Hình ảnh chạy thử mơ hình thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời áp mái cho tòa nhà văn phòng có công suất 20 kwp (Trang 70 - 72)

5.6 CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, nhất là nguồn Điện Mặt Trời ở Việt Nam đang được Nhà nước khuyến khích mạnh bằng nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ. Đây là định hướng đúng đắn, phù hợp cho phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.

Song với những lợi ích khơng thể phủ nhận của nguồn Điện Mặt Trời, chúng lại có đặc điểm là phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, ảnh hưởng của thời tiết, mây mù, giông bão... Thực tế cho thấy, các nguồn Điện Mặt Trời chỉ làm việc hiệu quả vài giờ trong ngày. Nếu không có thiết bị pin dự trữ để phát lại điện vào chiều tối và ban đêm thì coi như nguồn Điện Mặt Trời chỉ làm việc hiệu quả khoảng 8 giờ/ngày, và chỉ có công suất cực đại vào buổi trưa, khi mặt trời lên cao nhất. Cịn những ngày mưa gió, mây mù thì cơng suất không đáng kể.

Có thể thấy, với đặc điểm thay đổi công suất nhanh, khơng kiểm sốt, điều khiển được khi thời tiết thay đổi, Điện Mặt Trời sẽ gây ra dao động lớn với hệ thống điện theo biến thiên của cường độ bức xạ của Mặt trời. Nếu các nguồn điện khác không để thay thế tại các thời điểm đó, hoặc các nguồn điện hiện có không được điều chỉnh tăng (hay giảm) công suất kịp thời để bù - trừ trong khi có Điện Mặt Trời tham gia, hệ thống điện sẽ mất cân bằng nguồn cấp và phụ tải tiêu thụ. Khi đó, điện áp và tần số hệ thống điện sẽ trượt ra ngoài chỉ số định mức cho phép và các hệ thống bảo vệ sẽ tác động, dẫn đến hậu quả rã lưới, mất điện trên diện rộng.

Như vậy, cần có nguồn điện dự phòng khác để huy động khi nguồn Điện Mặt Trời biến thiên nhanh, hoặc đột ngột dừng. Đồng thời, nhằm đảm bảo cho hệ thống điện vận hành an tồn, khơng sụt điện áp, tần số thì cần có lượng cơng suất sẵn sàng gần tương đương với tổng các nguồn Điện Mặt Trời tham gia.

Để có thể chủ động điều khiển các nguồn điện thay thế, hoặc điều khiển chính các nguồn Điện Mặt Trời khi có hiện tượng bất thường trên hệ thống điện, đơn vị vận hành hệ thống điện cần phải có biện pháp, cơng cụ, năng lực dự báo chính xác sự tăng giảm bức xạ mặt trời trong ngày, trong tuần... để ước lượng công suất phát của Điện Mặt Trời ngay cả khi đã có đủ nguồn dự phòng nhằm đảm bảo cho toàn bộ lưới điện hoạt động an toàn và ổn định.

5.6.1 Giải pháp hệ thống giám sát từ xa (SSOC)

Giải pháp hệ thống giám sát từ xa (SSOC)

Ưu điểm của giải pháp:

- Người dùng có thể dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi trên tất cả thiết bị có kết nối internet

- Thơng tin về tình trạng hệ thống được đo bởi các cảm biến và được đảm bảo cập nhật liên tục vì sử dụng cả 2 loại kết nối có dây (Ethernet) và không dây (GSM). Chức năng tự động sao lưu giúp cho SSOC™ có khả năng đồng bộ hệ thống dữ liệu, đưa ra dự báo và hướng khắc phục sự cố thông minh. Người vận hành có thể giám sát hoạt động của hệ thống mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời áp mái cho tòa nhà văn phòng có công suất 20 kwp (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)