ được xem là 1 cơng cụ chăm sóc khách hàng nhiều hơn là vai trò của 1 sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro khách hàng chuyển sang đối thủ cạnh tranh.

2.2.2.2 Khách hàng

Dân số Việt Nam là 88,78 triệu người tính đến năm 2012 theo báo cáo của Tổng cục Thống kê. Số dân trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên, 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam) là 52,58 triệu người, chiếm 59%. Tỷ lệ dân số thành thị/nông thôn là 28,81 triệu người/59,97 triệu người.

Bên cạnh đó, các tầng lớp khách hàng được phân loại theo mức thu nhập như sau: Bảng 2.5: Các tầng lớp khách hàng Mức thu nhập của hộ gia đình theo hàng tháng Tầng lớp Chiếm tỷ trọng

9 – 15 triệu đồng A Tầng lớp thượng lưu 6%

7,5 – 15 triệu đồng B Tầng lớp trung lưu 21% 4,5 – 7,5 triệu đồng C 38% 3 – 4,5 triệu đồng D Tầng lớp bình dân 25% 1,5 – 3 triệu đồng E 8% Dưới 1,5 triệu đồng F 2%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long MHB (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)