- Hoạt động huy động vốn chủ sở hữu:
3.2.2.1. Vay ngân hàng thương mạ
Phương án đầu tiên được xem xét tới là việc đi vay ngân hàng thương mại. Để có thể tiến hành vay được, cần phải xem xét tính toán tới một số yếu tố sau:
- Thế chấp (kể cả tài sản hữu hình hoặc tín chấp, trong trường hợp cụ thể này chúng ta xét đến khả năng có tính thực tiễn là thế chấp bằng tài sản hữu hình). Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Kim Lợi có một lợi thế khi đem tài sản của mình làm thế chấp ngân hàng là giá trị tài sản theo sổ sách thấp hơn giá trị thực tế là do có con số chênh lệch do đánh giá lại tài sản trị giá 9,3 tỷ. Như vậy, khi ngân hàng thực hiện việc đánh giá tài sản để quyết định số tiền vay, có thể đạt được con số cao hơn trên sổ sách. Với phương án đem toàn bộ tài sản hiện có ra thế chấp, theo tính toán của ngân hàng thì số tiền vay có thể đạt được cao nhất là khoảng 2,97 triệu USD, tương đương 49,896 tỷ đồng. Như vậy số tiền có khả năng vay được từ ngân hàng là không đủ để thực hiện việc mở rộng, và phải tính thêm các biện pháp huy động vốn khác.
- Chi phí vốn: khác với trước đây, nguồn vốn để kinh doanh là vốn tự có nên không xem xét tới chi phí vốn, khi đi vay từ ngân hàng thương mại thì yếu tố chi phí phải được xem xét đầu tiên và cần được tính toán kỹ lưỡng.
Lựa chọn đồng tiền vay: Phần tiền vay được sử dụng chủ yếu để tạo các tài sản dài hạn là hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Với đặc thù công nghệ, nên phần lớn hệ thống máy móc thiết bị sẽ là nhập khẩu. Một phần nhỏ hơn là cho xây dựng nhà xưởng hoặc các công cụ, dịch vụ khác sẽ được các nhà cung cấp nội địa đáp ứng. Như vậy, lựa chọn đồng tiền vay sẽ là Đô la Mỹ, do có lãi suất vay thấp hơn so với tiền Đồng, chi phí vốn sẽ thấp hơn. Điều này cũng phù hợp với việc sử dụng phần vốn vay này chủ yếu là trả cho các nhà cung cấp nước ngoài (Đôla Mỹ). Mặt khác, khi xem xét trong cơ cấu bán hàng mới thì phần sản phẩm sản xuất thêm từ dây chuyền mới là để xuất khẩu, nên sẽ hợp lý trong việc có nguồn
Đôla Mỹ để trả các khoản nợ vay.