XƯỚNG PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu cảng biển trong vấn đề phát triển kinh tế (Trang 25 - 28)

Như ta biết Việt Nam quy hoạch nhiều cảng biển, nhưng cảng nào cũng nhỏ và manh mún. Thực trạng manh mún này dẫn tới việc các doanh nghiệp đầu tư nhỏ lẻ. Thay vì cảng được khơi thông luồng lạch, mở rộng cầu tàu để đón những tàu có trọng tải lớn thì hàng loạt những cảng nhỏ chỉ có thể (đón được tàu có trọng tải tối đa là 12.000 TEU, trong khi trên thế giới, các nhà vận tải biển đã hướng tới việc đóng những chiếc tàu có trọng tải tới 25.000 TEU.

Chính phủ và các cơ quan chủ quản cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ hơn, quy hoạch mang tính tổng thể như: cảng, luồng, vùng hậu phương, an toàn hàng hải, thủ tục hải quan, quản lý cảng, tính thực tiễn, dịch vụ hậu cần thương mại, công nghệ thông tin, thương mại điện tử...

Cần quy hoạch cũng như phân loại cảng biển hợp lý và cụ thể hơn để nhất quán trong việc quản lý và khai thác cảng, qua đó hệ thống cảng biển VN mới có thể phát triển nhanh hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Về khối cảng, các tiêu chuẩn và thủ tục phải tạo sự thông thoáng trong việc trao đổi thông tin, xử lý những vấn đề liên quan đến thương mại và vận tải hiệu quả hơn từ đó duy trì sự hợp tác và cộng tác trong khối cảng. Khối cảng cần có cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống quản lý cùng nguồn nhân lực tốt để đảm bảo năng suất, chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhạy bén với thị trường trong nước và thế giới.

Trong cảng có nhiều bộ phận khác nhau mà bộ phận nào, cơ quan nào cũng có quyền, nên mỗi bộ phận, mỗi cơ quan đều "sáng tác" ra một loại giấy tờ.Chính vì vậy nên có một hình thức chung để tiện cho việc sử dụng

Nên tập trung đầu tư chiều sâu các cảng biển hiện có, trong đó ưu tiên đầu tư đê chắn sóng nhằm đảm bảo việc khai thác cảng được liên tục, hạn chế tối đa ảnh hưởng của thời tiết từ đó sẽ nâng dần chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đề nghị Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ đầu tư, một mặt là để tạo điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển, mặt khác sẽ tạo ra công trình hạ tầng cảng biển vững chắc góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện thắng lợi chiến lược biển.

Bên cạnh đó, cho quy hoạch cũng như đầu tư hệ thống đường sắt nối với các cảng biển để giảm chi phí vận tải, bảo đảm an toàn giao thông, giảm bớt lượng xe vận tải nặng lưu thông trên QL1A đang quá tải hiện nay. Đồng thời, đề nghị Nhà nước cho giảm các loại phí hàng hải đối với tàu vận chuyển container vào các cảng miền Trung để giúp khu vực này thu hút thêm nguồn hàng container, hạn chế việc trung chuyển bằng đường bộ vào Nam hay ra Bắc làm tăng chi phí cho nhà đầu tư và cũng là một biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Để dịch vụ có chất lượng thì phải có nguồn nhân lực đào tạo chất lượng. Riêng khu vực miền Trung, hiện có rất nhiều cảng biển nhưng nguồn nhân lực chủ yếu là từ các trường đại học ở miền Bắc, miền Nam. Nên thành lập trường đại học, trung cấp hàng hải tại một trong những thành phố nằm ở vị trí trung tâm của khu kinh tế trọng điểm miền Trung để tạo điều kiện đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, quan trọng hơn là nhằm tạo điều kiện cho phần lớn nhân dân thu nhập còn thấp ở khu vực miền Trung có điều kiện cho con em được học hành, tạo nguồn lao động có chất lượng cho xã hội.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng kinh tế thương mại gắn liền với cảng biển, phát triển chợ đầu mối, các cơ sở chế biến nông lâm hải sản cho chất lượng tại miền Trung, có cơ chế hợp tác và ưu tiên đầu tư các cửa khẩu chính với Lào, hợp tác khai thác có hiệu quả vùng đất Nam Lào- nơi đất đai phù hợp cho cây công nghiệp nhưng dân cư thưa thớt, chưa được khai thác sẽ tạo nguồn hàng xuất nhập khẩu, tạo đà phát triển cảng biển, thông qua đó sẽ nâng dần chất lượng dịch vụ cảng biển.

Hiện tại, các thủ tục hành chính và phí cảng biển vẫn bị xếp vào danh sách nhiêu khê và cao nhất trong khu vực. Tình trạng này đã và đang làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Trung bình chúng ta phải mất 30phút để hoàn tất hết thủ tục trong khi đó các cảng khác trên thế giới chỉ máy vài phút. Nhà nước cần có chính sách giảm các chi phi đó có như vậy mới tăng được khả năng cạnh tranh .

Đề nghị có cơ chế chính sách để thuận lợi cho thủ tục thông quan trên các cửa khẩu giữa VN với Lào, Campuchia... nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn hàng xuất nhập khẩu ra các cảng biển nối với biển Đông và cũng chính là đảm bảo những cam kết theo thông lệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - ông Nguyễn Thọ cho biết thêm.

Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của biển, các quốc gia có biển đều xây dựng chiến lược khai thác biển cho mình. VN đã trở thành thành viên chính thức của WTO, vì vậy chiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta cần bao quát những vấn đề cơ bản để quản lý, khai thác biển một cách có hiệu quả.

Trong đó nổi bật là chiến lược tìm kiếm, bảo vệ, khai thác nguồn lợi biển và ven bờ; chiến lược ngành nghề; chiến lược an ninh; chiến lược bảo vệ và làm giàu môi trường biển; chiến lược khoa học công nghệ biển; chiến lược xây dựng nguồn nhân lực; chiến lược hợp tác khu vực và quốc tế; chiến lược quản lý thống nhất biển quốc gia và tổ chức thực hiện chiến lược. Đó cũng chính là lý do cần phải nâng cao hơn nữa năng lc cảng biển VN trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam vào WTO, cũng cần phải thấy rằng WTO thực sự là một “cuộc chơi lớn” của những người đi trước mà kẻ đến sau, muốn “nhập cuộc” đều phải trả giá! Đã bước vào cộng đồng thế giới thì chúng ta không nên quá e dè vì thực sự không còn con đường nào khác hơn là phải “nhập cuộc”, càng sớm càng tốt.

Một phần của tài liệu cảng biển trong vấn đề phát triển kinh tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w