Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án đóng tàu (Trang 39)

Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, sẽ tiến hành xử lý số lượng bằng phần mềm SPSS.

Trình tự thực hiện, thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy.

3.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo

Độ tin cậy của các biển dùng để đo lường cho từng nhân tố được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị

loại khỏi thang đo và sẽ khơng cịn xuất hiện ở bước phân tích nhân tố.

Hệ số Cronbach’s Alpha sẽ cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi và được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa những biến.Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-toal correlation) < 0.3 sẽ bị loại. Thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6. Tiến hành loại từng biến, rồi chạy lại kiểm định thang đo, xác định lại hệ số

Cronbach’s Alpha để quyết định là biến tiếp theo có bị loại hay khơng ?

3.2.2 Phân tích nhân tố

Các biến sau khi được kiểm định thang đo và loại bỏ các biến không đảm

bảo độ tin cậy, sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA để xác định lại thang đo,

điều này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo, loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu và làm cho thang đo đảm bảo tính đồng nhất.

Phân tích nhân tố được hiểu là nhằm nhóm các biến ít tương quan với nhau thành các nhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từ đó hình thành các nhân tố đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến ban đầu. Quá trình này bao gồm các bước :

Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban

đầu bằng chỉ số KMO (kaiser – Meyer – Olkin) và giá trị thống kê

Tiếp theo phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố sẽ

được tiến thành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các biến thuộc từng nhân tố.

Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo các nhân tố này bằng hệ số Cronbach’s Alpha.

3.2.3 Phân tích hồi qui

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy cần tiến hành kiểm định hệ số tương

quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.

Tiếp theo, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình

phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares – OLS). Phương pháp

lựa chọn biến từng bước (stepwise selection) được sử dụng. Hệ số xác định R2

điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mơ hình. Kiểm định F được

sử dụng để khẳng định khả năng mở rộng mơ hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng

0.

Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp. Một loạt các dị tìm sự vi phạm của các giả định cần thiết trong mơ hình hồi quy truyến tính cũng được thực hiện.

Các giả định được kiểm định trong phần này bao gồm: liên hệ tuyến tính

(dùng biểu đồ phân tán Scatterlpot), phương sai của phần dư không đổi (dùng

hệ số hạng Speaeman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và Q-Q plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện

3.3 Nghiên cứu định tính.

3.3.1 Giới thiệu chung.

Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, một bảng câu hỏi đã được đưa ra để tác

giả thảo luận tay đôi với 6 người đang làm việc trong các dự án đóng tàu tại các

nhà máy đóng tàu có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và Vũng tàu bao gồm :

01 Project Manager tại Saigon Shipyard Co,. Ltd.

02 Project Superintendent tại Saigon Shipyard Co,. Ltd.

01 Project Engineer tại tại Saigon Shipyard Co,. Ltd.

01 Asst. Project Manager tại Saigon Offshore Fabrication & Engineering Ltd

01 Senior Project Engineer tại Saigon Offshore Fabrication & Engineering Ltd

01 Project Engineer tại South East Asia Shipyard (SEAS).

Bảng câu hỏi trong nghiên cứu sơ bộ được xây dựng trên cơ sở mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuyết (2007) và được chia thành từng nhóm theo nghiên cứu của Gajewska.E & Popel M. (2011). Thang đo về sự thành công của

dự án được sử dụng là thang đo của Chan và cộng sự (2001).

Bảng câu hỏi được xây dựng gồm ba phần:

Phần I: bao gồm các câu hỏi liên quan đến thông tin của đối tượng khảo sát

Phần II: Là phần đánh giá về sự thành công của công tác quản lý dự án.

Cuối câu hỏi có chừa dịng trống để người trả lời có thể bổ sung thêm ý kiến cá

nhân ngoài các lựa chọn đã có sẵn.

Phần III: Phần này để đánh giá các yếu tổ rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của công tác quản lý dự án đóng tàu. Trong phần này các đối tượng khảo sát cũng được yêu cầu bổ dung và đánh giá các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến cơng tác quản ly đự án đóng tàu..

