Thiết bị trợ thính Made for iPhone
Nếu bạn có thiết bị trợ thính Made for iPhone (khả dụng cho iPhone 4s hoặc mới hơn), bạn có thể sử dụng iPhone để điều chỉnh các cài đặt của iPhone cho phù hợp với nhu cầu nghe của bạn.
Điều chỉnh cài đặt thiết bị trợ thính và xem trạng thái. Truy cập Cài đặt > Cài đặt chung > Trợ năng > Thiết bị Trợ thính hoặc đặt Phím tắt Trợ năng để mở Điều khiển Thiết bị Trợ thính. Xem
Phụ lục A Trợ năng 144 Để truy cập phím tắt từ Màn hình khóa, bật Cài đặt > Trợ năng > Thiết bị Trợ thính > Điều khiển trên Màn hình Khóa. Sử dụng các cài đặt để:
• Kiểm tra trạng thái pin của thiết bị trợ thính.
• Điều chỉnh độ cân bằng và âm lượng của micrô xung quanh.
• Chọn thiết bị trợ thính nào (trái, phải hoặc cả hai) sẽ nhận âm thanh truyền phát. • Điều khiển Nghe Trực tiếp.
Sử dụng iPhone làm micrô từ xa. Bạn có thể sử dụng tính năng Nghe Trực tiếp để truyền phát âm thanh từ micrô trong iPhone tới thiết bị trợ thính của bạn. Tính năng này có thể giúp bạn nghe rõ hơn trong một số trường hợp bằng cách đặt iPhone ở gần nguồn âm thanh hơn. Bấm nút Home ba lần, chọn Thiết bị Trợ thính, sau đó chạm Bắt đầu Nghe Trực tiếp.
Truyền phát âm thanh tới thiết bị trợ thính của bạn. Truyền phát âm thanh từ Điện thoại, Siri, Nhạc, Video, v.v. bằng cách chọn thiết bị trợ thính của bạn từ menu AirPlay .
Chế độ Trợ thính
iPhone có Chế độ Trợ thính có thể giúp giảm nhiễu với một số kiểu thiết bị trợ thính khi được kích hoạt. Chế độ Trợ thính làm giảm công suất truyền phát tín hiệu điện thoại di động ở dải tần GSM 1900 MHz và có thể làm giảm mức phủ sóng dữ liệu di động 2G.
Kích hoạt Chế độ Trợ thính. Truy cập Cài đặt > Cài đặt chung > Trợ năng > Thiết bị Trợ thính.
Khả năng tương thích của thiết bị trợ thính
FCC đã chấp nhận các quy tắc về khả năng tương thích với thiết bị trợ thính (HAC) cho điện thoại di động kỹ thuật số. Các quy tắc này yêu cầu kiểm tra và xếp hạng các điện thoại nhất định theo tiêu chuẩn về khả năng tương thích với thiết bị trợ thính của American National Standard Institute (ANSI) C63.19-2007.
Tiêu chuẩn ANSI về khả năng tương thích với thiết bị trợ thính gồm hai loại xếp hạng: • Xếp hạng "M" cho nhiễu tần số vô tuyến giảm để cho phép ghép âm với thiết bị trợ thính
không hoạt động trong chế độ cuộn dây cảm ứng.
• Xếp hạng "T" cho ghép cảm ứng với thiết bị trợ thính hoạt động trong chế độ cuộn dây cảm ứng
Các xếp hạng này được tính theo mức từ một đến bốn, trong đó bốn là mức tương thích nhất. Điện thoại được coi là tương thích với thiết bị trợ thính theo các quy tắc của FCC nếu nó được xếp hạng M3 hoặc M4 đối với khả năng ghép âm và T3 hoặc T4 đối với khả năng ghép cảm ứng.
Để biết các xếp hạng về khả năng tương thích với thiết bị trợ thính của iPhone, hãy xem
www.apple.com/support/hac.
Mức xếp hạng về độ tương thích với thiết bị trợ thính không bảo đảm rằng một thiết bị trợ thính cụ thể sẽ làm việc với một điện thoại cụ thể. Một số thiết bị trợ thính có thể hoạt động tốt với điện thoại không đáp ứng được các xếp hạng cụ thể. Để đảm bảo khả năng tương thích giữa thiết bị trợ thính và điện thoại, hãy thử sử dụng chúng cùng nhau trước khi mua.
Phụ lục A Trợ năng 145 Điện thoại này đã được kiểm tra và xếp hạng để sử dụng với thiết bị trợ thính cho một số công nghệ không dây mà nó sử dụng. Tuy nhiên, có thể có một số công nghệ không dây mới hơn được sử dụng trong điện thoại này chưa được kiểm tra để sử dụng với thiết bị trợ thính. Điều quan trọng là hãy thử kỹ các tính năng khác nhau của điện thoại này và tại các địa điểm khác nhau, sử dụng thiết bị trợ thính của bạn hoặc ốc tai cấy ghép để xác định xem bạn có nghe thấy tiếng ồn gây nhiễu nào không. Tham khảo nhà cung cấp dịch vụ của bạn hoặc Apple để biết thông tin về khả năng tương thích của thiết bị trợ thính. Nếu bạn có câu hỏi về chính sách trả hàng hoặc đổi hàng, hãy tham khảo nhà cung cấp dịch vụ của bạn hoặc nhà bán lẻ điện thoại.