CHƯƠNG: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp PTTH môn sinh học (Trang 27 - 28)

1. Hiện tượng con lai hơn hẳn bố mẹ về sinh trưởng, phát triển, năng suất và sức chống chịu được gọi là

A. hiện tượng trội hoàn toàn. B. hiện tượng siêu trội.

C. hiện tượng ưu thế lai. D. hiện tượng đột biến trội.

2. Ưu thế lai thường được tạo ra bằng phương pháp

A. lai các dòng thuần có kiểu gen giống nhau. B. lai các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. C. lai các cơ thể có ưu thế lai với nhau. D. lai hỗn tạp các giống tốt với nhau. 3. Câu nào dưới đây đúng khi nói về ưu thế lai?

A. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai ở các thế hệ tiếp theo thường không đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình.

B. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho con lai có ưu thế lai cao.

C. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao. D. Ưu thế lai không thay đổi ở các thế hệ tiếp theo.

4. Trong tạo giống, người ta tiến hành tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết với mục đích trực tiếp là

A. tạo ra giống mới. B. Tạo dòng thuần. C. Tạo ưu thế lai. D. Tìm gen có hại. 5. Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là

A. gây đột biến bằng sốc nhiệt. B. gây đột biến bằng côsinxin.

C. lai hữu tính. D. chiếu xạ bằng tia X.

6. Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là

A. AABbdd x Aabbdd. B. aabbdd x AAbbDD.

C. aabbDD x AABBdd. D. aaBBdd x aabbDD

7. Trình tự các bước trong qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến là

A. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân ĐB → Chọn lọc các thể ĐB có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng. B. Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân ĐB → Chọn lọc các thể ĐB có kiểu hình mong muốn. C. Chọn lọc các thể ĐB có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân ĐB → Tạo dòng thuần chủng. D. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân ĐB → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọc các thể ĐB có kiểu hình mong muốn. 8. Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là

A. 5BU. B. EMS. C. NMU. D. cônsixin.

9. Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở

A. nấm. B. vi sinh vật. C. động vật bậc cao. D. thực vật. 10. Mục đích của việc gây đột biến ở cây trồng là

A. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống. B. làm tăng khả năng sinh sản của cá thể. C. làm tăng năng suất ở vật nuôi và cây trồng. D. cả A, B, C.

11. Giống lúa (1) có gen chống bệnh X, giống lúa (2) có gen chống bệnh Y. Để tạo ra giống mới có cả 2 gen này luôn di truyền cùng nhau, có thể dùng phương pháp

A. Giao phấn (1) với (2), rồi chọn lọc.

B. Lai tế bào xôma của giống lúa (1) với giống lúa (2).

C. Nuôi hạt phấn của giống lúa (1) rồi lai với noãn của giống lúa (2). D. Gây đột biến chuyển đoạn NST rồi chọn lọc.

12. Kĩ thuật chia phôi thành nhiều phần, rồi chuyển các phần này vào dạ con của vật cùng loài nhờ "đẻ hộ" gọi là A. nhân bản vô tính. B. cấy truyền phôi. C. nuôi cấy phôi. D. thụ tinh nhân tạo. 13. Kĩ thuật cấy truyền phôi thường áp dụng với đối tượng là

A. các loại cây cảnh rất quý hiếm, đắt tiền. B. các loại rau quả là thực phẩm chủ yếu. C. thú quý hiếm hoặc sinh sản chậm. D. các vật nuôi lấy thịt làm thực phẩm chính. 14. Cho các phương pháp sau:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần khác loài.

(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội. Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:

A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (1), (2).

15. Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây.

Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là

A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng. B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất. C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và NST. D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về KG và KH. 16. Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là

A. tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn. B. hạn chế được hiện tượng thoái hoá. C. tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài đứng rất xa nhau trong bậc thang phân loại.

D. thực hiện dễ dàng hơn so với lai xa.

17. Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp?

A. Amilaza và ligaza. B. ADN pôlimeraza và amilaza.

C. ARN pôlimeraza và peptidaza. D. Restrictaza và ligaza. 18. Loại biến dị không làm nguồn nguyên liệu cho tạo giống là

A. biến dị tổ hợp. B. thường biến. C. ADN tái tổ hợp. D. đột biến. 19. Trong kỹ thuật di truyền, ADN tái tổ hợp được tạo thành từ

A. ADN của tế bào cho nối với 1 đoạn ADN của tế bào nhận. B. thể truyền được nối thêm 1 đoạn ADN của tế bào nhận.

C. thể truyền được nối thêm 1 đoạn ADN của tế bào cho. D. thể truyền gắn vào ADN của tế bào nhận. 20. Trong kỹ thuật cấy gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên qui mô công nghiệp, tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E. coli vì

A. môi trường dinh dưỡng nuôi E - coli phức tạp. B. E.coli không mẫn cảm với thuốc kháng sinh. C. E. coli có tần số phát sinh đột biến gây hại cao. D. E. coli có tốc độ sinh sản nhanh.

21. Nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tạo giống vật nuôi mới là

A. đột biến cấu trúc NST. B. đột biến gen. C. đột biến đa bội. D. biến dị tổ hợp.

22. Khi chuyển 1 gen tổng hợp prôtêin của người vào vi khuẩn E.coli, các nhà khoa học đã làm được điều gì có lợi cho con người?

A. Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người. B. Prôtêin hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với người.

C. Lợi dụng khả năng sinh sản nhanh, trao đổi chất mạnh của vi khuẩn để tổng hợp một lượng lớn prôtêin đáp ứng nhu cầu con người.

D. Thuần hóa một chủng E.coli để nuôi cấy vào hệ tiêu hóa người. 23. Cho các thành tựu:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường. (3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:

A. (1), (3). B. (3), (4). C. (1), (2). D. (1), (4). 24. Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen? 24. Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?

A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.

B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng. C. Cây đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia.

D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm.

25. Trong lai tế bào, nuôi cấy 2 dòng tế bào xôma khác loài trong một môi trường dinh dưỡng, chúng có thể kết hợp lại với nhau thành tế bào lai chứa bộ gen của 2 loài bố mẹ. Tế bào lai phát triển thành cây lai thuộc thể đột biến

A. sinh dưỡng. B. đa bội. C. tứ bội. D. song nhị bội.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp PTTH môn sinh học (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w