Sau khi tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia thông qua bảng câu hỏi khảo

sát sơ bộ, một số nhân tố đã được loại bỏ, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp

với đối tượng nghiên cứu cụ thể của Luận văn này.

3.3.2 Thang đo sự thành công của công tác Quản lý dự án.

Thang đo sự thành công của công tác quản lý dự án vẫn được giữ nguyên, khơng có sự thay đổi.

Các tiêu chí được sử dụng để đo lường sự thành công của công tác quản lý

dự án bao gồm:

1. Chi phí: Chi phí cho dự án khơng vượt q chi phí dự kiến ban đầu

hoặc có thể vượt quá với một tỷ lệ có thể chấp nhận được.

2. Thời gian: Dự án được xem là thành cơng khi được hồnh thành trong khoảng thời gian dự kiến, hoặc được sự chấp nhận của chủ

đầu tư mà không chịu bất cứ một khoản phạt về vi phạm thời gian

hợp đồng nào.

3. Đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật: Các tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi hoàn thành của sản phẩm phù hợp với các tiêu chi được ghi trong hợp đồng.

4. Không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh: không sử dụng các phương pháp thi công, vật tư vật liệu gây ảnh hưởng đến môi trường.

5. An tồn khi thi cơng: khơng có tai nạn, sự cố trong q trình thi cơng, hoặc tỷ lệ tai nạn trên số giờ công lao động nằm trong mức

chấp nhận.

6. Thỏa mãn các bên tham gia: đơn vị thi công, tư vấn, thiết kế… 7. Đáp ứng kỳ vọng của người dùng (đơn vị vận hành)

3.3.3 Thang đo các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của công tác quản lý dự án. tác quản lý dự án.

3.3.3.1 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm tài chính tiền tệ.

Nhóm này gồm các yếu tố: tỷ giá thay đổi; khủng hoảng kinh tế tài chính,

biến động của tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi của lãi suất,

Các yếu tố khác được đánh giá là khơng có hoặc ảnh hưởng rất nhỏ đến các

dự án đóng tàu tại một nhà máy 100% vốn nước ngoài đã được loại bỏ khỏi

bảng khảo sát ban đầu: có vấn đề tư vấn với bên tư vấn giám sát, sự tín nhiệm của người cho vay thấp, sự chậm trễ của người cho vay.

Như thế rủi ro tài chính có thể hiểu là những rủi ro trong hoạt động tài chính, tức là những vấn đề về tiền tệ. Cụ thể một vài ví dụ như việc tỷ giá ngoại hối của các đồng tiền dao động nhiều, khơng nằm trong dự đốn, đó là một rủi ro tài chính. Rủi ro này giờ đây gặp nhiều (từ sau khi hệ thống Bretton Woods tan vỡ), ảnh hưởng nhiều đến các hợp đồng kinh tế cũng như việc quản lý bản thân nó. Một ảnh hưởng khác mà chắc bạn có thể thấy trực tiếp nó hiện nay, đó là lạm phát, khi giá cả chung trên thị trường tăng lên, giá các mặt hàng kéo nhau lên trời, làm cho Nhà nước, ngân hàng trung ương phải có các chính sách kiềm

chế, ảnh hưởng đến các mặt đời sống, trong khi những chính sách này có độ trễ thời gian nên không thể có tác động ngay đến thị trường thì nó đã kip ảnh hưởng đến người dân rồi.

3.3.3.2 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm chính sách cơng.

Nhóm này gồm các yếu tố: quy trình pháp lý khơng đầy đủ, chính sách thay đổi, tham nhũng và hối lộ, sự thay đổi của quy định và luật lệ, thuế tăng, thiếu

sự hợp các của các cơ quan nhà nước có liên quan, quan hệ kém với các cơ quan nhà nước.

3.3.3.3 Các yếu tổ rủi ro thuộc nhóm mơi trường bên ngồi.

Các thảm họa thiên nhiên (mưa, bão, lũ, động đất…), áp lực về vấn đề bảo

vệ mơi trường.

