Tính chính xác trong việc tính giá thành:

Một phần của tài liệu Bàn về phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp (Trang 26 - 28)

Để tính giá thành sản phẩm thì trước hết kế toán phải đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Nhưng mỗi phương pháp đánh giá chỉ thích hợp một số điều kiện nhất định như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ thích hợp trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít… Mỗi phương pháp đều có cơ sở của nó nhưng không có phương pháp nào phản ánh chính xác được giá trị này mà chỉ xác định một cách hợp lý trong những khuôn khổ nhất định. Hơn thế nữa, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương được cao là có kết quả chính xác cao nhất nhưng lại đòi hỏi khối lượng tính toán quá nhiều và mất nhiều thời gian. Vật liệu một doanh nghiệp có mất thời

gian và chi phí tỏng khi nó lại không làm thay đổi đáng kể kết quả nhận được trong kỳ.

Ngoài ra, trong nội dung giá thành sản phẩm có một khoản chi phí chung cần phân bổ, đó là chi phí sản xuất chung. Ngay từ khi phát sinh, chi phí này đã mang tính chất chung liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành không thể phân tích rạch ròi ra được. Việc đánh giá cũng chỉ mang tính chất tương đối. Hơn nữa, doanh nghiệp lại phải luôn đánh giá hiệu quả của việc có thông tin chính xác với chi phí và thời gian bỏ ra để có nó.

Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp thuộc ngành nghề sản xuất khác nhau, có đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý khác nhau, trong khi cấp quản lý vĩ mô lại chưa các văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác tổ chức kế toán phù hợp với tưng ngành nghề sản xuất cho nên phần hành kế toán có không ít sai phạm. Sai phạm này có thể hiểu là sai nội dung chi phí hoặc ghi sai chi phí làm chi phí tăng hay giảm so với thực tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự trung thực và tính chính xác trong tính giá thành sản phẩm

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài “ Bàn về phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp” của em.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài em nhận thấy rằng, trong điều kiện cơ chế thị trường luôn có cạnh tranh gay gắt, khi khoa học ngày càng phát triển xu hướng cạnh tranh giá cả sẽ nhường cho cạnh tranh chất lượng. Doanh

nghiệp không thể tăng lợi nhuận thông qua chênh lệch giá mà tăng lợi nhuận bằng chính tiềm lực của mình. Đó là giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là tốt nhất. Chỉ bằng con đường này, doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững trong cơ chế thị trường.

Ngoài ra, dựa vào những chỉ tiêu tổng giá thành, giá thành đơn vị hay các khoản mục trong giá thành, nhà quản trị có thể đề ra những biện pháp, chính sách kinh tế - kỹ thuật làm tăng hiệu quả đồng vốn đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao tiềm lực doanh nghiệp.

Do đó, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có vai trò rất quan trọng. Trong đó lựa chọn được phương pháp tính giá phù hợp đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, phản ánh đúng – đủ chi phí trong giá thành sản phẩm và cung cấp thông tin nhanh chóng có ý nghĩa to lớn.

Như vậy có thể nói, việc hoàn thiện hơn công tác tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp là rất cần thiết và cấp bách, quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hoàn thiện mục tiêu này không chỉ cần sự nỗ lực của doanh nghiệp mà còn cần cả sự hỗ trợ của nhà nước trong nghiên cứu và ban hành những hệ thống tính giá khoa học, linh hoạt và phù hợp với đặc điểm từn ngành. Trên cơ sở chế độ ban hành, doanh nhiệp lựa chọn phương pháp tính giá phù hợp với doanh nghiệp mình nhất, phục vụ cho hoạt động quản lý – tổ chức hoạt độngkinh doanh có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Bàn về phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp (Trang 26 - 28)