2.3. Đánh giá chung tình hình rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP niêm yết
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Một là, vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết cịn thấp và chưa đồng đều:
Có một khoảng cách rất lớn giữa vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết lớn như VCB, CTG với vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết nhỏ như SHB và NVB. Mặc dù đã được niêm yết trên TTCK, có khả năng huy động vốn dễ dàng và nhanh chóng hơn so với các NHTMCP chưa niêm yết nhưng khả năng tăng vốn của SHB và NVB vẫn khá khó khăn, điều đó đã ảnh hưởng đến năng lực tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro thanh khoản của các NHTM này. Điều này được thể hiện rõ nhất ở các chỉ số trạng thái tiền mặt trong giai đoạn 2007 – 2009 thấp và liên tục giảm trong giai đoạn 2010 – 2013, tỷ lệ nợ xấu tăng,…
Mặc dù vốn điều lệ ở mức cao so với các NHTMCP khác nhưng nhìn chung vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết có quy mơ hàng đầu như CTG, VCB vẫn cịn quá nhỏ bé và hạn chế so với NHTM của các nước trong khu vực làm cho tình hình tài chính kém lành mạnh, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản cao hơn và năng lực cạnh tranh thấp. Theo số liệu năm 2013, quy mô tổng tài sản của Bangkok Public Bank, ngân hàng thương mại lớn nhất ở Thái Lan hiện nay, chiếm tỉ trọng 18% quy mô tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng thương mại. Còn ở Việt Nam, năm 2013, quy mô của VietinBank chỉ ước đạt 11,6%. Trong khi Bangkok Bank có vốn chủ sở hữu năm 2013 lên đến 9,18 tỷ USD thì VietinBank, ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất ở Việt Nam, mới chỉ đạt 2,58 tỷ USD (quy đổi tương đối theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank). Nếu tính chung cả VietinBank, Vietcombank, BIDV, con số này mới chỉ nhích lên 6,12 tỷ USD.
Biểu đồ 2. 13: Quy mô ngành ngân hàng của một số quốc gia
(Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam năm 2011 – Cơng ty Chứng khốn Vietcombank)
Hai là, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu CAR khơng bền vững và chưa phản ánh đúng bản chất:
Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu có thể giảm sụt nếu các NHTMCP niêm yết trích lập quĩ dự phòng đúng, đủ theo đúng quy định của NHNN. Trong giai đoạn nghiên cứu từ 2007 – 2013, các NHTMCP niêm yết đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu trên 9% theo khuyến nghị của Hiệp ước Basel II, tuy nhiên, tỷ lệ CAR cịn có khác nhau giữa các ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, trong khi các nguồn thu khác giảm xuống, điều tất nhiên tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như các NHTMCP niêm yết tuân thủ đúng theo quy định của NHNN, hạch tốn đúng, đủ dự phịng cho các khoản nợ.
Về lý thuyết, ngân hàng nào có chỉ số cao hơn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó sẽ có lớp đệm dày hơn để bảo vệ mình trước các biến động bất lợi trên thị trường. Nhưng trong bối cảnh thị trường tiền tệ đi xuống thì chỉ số CAR đã khơng cịn phản ánh đúng bản chất của nó nữa. Thực tế có một nghịch lý là chỉ số an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng nhỏ nhất lại là cao nhất, thậm chí lớn hơn gấp đơi so với nhóm ngân hàng lớn nhất và lớn hơn nhiều so với con số quy định của Ngân hàng Nhà nước là 9% và CAR của một số ngân hàng vẫn tăng lên cùng lúc với nợ xấu gia tăng. Đó chính là trường hợp của NVB. Cuối năm 2011, tỉ lệ nợ xấu và CAR của NVB lần lượt ở mức 2,92% và 17,18%. Đến cuối năm 2012, hai con số
này lần lượt là 5,64% và 19,09%. Nghĩa là nợ xấu tăng mạnh nhưng hệ số an toàn vốn của ngân hàng này vẫn tiếp tục tăng. Nhìn vào báo cáo tài chính năm 2012, lợi nhuận của NVB chỉ có 2,4 tỉ đồng, trong khi tài sản rủi ro giảm không nhiều. Xem xét kỹ hơn, ngân hàng này đẩy vốn tự có lên từ việc phát hành giấy tờ có giá (giá trị tăng gấp 18,5 lần so với năm 2011).
Ba là, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao trong tổng tài sản còn ở mức thấp:
Điều này thể hiện ở chỉ số trạng thái tiền mặt ở mức thấp và có xu hướng giảm, chỉ số chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng còn ở mức thấp. Trong các NHTMCP niêm yết được nghiên cứu, chỉ có VCB có chỉ số trạng thái tiền mặt có xu hướng tăng, các NHTM khác đều có xu hướng giảm. CTG và MBB có chỉ số chứng khoán thanh khoản cao nhưng chỉ số trạng thái tiền mặt lại ở mức thấp nhất.
Bốn là, cơ cấu tài sản tập trung vào tín dụng, tỷ lệ cho vay/vốn huy động ln duy trì ở mức cao trong khi tỷ lệ nợ xấu ở mức cao làm tăng rủi ro thanh khoản:
Chỉ số năng lực cho vay của các NHTMCP niêm yết được nghiên cứu luôn ở mức trên 50% cho thấy cơ cấu tài sản của các ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ tín dụng – là nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro. Chỉ số cho vay/huy động ở hầu hết các quốc gia châu Á đều thấp hơn 80% trong khi tại các NHTM Việt Nam, chỉ số này ln ở mức trên dưới 90%, có thời điểm có NHTM lên đến hơn 130% (cụ thể là EIB năm 2011). Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao và chưa phản ánh hết tình hình nợ xấu thực tế của các NHTM, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro thanh khoản rất lớn.
Năm là, cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn đang mất cân đối:
Trong điều kiện thị trường biến động nhanh, người có tiền gửi tiết kiệm thường chọn kỳ hạn ngắn. Do vậy, tỷ trọng huy động vốn kỳ hạn ngắn trong tổng số vốn huy động cao, trong khi nhu cầu vay vốn thường dài hơn, nên nhiều NHTMCP niêm yết đã dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, tiềm ẩn rủi ro mất cân đối thanh khoản. Trong giai đoạn 2010 – 2013, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay
trung dài hạn tại các NHTMCP niêm yết đều có xu hướng tăng so với giai đoạn 2007 – 2009, đặc biệt có một số NHTM như ACB, EIB tỷ lệ này ở giai đoạn trước là 0% thì đến giai đoạn 2010 – 2013 đã tăng lên 10 – 18% và một số NHTM như CTG, STB ln có tỷ lệ này tiệm cận với tỷ lệ tối đa theo quy định của NHNN. Các khoản cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn và có quy mơ lớn hơn nhiều so với các khoản tiền gửi có cùng kỳ hạn. Trong điều kiện chính sách tiền tệ nới lỏng, các dịng tiền ngắn hạn có thể quay vịng liên tục để tài trợ gối đầu cho các dự án dài hạn mà không gặp phải vấn đề về thanh khoản. Nhưng khi chính sách tiền tệ thắt chặt trở lại, vịng quay vốn ngắn hạn bị hạn chế và bị đứt đoạn, dẫn tới rủi ro thanh khoản và buộc các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, phải huy động bằng mọi giá, đưa mặt bằng lãi suất lên cao.