3. Triết học Mác-Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ
3.3. Triết học Mác-Lênin là cơ sở lý luận khoa học của đối mới tư duy lý luận
luận
Trong quá trình đổi mới, nếu khơng bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận thì đổi mới trong thực tiễn sẽ rất lúng túng, rơi vào trạng thái tự phát. Đổi mới tư duy lý luận có liên hệ gì với triết học Mác - Lênin ?
Thứ nhất, triết học Mác - Lênin đã đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức. Trước C.Mác, một số nhà triết học đã đưa phạm trù thực tiễn vào trong triết học của mình nhưng họ chưa thấy được vai trị to lớn của thực tiễn đối với q trình nhận thức của con người. Đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, C. Mác và Ph. Ăngghen đã làm cho triết học mácxít hơn hẳn về chất so với các nền triết học trước đó. Trong Bút ký triết học, V.I.Lênin nhận định: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm khơng những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp". Mọi nhận thức của con người cần phải xuất phát từ thực tiễn; thực tiễn cung cấp cho con người "tài liệu thực tế", "tạo ra nhu cầu" ni dưỡng và thúc đẩy q trình nhận thức của con người; đồng thời, thực tiễn cũng là động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn, là thước đo tính chân thực của nhận thức. Các hoạt động thực tiễn phong phú: sản xuất vật chất; hoạt động cải biến chính trị - xã hội; thực nghiệm khoa học ln để ra những động lực mới cho nhận thức của con người phát triển. Nói cách khác, thực tiễn đã đặt ra các vấn đề, thôi thúc con người phải suy tư, trăn trở và tìm cách giải quyết. Nghiên cứu về thực tiễn và vai trò của thực tiễn trong triết học Mác - Lênin, bài học phương pháp luận quan trọng được rút ra là: xuất phát từ thực tiễn và tôn trọng thực tiễn, thường xuyên tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận. Trên nền tảng lý luận khoa học về thực tiễn của triết học Mác-Lênin, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật" - nghĩa là xuất phát từ thực tiễn của đất nước để lựa chọn đường lối đổi mới phù hợp với nhu cầu phát triển và xu hướng của lịch sử.
Thứ hai, triết học Mác-Lênin đã xây dựng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Đây là nguyên tắc nhận thức nói chung nằm trong hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật. Nguyên tắc này yêu cầu: lý luận phải xuất
phát từ thực tiễn; lý luận phải phản ánh trung thực đối tượng như vốn có; lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn; lý luận phải đóng vai trị chỉ đạo, dẫn đường cho thực tiễn; lý luận phải không ngừng được bổ sung, đổi mới, phát triển để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh khẳng định: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà khơng có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.
Thực tiễn trước năm 1986, mơ hình kinh tế quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhân dân ở nhiều địa phương táo bạo “phá rào" trong sản xuất. Điển hình là khốn ở Hải Phịng và Vĩnh Phúc năm 1980; khốn ở xí nghiệp đánh cả Cơn Đảo - Vũng Tàu; khốn ở cơng ty xe khách Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tiễn “phá rào" đã đặt ra động lực phát triển mới cho nền kinh tế, không chỉ làm thức tỉnh cả một nền kinh tế vốn ì ạch lâu nay mà còn làm “thức tỉnh" ở cả trung ương, đặt ra vấn đề cấp bách tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận mới, đặc biệt là vấn đề về xây dựng mơ hình kinh tế.
Trên cơ sở lý luận của triết học Mác - Lênin về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Đảng ta đã nghiêm túc xuất phát từ thực tiễn, coi trọng thực tiễn, thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung và hoàn thiện lý luận. Đảng rút ra bài học: “Phải tôn trọng quy luật khách quan. Coi sự phát triển của thực tiễn là yêu cầu và cơ sở để đổi mới tư duy lý luận, đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phải xuất phát từ thực tiễn. Phải bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới". Đây chính là sự vận dụng sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới.
Kể từ khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tỏ rõ tính ưu việt của một mơ hình xã hội mới do con người, vì hạnh phúc con người. Tuy nhiên, mơ hình chủ nghĩa xã hội hiện thực, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã bộc lộ những hạn chế của nó mà nổi bật nhất là một cơ chế quản lý kinh tế - xã hội mang tính tập trung, quan liêu, bao cấp. Chính trong tình trạng hiện nay,
cần phải có một cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng để lý giải, phân tích sự khủng hoảng, xu thế phát triển của chủ nghĩa xã hội thế giới và phương hướng khắc phục để phát triển.
