Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư hai năm 2006, 2007 và nhiệm vụ cho các năm còn lại.

Một phần của tài liệu Sự cần thiết của kế hoạch vốn đầu tư .DOC (Trang 29 - 34)

nhiệm vụ cho các năm còn lại.

1. Kết quả thực hiện kế hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2006

Năm 2006 đã khép lại với nhiều thành công lớn trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Vượt xa kế hoạch và cả con số dự báo, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã đạt con số kỷ lục 10.2 tỷ USD. Con số thu hút FDI này, bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn, đã tăng 45.1% so với cùng kỳ năm trước và vượt 31.7%kế

hoạch ban đầu đề ra cho cả năm là 6.5 tỷ USD. Đây là mức cao nhất kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1987 đến nay.

Năm 2006, cả nước đã có 797 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 7.6 tỷ USD, tăng 60.8% về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 9.4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô bình quân của năm 2005(4.6 triệu USD/dự án). Đó là nét mới của thu hút FDI năm nay. Đã xuất hiện hàng loạt các dự án có quy mô lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư, trong đó Công ty thép Posco là dự án có vốn đầu tư lớn nhất 1.126 tỷ USD, tiếp theo là công ty TNHH Intel Products Việt Nam vốn đầu tư trên 1tỷ USD, công ty TNHH thép Tycoon Steel VN 556 triệu USD… Điều này cho thấy, nhiều nhà đầu tư lớn đã và đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam.

Trong năm 2006 có 439 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn tăng hơn 2.1 tỷ USD, tăng 18.9% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Tuy số lượt dự án thấp hơn so với năm 2005, nhưng số vốn tăng thêm nhiều hơn, chứng tỏ số dự án tăng vốn lớn cao hơn so với năm 2005. Một số công ty tăng vốn nhiều như: Công ty Intel Produce VNtừ 605triệu USD, tăng thêm 395 triệu USD; Công ty Bạch Mã tăng 10 triệu USD; Công ty giầy Linh Luh tăng 98 triệu USD… Một số tập đoàn kinh tế lớn đã chuyển dự án từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Năm 2006, vốn FDI thực hiện đạt khoảng 4.1 tỷ USD, tăng 24.2%so với năm2005, trong đó có nhiều dự án có quy mô đầu tư lớn được cấp phép đã tích cực triển khai thực hiện như các nhà máy của Công ty Hoya Glass Disle, canon, Matsushita, Brothers Industríe, honda;…

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Doanh thu trong năm 2006 ước đạt 29.4 tỷ

USD, tăng 31.3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh thu xuất khẩu (trừ dầu thô) ước đạt 14.6 tỷ USD, tăng 31.2% so với cùng kỳ, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2006 đạt 22.6 tỷ USD, chiếm trên 57%giá trị xuất khẩu của cả nước.

Năm 2006, sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19.5%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước.

Đáng chú ý là số lượng các tỉnh có số vốn FDI đạt trên 100 triệu USD đã tăng lên gấp đôi so với năm 2005. tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hút được 27 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn gần 2.2 tỷ USD, nhiều nhất từ trước đến nay và vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI…

Nếu xét theo đối tác, trong số 40 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, Hàn Quốc dẫn đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, chiếm 31.9 tổng vốn cấp mới; tiếp theo là Hồng Kông chiếm 15.09% tổng vốn cấp mới; Nhật Bản đứng thứ 3 chiếm 10.3%; Hoa Kỳ đứng thứ 4 chiếm 9.5%. Nếu tính cả một số dự án của Hoa Kỳ đầu tư thông qua nước thứ ba thì Hoa Kỳ đứng thứ hai.

Sự gia tăng các dự án của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Chỉ trong 1 ngày, tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã thu hút 2 tỷ USD vốn đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài, đạt mức kỷ lục so với các năm trước.

Ngoài ra còn có xu hướng gia tăng vốn FDI trên lĩnh vực công nghệ thông tin. trước đây, vốn FDI thường giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp và dệt may, nhưng những đầu tư gần đây đã nhằm vào công nghệ cao như ngành viễn thôngvà con chíp máy vi tính.

2. Kết quả thu hút vốn đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2007

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, ta đã vượt qua những khó khăn rất lớn, từ cúm gia cầm, hạn hán, giá xăng dầu, tai nạn giao thông, đến sự cố cầu cần thơ, bão lũ… thế nhưng, tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng qua vẫn đạt 8.16%, được coi là mức khá cao; trong khi 9 tháng đầu năm ngoái, chỉ có thể ở mức tăng 7.84%.

