TẬP LÀM VĂN: (Chỉ soạn một số dạng) 1 Tả cảnh:

Một phần của tài liệu giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 5 tiểu học (Trang 25 - 27)

1. Tả cảnh:

Dàn ý chung:

a) Đề 1: Tả ngôi trường gắn bó với em trong những năm qua.

- Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay con đường định tả.

- Mở bài theo kiểu gián tiếp: Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn bó với cảnh vật quê hương. Đây là con đường mà em đã cùng bạn bè đạp xe tíu tít đến trường. Kia là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều cùng tắm. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất đối với em vẫn là ngôi trường mến yêu - ngôi trường Tiểu học đã gắn bó với em trong suốt những năm qua. (giới thiệu những cảnh vật gắn với những kỉ niệm tuổi thơ rồi mới dẫn ra ngôi trường định kể.)

- Thân bài: nêu được câu mở đoạn có thể nêu ý của toàn đoạn: 25

A. Mở bài:

- Trước tiên giới thiệu những cảnh vật gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, sau đó sẽ giới thiệu cảnh định tả.

B. Thân bài:

- Tả bao quát cảnh: những nét chung, những nét nởi bật, đặc sắc. - Tả chi tiết từng bộ phận cảnh theo trình tự hợp lí:

+ Từ xa đến gần hoặc ngược lại.

+ Từ trên cao xuống thấp hoặc ngược lại.

- Kết hợp tả người hoặc vật có liên quan đến cảnh.

C. Kết bài:

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về cảnh

+ Câu mở đoạn của đoạn 1: lần đầu tiên mẹ đưa đến trường, em có cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp khi mình được học một ngôi trường khang trang.

▪ Em còn nhớ lần đầu tiên mẹ đưa em đến trường để xin vào học lớp 1.

▪ Đứng bên ngoài, em hồi hộp ngắm nhìn ngôi trường rộng hơn rất nhiều so với ngôi trường thời mẫu giáo em học trước kia.

▪ Cổng trường cao với những cánh cửa sắt sơn xanh.

▪ Trên biển nổi bật hàng chữ lớn: Trường Tiểu học Ngã Năm 1.

+ Câu mở đoạn của đoạn 2: Ngôi trường của em có khuôn viên rất rộng. ▪ Trường em có diện tích trên 1 héc - ta.

▪ Hai dãy phòng học hai tầng và dãy phòng dành riêng cho Ban Giám hiệu và Hội trường xếp thành hình chữ U, ở giữa sân trường có lát xi măng sạch sẽ.

▪ Nhìn thẳng vào sân trường là cây cột cờ thất cao, có lá cờ đỏ saovàng tung bay phấp phới trong gió làm em thích thú.

▪ Hai bên lối đi vào sân trường là hai vườn cây, nhà trường trồng nhiều loại cây. Những cây rừa với bộ rể um tùm trông giống bộ râu của các cụ già, các cây cha với những chiếc lá nhìn y hệt hình trái tim, kế bên là hàng dương vươn thẳng lên bầu trời xanh, những chiếc lá của cây dương trông giống những cây kim của bà khâu áo.

▪ Sân trường thật rộng lớn và được trán bằng xi măng nên rất sạch sẽ.

▪ Trong sân trường có 6 bồn hoa, mỗi bồn hoa trồng các cây cau kiểng và các cây phượng vĩ.Những chùm phượng vĩ đỏ chon chót còn sót lại sau mấy tháng hè.

▪ Cạnh những bồn hoa là hai nàng liễu đang e thẹn như đang chải chuốt mái tóc của mình trông ánh nắng mai.

▪ Xung quanh trường được bao bọc bởi một hàng rào rất vững chắc.

+ Câu mở đoạn của đoạn 3: Điều làm em ấn tượng nhất là hai dãy phòng học.

▪ Em bược vào lớp. Phòng học rộng và sáng với ba dãy bàn xinh xinh được xếp ngay ngắn. ▪ Bảng lớp mới tinh, màu xanh đậm, có kẻ ô vuông.

▪ Phía trên là ảnh Bác Hồ, Bác tươi cười nhìn chúng em với đôi mắt sáng và hiền lành. ▪ Bốn bên tường là những khẩu hiệu: “Học, học nữa, học mãi”; “hhọc đi đôi với hành”... ▪ lớp nào cũng có 6 bóng đèn và 2 chiếc quạt trần....

