3.2.1 Thị trường nội địa
Ngày 10/9/2012, Ban Quản lý KCNC TP.HCM phối hợp với Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMI) và Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM tổ chức Hội nghị Cấp cao về chiến lược phát triển công nghệ bán dẫn tại TP.HCM. Tại hội nghị, các chuyên gia đều nhận định rằng nhu cầu nội địa là khá lớn đối với sản phẩm ứng dụng vi mạch bán dẫn, cụ thể là sự gia tăng nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại thơng minh, hộp giải mã truyền hình kỹ thuật số, thiết bị điện tử tự động, đặc biệt là
việc chính phủ sẽ áp dụng hộ chiếu điện tử và chứng minh thư điện tử trên toàn Việt Nam trong thời gian tới, và giới phân tích cũng chỉ ra rằng xu thế sử dụng các thiết bị điện tử công nghệ cao như trên cũng là giải pháp đầu ra cho sản phẩm vi mạch bán dẫn trên tồn thế giới23.
Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp hoạt động sản xuất có liên quan đến điện tử (các cơng ty điện tử) trong năm 2012 tính sơ bộ vào khoảng 3.834 doanh nghiệp với tổng giá trị sản xuất khoảng 786.670,5 tỷ đồng24, trong đó có những tên tuổi lớn như Samsung, Sonion, Datalogic, Jabil, … Các công ty điện tử này có thể sản xuất những sản phẩm khác nhau bằng những công nghệ và dây chuyền sản xuất khác nhau, nhưng lại có một điểm chung là bên trong cấu tạo điện tử của tất cả các sản phẩm này đều phải có sự hiện diện của vi mạch bán dẫn. Về khía cạnh chi phí sản xuất, các cơng ty này chắc chắn có nhu cầu nội địa về sản phẩm vi mạch để giảm chi phí nhập khẩu, tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng khoa học cịn mỏng thì các sản phẩm vi mạch sản xuất trong nước sẽ chưa thể đáp ứng được nhu cầu nội địa trong thời gian đầu, ít nhất là trong khả năng ứng dụng rộng rãi. Tuy không thể so sánh với Trung Quốc về mức dân số, nhưng với dân số trên 90 triệu người thì quy mơ thị trường nội địa của Việt Nam cũng được xem là một trong những thị trường tiềm năng, và nhu cầu sản phẩm vi mạch điện tử tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới với mức doanh thu có thể đạt 2 tỷ USD/năm25.
Tóm lại, thị trường nội địa đối với sản phẩm vi mạch bán dẫn Việt Nam là rất có tiềm năng, tuy nhiên, việc các sản phẩm vi mạch sản xuất trong nước đáp ứng được ngay lập tức như cầu thị trường nội địa là điều không thể với cơ sở hạ tầng khoa học còn mỏng như phân tích ở trên. Do đó, nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong việc tiêu thụ các sản phẩm vi mạch bán dẫn nội địa trong giai đoạn đầu bằng cách ứng dụng thật nhiều sản phẩm này vào các dự án đầu tư của mình (xem Phụ lục 2), điều này cũng phù hợp với lý thuyết kinh tế công về sự can thiệp của nhà nước vào thị trường trong giai đoạn đầu của việc xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp mới.
23 Hùng Lê (2013b)
24 Tổng Cục Thống kê (2013)
3.2.2 Nhu cầu nội địa khắt khe và khả năng đáp ứng nhu cầu chuyên biệt hóa
Việt Nam có khoảng 10 doanh nghiệp điện tử nội địa được xem như đang nắm giữ thứ hạng hàng đầu, trong đó có khoảng 06 doanh nghiệp có trụ sở chính tại TP.HCM26. Các doanh nghiệp tại TP.HCM lần lượt là VTB, Khai Trí, ROBO, MeKong Green, GreyStone Data Systems Việt Nam và Nissei Electric Việt Nam, và thực tế thì gần như khơng có doanh nghiệp nào trong các doanh nghiệp này thực sự sản xuất sản phẩm điện tử trực tiếp từ sản phẩm vi mạch bán dẫn mà hầu hết đều chỉ là lắp ráp và đóng gói. Vì vậy, sự có mặt của các khách hàng nội địa sành sỏi và có đòi hỏi khắt khe đối với sản phẩm vi mạch bán dẫn gần như là chưa có ở TP.HCM.
Tuy nhiên, vấn đề này có thể được bù đắp phần nào bằng sự có mặt của những doanh nghiệp điện tử đa quốc gia có cơ sở sản xuất tại TP.HCM trong khoảng 10 năm trở lại đây như Samsung Electronic, LG Electronic và đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCNC như Sonion, Datalogic, Jabil, Nidec, …, thể hiện qua việc các doanh nghiệp này ln có những chuẩn mực cao trong việc chọn lựa nhà cung cấp nội địa của mình. Cơng bố mới đây của tổ hợp công nghệ cao Samsung Electronics Việt Nam cho biết mặc dù kim ngạch xuất khẩu của họ tăng trưởng hơn 33% so với năm 2012 nhưng họ vẫn chưa thể phát triển thêm được các nhà cung cấp nội địa cho mình ngồi bốn nhà cung cấp nội địa hiện có27, và nguyên nhân chủ yếu của sự việc này chính là khả năng đáp ứng thấp của các nhà cung cấp nội địa.
Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM vừa được thành lập đã mang về cơ hội kinh doanh bán dẫn giữa Việt Nam, Singapore và Nhật Bản, với thỏa thuận là phía Singapore và Nhật Bản sẽ hỗ trợ về thiết bị, nguyên liệu, công nghệ, kỹ sư, dịch vụ cho Việt Nam28. Như vậy, trường hợp có những nhu cầu nội địa bất thường ở những phân khúc chuyên biệt mà ngành vi mạch bán dẫn TP.HCM chưa thể đáp ứng được thì TP.HCM vẫn có thể nhờ vào sự hỗ trợ của Singapore và Nhật Bản để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp, nói cách khác nghĩa là nhu cầu nội địa bất thường ở những phân khúc chuyên biệt của ngành vi mạch bán dẫn TP.HCM vẫn có thể được đáp ứng trên toàn cầu.
26 Bộ Thông tin và Truyền thông (2014)
27 T.V.N (2014)