Ảnh hưởng của phương pháp KT-ĐG KQHT đến phương

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của kiểm tra – đánh giá kết quả học tập đến phương pháp học của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn tp.hcm (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

4.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp KT-ĐG KQHT đến phương

pháp học

Bảng 4.2 Bảng ma trận mối tương quan giữa phương pháp KT-ĐG

KQHT và phương pháp học tập của SV PP1 PP2 PP3 PPH1 0,00(-0,19) 0,00(0,30) 0,01(0,15) PPH2 0,00(-0,30) 0,00(0,35) 0,00(0,27) PPH3 0,01(-0,15) 0,00(0,36) PPH4 0,00(0,30) 0,04(0,13) PPH5 PPH6 0,00(-,23) PPH7 0,03(-,13) 0,01(0,16) 0,012(0,16) PPH8 0,00(-,20) 0,00(0,25) 0,00(0,25) PPH9 0,00(0,22) PPH10 0,00(-,27) 0,00(0,36) 0,00(0,25) PPH11 0,00(-,16) 0,00(0,31) 0,00(0,20) PPH12 0,00(0,32) PPH13 0,00(0,27) 0,00(0,17)

PPH14 0,00(0,22) 0,00(0,19)

PPH15 0,03(0,13) 0,00(0,21)

Ghi chú: hệ số ý nghĩa (giá trị của hệ số tương quan)

Qua bảng trên cho thấy có nhiều mối tương quan giữa các biến của phương pháp học tập với các biến của phương pháp KT-ĐG KQHT theo hai chiều hướng khác nhau.

Đối với phương pháp tự luận khách quan: Mối tương quan với các biến của phương pháp học đều có chiều hướng nghịch (value mang giá trị âm) và có mức độ tương đối. Điều đó cũng đồng nghĩa mức độ sử dụng phương pháp tự luận khách quan càng cao thì mức độ thường xuyên thực hiện các hoạt động trong phương pháp học tập của SV càng thấp và ngược lại. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy: Mức độ sử dụng phương pháp tự luận càng cao thì mức độ chuẩn bị bài trước khi đến lớp, lên kế hoạch cho việc học tập, tìm hiểu mục tiêu môn học ngay từ lúc bắt đầu học, ghi chép có chọn lọc, phát biểu xây dựng bài, tranh luận với GV, khái quát bài học bằng bản đồ tư duy, đặt ra những câu hỏi khi bắt đầu bài học mới càng thấp và ngược lại. Trong đó, mối tương quan có mức độ mạnh nhất là mối tương quan giữa tự luận khách quan với tìm hiểu mục tiêu môn học ngay từ khi bắt đầu học của SV (value = -0,30).

Đối với phương pháp trắc nghiệm khách quan: Có mối tương quan với hầu hết các biến của phương pháp học (13/15 biến) theo chiều hướng thuận và có mức độ tương đối cao. Điều đó cũng đồng nghĩa mức độ sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan càng cao thì mức độ thực hiện các hoạt động trước, trong và sau khi học của SV càng cao và ngược lại. Trong đó, mối tương quan có mức độ cao nhất là mối quan hệ giữa việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp với phương pháp trắc nghiệm khách quan (value có giá trị = 0,36).

Như vậy, có thể thấy SV sẽ chủ động học tập hơn khi GV sử dụng phương

pháp trắc nghiệm khách quan để KT-ĐG KQHT của SV.

Đối với phương pháp phát vấn: Có mối tương quan với khá nhiều biến của phương pháp học (10/15 biến) theo chiều hướng thuận và cường độ của

các mối tương quan ở mức trung bình. Điều đó cũng đồng nghĩa mức độ sử

dụng phương pháp phát vấn càng cao thì mức độ thực hiện các hoạt động trước và trong khi học của SV càng cao và ngược lại. Mức độ tham gia học

nhóm và tự học (hoạt động sau khi học) không có mối tương quan với phương

pháp phát vấn.

Tóm lại, phương pháp KT-ĐG KQHT có ảnh hưởng đến phương pháp

học của SV với cả hai chiều hướng khác nhau và ở mức độ tương đối. Trong khi phương pháp trắc nghiệm khách quan và phương pháp phát vấn có ảnh hưởng cùng chiều đến phương pháp học tập của SV thì phương pháp tự luận lại có ảnh hưởng ngược chiều. Do đó, để SV tích cực học tập hơn thì trong KT-ĐG KQHT, GV nên sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Đồng thời hạn chế sử dụng phương pháp tự luận khách quan.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của kiểm tra – đánh giá kết quả học tập đến phương pháp học của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn tp.hcm (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)