Theo các chuyên gia kinh tế thì điều tăng lên; thị trường trong nước tiếp tục mở rộng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng22.8%; giá trị gia tăng của ngành dịch vụ tăng cao hơn nhiều và hơn cả mức tăng GDP năm nay.

Sản xuất công nghiệp tăng 17.1%, cao hơn so với kế hoạch, với sự đóng góp của các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Đó là mức tăng trưởng khá, về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái tăng 18.7%. Một số sản phẩm quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn duy trì tốc độ tăng cao, nhiều điạ phương tăng hơn mức tăng bình quân toàn ngành.

Xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng khá, kim ngạch 9 tháng qua ước tính khoảng 35.231 triệu USD, tăng 19.4%so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng chủ yếu có mức tăng là cà phê 85.9% sản phẩm nhựa 50.9%, hàng dệt may 31.6% dây điện và dây cáp điện 27.3%... Hàng hoá nước ta vào các thị trường lớn tiếp tục tăng cao, vào EU tăng 28.5%, vào Mỹ tăng 25%

Nguồn vốn đầu tư phát triển từ các nguồn đều tăng, của doanh nghiệp nhà nước là 44.4 nghìn tỷ đồng, bằng 72%kế hoạch năm; số liệu tương ứng vốn đầu tư của dân cư và tư nhân là 118.3 tỷ đồng và bằng 78.5%kế hoạch; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới và tăng thêm là 9.607 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, thực hiện đạt gần 3.400 triệu USD, tăng 19.6% so với cùng kỳ.

Nhiều hoạt động xã hội có tiến bộ. Đáng chú ý là có1.18 triệu lượt người được giải quyết việc làm, gần bằng 74% kế hoạch cả năm. Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, quy định rõ rành hơn quyền lợi người lao động, doanh nghiệp cùng trách nhiệm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động.

Nhiệm vụ của ba tháng cuối năm 2007 là hết sức nặng nề, nhất là trong điều kiện nhiều yếu tố không thuận lợi có khả năng tác động đến nền kinh tế như thiên tai, giá xăng dầu và năng lượng khác tăng cao, ảnh hưởng lan truyền đến chi phí đầu vào của sản xuất, các cấp, các ngành, các địa phương sẽ tập trung vào những công việc chủ yếu, mang tính đột phá.

Đó là tìm mọi biện pháp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh đi đôi với giảm chi phí để nâng cao giá trị tăng thêm. Các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đặc biệt là điện và xăng dầu. Tiết kiệm líc này không chỉ là khẩu hiệu hành động mà còn là sự sống còn của từng doanh nghiệp. Những khó khắn, vướng mắc nhất là về đất đai, yếu tố bảo đảm sản xuất- kinh thông suốt cần được các cơ quan chức năng tháo gỡ kịp thời.

Trong nông nghiệp cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống tthiên tai. Không để dịch cúm gia cầm, lở mồm nong móng ở gia súc bùng phát trở lại.

Huy động đến mức cao nhất các nguồn lực phục vụ đầu tư phát triển là yêu cầu đối với tất cả các ngành, cơ sở của trung ương và địa phương. cần điều chỉnh những điểm chưa hớp lý trong cácvăn bản hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, luật đấu thầu , luật xây dựng cơ bản…để có thể tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục khởi công dự án mới. Đẩy mạnh nhanh tiến độ các công trình quy mô lớn, nhất là đối với giao thông vận tải, thuỷ lợi. Tập trung lực

lượng, bố trí đủ vốn, lực lượng, bố trí đủ vốn, lực lượng cho công trình chậm tiến độ vượt lên. Thực hiện nghiêm việc giám sát thi công bảo đảm an toàn lao động và chất lượng công trình.

Bảo đảm mức tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cần thực hiện nghiêm các biện pháp kiềm chế tăng giá , bình ổn thị trường. các cấp, các ngành kịp thời dự báo diễn biến cùng các tác động của thị trường, gia cả, nhất là đối với giá xăng dầu, giá điện, vật tư , lương thực, thực phẩm. Tăng cường quản lý thị trường, chống buôn bán lậu, đầu cơ, tăng giá, đặc biệt là đối với những hàng hoá thiết yếu của sản xuất và đời sống. Ổn định thị trường tiền tệ, không để xảy ra đột biến.

Những vấn đề xã hội cũng cần được quan tâm giải quyết, nhất là kiềm chế sự gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông.

Khó khăn nhiều, nhưng chắc chắn với quyết tâm của chính phủ và các cấp, các ngành, các địa phương, chúng ta sẽ đạt kế hoạch đề ra để năm 2007 là năm vượt lên những nỗi đau của rủi ro, thiên tai, tiếp tục giữ vững đà phát triển.

Một phần của tài liệu Sự cần thiết của kế hoạch vốn đầu tư .DOC (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w