Sự nghiệp đổi mới toàn diện ở Việt Nam tất yếu phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, trong đó hạt nhân là phép biện chứng duy vật. Cơng cuộc đổi mới tồn diện xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa được mở đường bằng đổi mới tư duy lý luận, trong đó có vai trị của triết học Mác - Lênin. Triết học phải góp phần tìm được lời giải đáp về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời qua thực tiễn để bổ sung, phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội.
Vai trò của triết học Mác - Lênin rất quan trọng cịn do chính u cầu đổi mới nhận thức triết học hiện nay. Bên cạnh mặt tích cực khơng thể phủ nhận, việc nhận thức và vận dụng lý luận Mác - Lênin, trong đó có triết học Mác - Lênin, sau một thời gian dài mắc phải giáo điều, xơ cứng, lạc hậu, bất cập, là một trong những nguyên nhân của sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới. Nhiều vấn đề lý luận, do những hạn chế của điều kiện lịch sử mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chưa luận giải một cách đầy đủ hoặc chưa thể dự báo hết. Do đó, việc tiếp tục bổ sung, đổi mới là nhu cầu tự thân và bức thiết của triết học Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay.
Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin thể hiện đặc biệt rõ đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đó là đổi mới tư duy. Nếu khơng có đổi mới tư duy, nhất là tư duy lý luận, thì sẽ khơng có sự nghiệp đổi mới. Triết học Mác - Lênin là nền tảng, cơ sở cho quá trình đổi mới tư duy ở Việt Nam. Một trong những điểm nhấn của thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác - Lênin chính là vấn đề thực tiễn, đó là phương pháp biện chứng, đó là sự vận động biến đổi khơng ngừng của thế giới. Đó chính là những yếu tố đã góp phần xây dựng lý luận về đổi mới, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ, về xây dựng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, về mơ hình chủ nghĩa xã hội, về các bước, cách thức đi lên chủ nghĩa xã hội, v.v. Đó chính là thế giới quan mới của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
Thế giới quan triết học Mác - Lênin đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam nhìn nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới, bối cảnh mới, trong điều kiện, hoàn cảnh chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu, chủ nghĩa tư bản khơng những khơng sụp đổ mà cịn có sự phát triển mạnh mẽ hơn thế. Nói tóm lại, thế giới quan triết học Mác - Lênin đã giúp chúng ta nhìn nhận đánh giá bối cảnh mới, đánh giá cục diện thế giới, các mối quan hệ quốc tế, xu hướng thời đại, thực trạng tình hình đất nước và con đường phát triển trong tương lai. Thế giới quan triết học Mác - Lênin đã chỉ ra logic tất yếu của sự phát triển xã hội loài người là chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa tư bản trước sau cũng sẽ được thay thế bởi một chế độ tốt hơn, công bằng hơn; con người được phát triển toàn diện. Thế giới quan triết học Mác - Lênin đã giúp xác định tính đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nếu như thế giới quan triết học Mác - Lênin giúp chúng ta xác định con đường, bước đi, thì phương pháp luận của triết học Mác - Lênin giúp chúng ta giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực tiễn đổi mới hơn 30 năm qua. Đó khơng chỉ là những vấn đề, điều kiện cụ thể của Việt Nam, mà còn là những vấn đề, thực tiễn chung của thế giới, của tồn cầu hóa, của phát triển khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, của hội nhập quốc tế. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, chúng ta đã giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản của quá trình đổi mới như mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội; mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, đây là mối quan hệ cốt lõi, mang tính nền tảng cho việc giải quyết các mối quan hệ khác.
Như vậy, bước vào thế kỷ XXI, những điều kiện lịch sử mới đã quy định vai trò của triết học Mác - Lênin ngày càng tăng. Điều đó địi hỏi phải bảo vệ, phát triển triết học Mác - Lênin để phát huy tác dụng và sức sống của nó đối với thời đại và đất nước.
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận dựa trên những cơ sở lý luận chung, phương pháp luận và quan điểm thế giới quan của triết học Mác - Lênin, phối hợp với tài liệu tham khảo bao gồm sách, báo, các bài luận văn và thông tin đa dạng trên phương diện truyền thơng tun truyền nói về tầm quan trọng của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung được chia cụ thể thành hai phần chính. Phần một là nêu tổng quát về triết học Mác - Lênin, bao gồm khái niệm, các đối tượng nghiên cứu và chức năng quan trọng. Phần hai bắt đầu phân tích và làm rõ cơng cuộc định hướng xã hội, xây dựng sự nghiệp đổi mới khi áp dụng các chức năng của triết học Mác - Lênin.