- Kết bài theo kiểu mở rộng: Em rất yêu quý ngôi trường của em vì em đã gắn bó với nó suốt thời Tiểu học, có thầy cô, cố bạn bè. Sáng nào em đi học em cũng thấy ngôi trường rất sạch đẹp. Em biết đấy là nhờ công quét dọn hằng ngày của bác lao công làm vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để ngôi trường luôn sạch, đẹp. Phải cố gắn học tập thật giỏi để không phụ công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo.

b) Đề 2: Tả quang cảnh buổi bình minh trên quê em.

- Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay buổi bình minh trên quê em.

- Mở bài theo kiểu gián tiếp: Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm đáng nhớ về cảnh vật quê hương. Đây là con sông mà chúng em vẫn hay ngồi trên bờ đê ngắm trăng vào buổi tối. Kia là cánh đồng mà mỗi buổi trưa hè em thường lội ruộng đem cơm cho cha mẹ khi đi học về. Nhưng thú vị và đáng nhớ nhất đối với em khi em được chiêm ngưỡng một buổi bình minh rực rỡ và tràn đầy sức sống trên quê hương em.

- Thân bài: nêu được câu mở đoạn có thể nêu ý của toàn đoạn:

+ Câu mở đoạn của đoạn 1: Khi mùa xuân về, lúc sáng sớm, khí trời se se lạnh. (Tả quang cảnh lúc mặt trời chưa mọc).

▪ Bầu trời khoác chiếc áo xám xịt.

▪ Trên không, những đám mây trắng đục với những hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. ▪ Gió thoảng khẽ lay cành lá để lộ những giọt sương mai trong trắng.

▪ Cả làng sớm còn bồng bềnh trong sương sớm.

▪ Ở phía đông, mặt trời mới thức dậy còn chưa chui ra khỏi gian nhà lửa trong không gian để chiếu những tia sáng ấm áp cho nhân gian.

▪ Ánh đèn từ những ngôi nhà thức sớm đã vội vả vụt tắt.

▪ Thay vào đó là khói bếp từ các mái nhà tranh lan tỏa hòa quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rộng rồi lan tỏa nhanh trên khắp cánh đồng.

▪ Ở đây, lúa đang thì con gái mơn mởn ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện.

▪ Nhìn xa, cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ xanh rờn, nhấp nhô theo làn gió nhẹ.

▪ Thỉnh thoảng em lại bắt gặp các gia đình nhà cò đang chuẩn bị cho mình bửa ăn sáng. Chúng đang bay dập dờn trong không gian theo hình chữ V.

▪ Những bông hoa dại đang đắm chìm trong màn sương mát lạnh nên vội vả đua nhau tỏa ngát hương thơm.

▪ Em say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức.

+ Câu mở đoạn của đoạn 2: Khi ông mặt trời hiện ra thì cảnh làng quê sáng và nhộn nhịp hơn. (tả quang cảnh lúc mặt trời mọc).

▪ Mặt trời đã mọc tròn xoe, ửng hồng nhưng vẫn còn e ấp sau rặng tre già, tỏa ánh sáng như hình rẽ quạt nhiều màu sắc lấp lánh.

▪ Đến khi ông mặt trời đã thực sự hiện rực rỡ, ánh sáng vàng tươi chiếu xuống thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh.

▪ Ánh sáng chiếu vào các giọt sương còn động lại trên những chiếc lá tạo nên vẻ lấp lánh như những hạt kim cương quý.

▪ Dưới dòng kênh, ánh mặt trời phản chiếu xuống tạo thành dòng nước bạc lấp loáng. ▪ Thỉnh thoảng, vài chú cá đớp móng rồi lặng xuống biệt tăm để lại những vòng tròn lan xa. ▪ Cánh đồng lũa đã tràn ngập ánh nắng và rộn rã mọi âm thanh, tiếng động.

▪ Tiếng nói chuyện í ớ của các bác nông dân đi ra đồng.

▪ Đằng xa, em đã thấy thấp thoáng các cô gái dặm lúa với những chiếc áo bà ba đen duyên dáng.

▪ Đường làng xe cộ, mọi người đi lại đông đúc hơn. Tiếng máy nổ giòn giã, tiếng rao hàng văng vẳng bên tai.

▪ Ngày mới đang bắt đầu trên quê em.

- Kết bài theo kiểu mở rộng: Em rất thích được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày xuân trên quê hương mình. Em được sống trong cảnh đẹp và thanh bình chính là nhờ công lao của cha ông xưa đã hi sinh để đấu tranh và bảo vệ đất nước. Em tự hứa sẽ cố gắng học thật giỏi, rèn luyện thật tốt để mai sau góp phần làm cho quê hương càng giàu đẹp hơn.

2. Tả người:

Dàn ý chung:

a) Đề 1: Tả thầy giáo đang giảng bài.

Một phần của tài liệu giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 5 tiểu học (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w