Với những dự án cơng trình kéo dài, q trình thi cơng ngồi trời thì chỉ cần những cơn mưa liên tiếp trong nhiều ngày cũng có thể làm giảm tiến độ của dự

án. Chưa kể đến những điều kiện tự nhiên không thuận lợi khác có thể dẫn tới

dự án bị đình trệ hoặc hủy bỏ.

3.3.3.4 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm kỹ thuật.

Nhóm này gồm các yếu tố: sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn được sử dụng

trong dự án, quy trình và phương pháp khác nhau giữa các đơn vị trong nước và

nước ngồi, hư hỏng máy móc thiết bị, thiếu cơng nghệ mới.

3.3.3.5 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm dự án.

Nhóm này gồm các yếu tố: thiết kế không tốt, đội dự án không đủ năng lực, quá trình phê duyệt của nội bộ chủ đầu tư chậm trễ, cơ cấu tổ chức dự án không đầy đủ, nghiên cứu tính khả thi của dự án khơng chuẩn xác, hoạt động kém và không hiểu quả của các đơn vị thi công, lập kế hoạch và ngân sách không phù

hợp, thay đổi thiết kế trong q trình thi cơng, sự phối hợp khơng tốt giữa các

đơn vị thi công, thiếu kiến thức và kinh nghiệm thi công dự án, phương pháp

thực hiện dự án, thiếu sự hợp tác giữa các đơn vị thi công và các nhà thầu phụ, quan hệ kém và tranh chấp giữa các bên tham gia.

Các yếu tố đấu thầu không hiệu quả, giá đấu thầu khơng hợp lý được nhóm thành một yếu tố đấu thầu không hiệu quả.Chậm trễ trong việc ký hợp đồng,

hợp đồng không rõ, hợp đồng không thỏa đáng được nhóm thành yếu tố hợp đồng thầu phụ không tốt. Các yếu tố sự phối hợp không tốt giữa các đơn vị thi công, quan hệ kém và tranh chấp giữa các bên tham gia dự án, hoạt động kém và không hiệu quả của các đơn vị thi cơng được nhóm thành yếu tố hoạt động kém và không hiệu quả của các bên tham gia dự án. Các yếu tố đội dự án không đủ năng lực và thiếu kiến thức và kinh nghiệm thi cơng dự án được nhóm thành

yếu tố đội dự án không đủ năng lực thi công dự án.

Các yếu tố khác được đánh giá là khơng có hoặc ảnh hưởng rất nhỏ đến các

dự án đóng tàu tại một nhà máy 100% vốn nước ngoài đã được loại bỏ khỏi

bảng khảo sát ban đầu: điều kiện làm việc có sự khác biệt với hợp đồng, sự giám sát của các bên chuyên gia tư vấn không đầy đủ và hiệu quả, sự can thiệp

bởi các nhà cho vay, các qui định luật lệ cứng nhắc của bên cho vay.

3.3.3.6 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm nhân sự.

Nhóm này gồm các yếu tố: chi phí nhân cơng tăng, các thiệt hại không lường trước gây ra bởi bên thứ ba.

3.3.3.7 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm thị trường.

Dựa theo các nghiên cứu dã có và q trình thảo thuận nhóm đều có chung nhận định là các yếu tố rủi ro thuộc nhóm thị trường khơng có tác động, hoặc có

3.3.3.8 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm an tồn.

Trong nhóm các yếu tố mới được bổ sung sau khi thảo luận nhóm gồm có: tai nạn lao động.

Trong các dự án offshore, các chủ tầu tư luôn đánh giá yếu tố an toàn lên hàng dầu, họ sẵn sàng loại bỏ các nhà máy có tỷ lệ lao động cao ra khỏi danh sách lựa chọn của mình ngay từ đầu mà không cần quan tâm đến chất lượng hay

tiến độ mà nhà máy đó có thể đáp ứng. Các tai nạn lao động trong quá trình thi

cơng có thể gây thiệt hại rất lớn tới dự án, vật chất, tiến độ cũng như hiệu quả lao động ví dụ một trường hợp tai nạn nghiêm trọng có thể dẫn tới cả dự án phải

tạm dừng hoàn toàn đợi cơ quan chức năng điều tra và kết luận, có trường hợp

gây thiệt hại nghiêm trọng tới dự án đối với những tai nạn cháy nổ.

