CHƯƠNG 1 : Cơ sở lý luận về Marketing du lịch địa phương
1.4 Hoạt động marketing du lịch địa phương
1.4.2.7 Quản trị minh chứng vật chất và thiết kế
Minh chứng vật chất, bắt nguồn từ 5 giác quan: Thị giác (đặc biệt là màu sắc và thẩm mỹ), âm thanh, mùi hương, cảm ứng và sự vị giác. Sử dụng cho các minh chứng vật chất được đề xuất bởi Hoffman và Bateson, 1997 có liên quan đến du lịch và lữ hành. Minh chứng vật chất đóng vai trị thay thế việc sử dụng “Gói” cho các sản phẩm dựa trên các hàng hóa vật chất. Nó truyền thơng điệp về vị trí, chất lượng và sự khác biệt, và nó giúp cho cả thiết kế và đáp ứng trong mong đợi của du khách. Minh chứng vật chất có thể được sử dụng để tạo thuận lợi cho q trình cung cấp dịch vụ. Ví dụ: bố trí biển báo có ảnh hưởng đến khách hàng. Sức mạnh mà thiết kế bên ngoài và bên trong của các tòa nhà ảnh hưởng đến khách hàng và nhân viên ngày càng được công nhận trong mọi lĩnh vực du lịch và lữ hành. Việc sử dụng nó trong truyền thơng của công ty, thương hiệu và giá trị sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng. Bảo đảm tính thống nhất và phối hợp giữa các công cụ khác nhau của thiết kế là một phần cố hữu của việc hoạch định “phức hợp” minh chứng vật chứng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả nêu lên các lý thuyết, khái niệm liên quan đến du lịch, marketing du lịch và các lý thuyết nêu lên làm cơ sở nền tảng cho nghiên cứu. Sản phẩm du lịch có những đặc tính vơ cùng đặc biệt nên Marketing rất cần thiết trong lĩnh vực du lịch. Trong chương 1, tác giả trình bày những vấn đề về sản phẩm du lịch, những đặc tính của sản phẩm du lịch, Markeking du lịch Marketing điểm đến du lịch, vai trò của marketing điểm đến du lịch. Các hoạt động trong markeing du lịch như: nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị điểm đến, hoạt động marketing du lịch địa phương.
Đây cũng là nền tảng để tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động Marketing du lịch thành phố Cần Thơ ở chương 2, trên cơ sở lý luận đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Cần thơ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm giữa một mạng lưới sơng ngịi kênh rạch vùng ĐBSCL về phía Tây sơng Hậu, nằm trên trục giao thơng thuỷ, bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh, trong đó: phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đơng giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp. Thành phố Cần Thơ là đơ thị trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên 1389,60 km2, có diện tích nội thị là 53 km2. Cần Thơ trải dài 65 km bên bờ Mêkơng với nhiều hệ thống sơng ngịi, kênh rạch như: sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Xà No, sông Cái Sắn…Các tuyến đường lớn chạy qua thành phố là: quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91, quốc lộ 61B
Cần Thơ có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đơng đúc, làng xóm trù phú. Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô. Cần Thơ cịn có hệ thống kênh rạch dày đặc quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ cho những cánh đồng lúa tốt tươi và những miệt vườn trĩu nặng hoa trái đã hình thành tuyến giao thơng quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - văn hoá, xã hội của Cần Thơ phát triển nói chung. Nhìn chung, khí hậu và thổ nhưỡng Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa ngành với nhiều loại cây trồng và vật ni. Chính điều này đã đem lại cho Cần Thơ những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, sinh thái phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn của vùng ĐBSCL.