Phân tích ngành

Một phần của tài liệu Sách thị trường chứng khoán Học viện Tài Chính (Trang 107 - 108)

Bƣớc thứ hai trong quy trình phân tích là xác định ngành sẽ phát đạt trong nền kinh tế để đầu tƣ nhiều hơn vào đó. Nhìn chung, triển vọng của một ngành trong môi trƣờng kinh doanh quyết định kết quả mà mỗi công ty có thể có đƣợc, vì vậy phân tích ngành nên đƣợc tiến hành trƣớc khi phân tích công ty. Nếu công ty hoạt động trong một ngành kém phát triển thì ngay cả khi công ty hoạt động tốt nhất trong ngành đó cũng có triển vọng đầu tƣ kém.

Những lý do khiến ta phải phân tích hoạt động toàn ngành trƣớc khi phân tích từng loại chứng khoán riêng lẻ là:

- Tại một thời điểm nào đó, lợi suất của các ngành sẽ khác nhau, do đó khi phân tích ngành, nhà đầu tƣ sẽ chọn đƣợc những ngành có lợi suất cao để đầu tƣ.

- Ngay trong một ngành thì lợi suất thu nhập cũng không ổn định. Một ngành hoạt động tốt tại một thời điểm nào đó thì cũng không có nghĩa nó sẽ hoạt động tốt trong tƣơng lai. Vì vậy, phải luôn theo dõi động thái hoạt động toàn ngành để tìm cơ hội đầu tƣ và rút vốn đầu tƣ đúng lúc.

- Vào cùng một thời điểm, các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau. Do đó, cần đánh giá mức độ rủi ro của ngành để xác định mức lợi suất đầu tƣ tƣơng xứng cần phải có.

- Rủi ro của mỗi ngành có sự biến động không nhiều theo thời gian, do vậy có thể phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro của nó trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Sách thị trường chứng khoán Học viện Tài Chính (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)