3.3.3.9 Các yếu tố rủi ro thuộc nhóm nguyên vật liệu.

Trong nhóm này gồm có các yếu tố: giá vật tư tăng, giá thiết bị tăng, chất lượng vật tư mua về không đảm bảo yêu cầu, vật tư và thiết bị về trễ so với kế

hoạch.

Trong ngành đóng tàu giá cả vật tư thiết bị thường đòi hỏi chất lượng cao đi kèm với nó là giá cao, nên các nhà máy thường mua thiết bị vật tư theo từng dự án cụ thể đối với những vật tư thiết bị chính, mà khơng thể tích trữ được. Do đó

vật tư và vật liệu thường chỉ được tiến hành mua sau khi dự án đã chính thực

được triển khai, quá trình này diễn ra đồng thời với quá trình thực hiện dự án. Tóm tắt các thành phần cấu thành nên thang đo các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của dự án đóng tàu.

Bảng 3.1: Tóm tắt các thành phần cấu thành thang đo các yếu tố rủi ro ảnh

hưởng đến sự thành cơng của cơng tác QLDA đóng tàu tại Tp. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu

STT Nhóm Rủi ro

1 Tài chính

(Monetary)

Tỷ giá ngoại tệ thay đổi (V1) Khủng hoảng kinh tế, tài chính (V2) Tỷ lệ lạm phát biến động (V3) Lãi suất thay đổi (V4)

Quá trình giải ngân chậm trễ (V5)

2 Chính sách cơng

(Political)

Qui trình pháp lý khơng đầy đủ (V6) Tham nhũng và hối lộ (V7)

Sự thay đổi của chính sách, qui định và luật lệ (V8) Thuế tăng (V9)

Quan hệ kém và thiếu sự hợp tác của các cơ quan nhà nước có liên

quan (V10)

3 Mơi trường

(Environment)

Thảm họa thiên nhiên (bão, lũ, động đất…) (V11) Áp lực về vấn đề bảo vệ môi trường (V12)

4 Kỹ thuật

(Technical)

Có sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn, qui trình và phương pháp giữa đơn vị thi cơng trong nước và nước ngồi (V13)

Hư hỏng máy móc thiết bị (V14) Thiếu công nghệ mới (V15)

5 Dự án

(Project)

Thiết kế không tốt (V16)

Thay đổi thiết kế trong quả trình thi cơng (V17) Đội dự án khơng đủ năng lực thi công dự án(V18) Cơ cấu tổ chức dự án khơng đầy đủ (V19)

Q trình phê duyệt nội bộ của chủ đầu tư chậm trễ (V20) Nghiên cứu tính khả thi của dự án khơng chuẩn xác (V21) Lập kế hoạch và ngân sách không phù hợp (V22)

Phương pháp thực hiện dự án không hợp lý(V23)

6 Nhân sự

(Human)

Chi phí nhân cơng tăng (V25)

Các thiệt hại không lường trước gây ra bởi bên thứ ba (V26)

7 An toàn

(Safety) Tai nạn lao động trong q trình thi cơng (V27)

8

Nguyên vật liệu

(Equipment & Material)

Giá vật tư, thiết bị tăng (V28)

Chất lượng vật tư, thiết bị mua về kém (V29) Vật tư, thiết bị về trễ (V30)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.4 Kiểm định sơ bộ thang đo.

3.4.1. Tiến thành nghiên cứu sơ bộ

Từ bảng câu hỏi có được ở trên, tác giả tiến thành khảo sát sơ bộ trên 30 đối

tượng đang công tác tại Saigon Shipyard. Dữ liệu thu thập dữ liệu dùng để kiểm định sơ bộ thang đo. Sau đó dùng phần mềm SPSS để xử lý số liệu sau khi mã hóa.

3.4.2. Kết quả kiểm định sơ bộ.

Các thông tin thu thập được sau khi khảo sát thử 30 mẫu sẽ được mã hóa và đưa vào phần mêm SPSS để phân tích.

Kết quả kiểm định Barlett dùng để kiểm định sự phù hợp của dữ liệu với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án đóng tàu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)