Phân tích tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại công ty TNHH thương mại và thực phẩm hoàng gia (Trang 25 - 32)

Bảo quản, dự trữ Bán ra Tổ chức thu mua

Công ty đã sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỉ lệ, tính toán chênh lệch số đầu kì và cuối kì cả về số tuyệt đối và tương đối các khoản mục tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, để đánh giá khái quát được cơ cấu tài sản và nguồn vốn như vậy có hợp lí hay không, nhằm đưa ra các quyết định quản trị phù hợp.

Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, giai đoạn phát triển và tình hình nền kinh tế tài chính mà mỗi doanh nghiệp có cách thức huy động, tổ chức và sử dụng nguồn vốn khác nhau, đảm bảo có hiệu quả nhất. Qua bảng cho ta cái nhìn tổng quát về tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty qua hai năm 2010 và 2011

Qua bảng phân tích, ta có thể đánh giá khái quát trên một số mặt sau: Số liệu tại bảng cân đối kế toán trên ta thấy tổng số tài sản bằng tổng số nguồn vốn. Điều này đảm bảo cho tính cân bằng trong hạch toán kế toán và là đảm bảo bước đầu cho báo cáo tài chính phản ánh đúng và trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nhìn chung, so với đầu năm 2011 tổng tài sản của Công ty TNHH-TM Thực phẩm Hoàng Gia hiện đang quản lý và sử dụng giảm là 44.942 triệu đồng tương đương với mức giảm là 52.59%. Như vậy về quy mô tài sản của Công ty đã giảm đi một lượng đáng kể.

Bảng 2.1 Tình hình tài sản của công ty qua 2 năm 2010 và 2011 Năm 2010 2011 So sánh Chênh lệch 11/10(%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 84,678 39,772 -44,906 -53.03

I.Tiền và các khoản tương đương tiền 12,671 11,052 -1,619 -12.78

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0.00

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 39,875 15,131 -24,744 -62.05

Phải thu khách hàng 39,375 14,591 -24,784 -62.94

Trả trước cho người bán 500 540 40 8.00

IV. Hàng tồn kho 30,767 12,816 -17,951 -58.34

1. Hàng tồn kho 30,767 12,816 -17,951 -58.34

V. Tài sản ngắn hạn khác 1,365 773 -592 -43.37

1. Thuế GTGT được khấu trừ 1,351 686 -665 -49.22

2. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 13 13 0.00

3. Tài sản ngắng hạn khác 14 74 60 428.57

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 776 740 -36 -4.64

I. Tài sản cố định 520 725 205 39.42

1. Nguyên giá 627 950 323 51.52

2. Giá trị hao mòn lũy kế -107 -225 -118 110.28

II. Tài sản dài hạn khác 256 15 -241 -94.14

Tài sản dài hạn khác 256 15 -241 -94.14

TỔNG TÀI SẢN 85,454 40,512 -44,942 -52.59

Bảng 2.2 Tình hình nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2010 và 2011 Năm 2010 2011 So sánh Chênh lệch 11/10(%) NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 76,058 30,967 -45,091 -59.29 Vay ngắn hạn 0 0.00

Phải trả cho người bán 76,055 23,242 -52,813 -69.44

Người mua trả tiền trước 7,725 7,725 0.00

Thuế và các khoản nộp nhà nước 3 -3 -100.00

Các khoản phải trả ngắn hạn khác 0 0.00

II. Nợ dài hạn 0 0.00

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 9,396 9,545 149 1.59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Vốn chủ sở hữu 9,000 9,000 0 0.00

Vốn đầu tư chủ sở hữu 0 0.00

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 396 545 149 37.63

II. Các quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 0.00

TỔNG NGUÔN VỐN 85,454 40,512 -44,942 -52.59

Phần tài sản

+ Tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2011 giảm đi 53,03% tương đương với 44.906 triệu đồng nguyên nhân do:

Hàng tồn kho giảm 58,34% tương đương 17.951 triệu đồng. Lượng dự trữ hàng hóa tồn kho là giảm trong kỳ do công ty nhận được đươn đặt hàng và xuất bán cho khách hàng ngay. Vì vậy công ty nên chú ý hơn đến tỉ lệ dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty.

Tiếp đó là khoản phải thu khách hàng cũng giảm 62,94% tương đương 24.784 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ là công ty đã tăng cường thu hồi các khoản phải thu của khách hàng. Điều này chứng tỏ công ty đã bị chiếm dụng vốn chư thu hồi lại được. Do vậy công ty cần phải có nhiều biện pháp để tăng cường các khoản thu hồi nợ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Lượng tiền mặt trong quỹ giảm xuống 12,58% tương đương với số tiền 1.619 triệu đồng là do công ty phải trả lãi và một phần gốc lãi vay, huy động tiền vào hoạt động kinh doanh trong kỳ.

+ Tài sản ngắn hạn khác cũng giảm 43,37% tương đương 592 triệu đồng. Tuy nhiên, giảm tài sản lưu động khác là một điều đáng mừng vì đây là các khoản mục chờ quyết toán như tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển, các khoản thế chấp ký cược.

+ Tài sản dài hạn và tài sản cố định khác giảm 4,64% tương đương 36 triệu đồng. Điều này chứng tỏ năm 2011 công ty chưa chú trọng vào đầu tư đổi mới mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh nên tài sản mua sắm năm trước tính vào hao mòn lũy kế.

Phần nguồn vốn

+ Nợ phải trả của công ty giảm đi so với năm 2010 là 59,29% tương đương 45.091 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong kỳ công ty đã trả nợ cho người bán là 52.813 triệu đồng tương ứng giảm 69,44% tăng cường thanh toán các khoản nợ các nhà cung cấp, phân phối và thanh toán tiền hàng cho khách hàng đã đặt trước tiền cho công ty.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia tăng lên 1,59% tương ứng là 149 triệu đồng so với cùng kỳ. Do tăng phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và để vào nguồn vốn để tăng khả năng tự chủ cho công ty

Nhìn vào bảng phân tích BCĐKT theo chiều ngang, ta chỉ có thể thấy tình hình biến động tăng lên hay giảm xuống giữa các khoản mục từ cuối năm so với đầu năm mà không nhận thấy được mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng tài sản (tổng nguồn vốn). Do đó, ta tiến hành phân tích BCĐKT theo chiều dọc nghĩa là tất cả các khoản mục (chỉ tiêu) đều được đem so với tổng số tài sản hoặc tổng nguồn vốn, để xác định mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng khoản mục trong tổng số. Qua đó ta có thể đánh giá biến động so với quy mô chung, giữa cuối năm so với đầu kỳ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại công ty TNHH thương mại và thực phẩm hoàng gia (Trang 25 - 32)