Thứ nhất, triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn. Các nguyên lý, phạm trù, quy luật của triết học Mác - Lênin giúp con người khi nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn xuất phát từ một lập trường vững chắc, khoa học, dự báo được phương hướng vận động, phát triển chung của đối tượng. Để có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề cụ thể, phải luôn xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cần tránh hai thái cực sai lầm. Theo tinh thần của triết học Mác - Lênin, mỗi nguyên lý chung đều phải được xem xét theo quan điểm lịch sử; gắn liền với các nguyên lý khác, gắn liền với kinh nghiệm cụ thể của lịch sử.
Thứ hai, triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ. Triết học Mác - Lênin đóng vai trị là cơ sở lý - luận, phương pháp luận cho các phát minh khoa học, cho sự tích hợp, truyền bá tri thức khoa học hiện đại và phân tích xu hướng vận động, phát triển của thế giới trong bối cảnh tồn cầu hóa. Những vấn đề mới của hệ thống tri thức khoa học hiện đại cũng đặt ra yêu cầu đối với triết học Mác - Lênin phải có bước phát triển mới để khái quát, tổng kết những thành tựu đó. Bên cạnh đó, chủ nghĩa Mác - Lênin là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và các biện chứng. Nó khơng chỉ là thế
giới quan mà còn là phương pháp luận biện chứng duy vật. Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng là lý luận khoa học và cách mạng soi đường cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại. Triết học Mác - Lênin ở đây là đóng vai trị là khơng chỉ định hướng về mặt nhận thức mà nó giúp con người làm cải tạo thế giới theo hướng văn minh tiến bộ.
Thứ ba, triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới toàn diện ở Việt Nam tất yếu phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, trong đó hạt nhân là phép biện chứng duy vật. Việc tiếp tục bổ sung, đổi mới là nhu cầu tự thân và bức thiết của triết học Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết thể hiện đặc biệt rõ đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, đó là đổi mới tư duy. Điểm nhấn của thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác - Lênin chính là vấn đề thực tiễn, đó là phương pháp biện chứng, đó là sự vận động biến đổi khơng ngừng của thế giới. Thế giới quan giúp chúng ta nhìn nhận đánh giá bối cảnh mới, đánh giá cục diện thế giới, các mối quan hệ quốc tế, xu hướng thời đại, thực trạng tình hình đất nước và con đường phát triển trong tương lai. Còn phương pháp luận giúp chúng ta giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực tiễn đổi mới hơn 30 năm qua.
Tóm lại, các ý tưởng đổi mới đất nước, con người và tổ chức thực hiện ở Việt Nam theo những mục tiêu nhất định: làm cho đời sống xã hội ngày càng tốt đẹp văn minh, đổi mới hoàn thiện và đồng bộ nhất các tư duy lý luận, trong đó tư duy triết học là chìa khóa phương pháp luận khoa học. Từ những thành công của chúng ta suốt thời gian đổi mới vừa qua, có thể khẳng định rằng: Triết học Mác - Lênin có vai trị đặc biệt quan trọng và vô cùng to lớn đối với đời sống xã hội và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, (dùng trong các
trường Đại học), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
[2] Lytuong.net (28/02/2022), Triết học Mác – Lênin là gì? Khái niệm, đối tượng và chức năng. Truy cập từ:
https://lytuong.net/triet-hoc-mac-lenin-la-gi/
[3] Lan Anh (21/01/2022), Tồn cầu hóa là gì? Biểu hiện và tác động của tồn cầu hóa. Truy cập từ:
https://eduboston.vn/toan-cau-hoa-la-gi-bieu-hien-va-tac-dong-cua-toan-cau-hoa
[4] Viện Triết học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (10/10/2018), Về vai trị của triết học trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay. Truy cập từ:
http://philosophy.vass.gov.vn/chinh-tri-xa-hoi/Ve-vai-tro-cua-triet-hoc-trong-giai- doan-toan-cau-hoa-hien-nay-132.0
[5] Đinh Thị Phượng (06/11/2019), Vai trị của Triết học Mác – Lênin trong cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Truy cập từ:
https://123docz.net/document/6903660-vai-tro-cua-triet-hoc-mac-lenin-trong-cong- cuoc-doi-moi-o-viet-nam-hien-nay.htm
[6] Phạm Thị Thu Thủy (26/06/2021), Vai trò của Triết học Mác – Lênin ở Việt Nam hiện nay. Truy cập từ:
https://123docz.net/document/8792544-vai-tro-cua-triet-hoc-mac-lenin-o-viet-nam- hien-nay.htm