NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 Tại Việt Nam, do những hạn chế về trình độ công nghệ và chuyên môn, sự kém phát triển của thị trường tài chính nên các công cụ tài chính phái sinh hầu nhưchưa được nhiều chủ thể kinh tế biết đến và chưa được sử dụng nhiều trong thực tếkinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế tài chính thế giới và khu vực, trước xu thế tự do hóa của thị trường tà i ch ính, mô i trường kinh doanh của các chủ thể kinh tế ngày càng có nhiều biến động gây nên nguy cơ rủi ro lớn hơn, là m phát sinh nhu cầu sử dụng các công cụ phái s inh đểphòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, cáctổ chức tài chính có thể sử dụng các công cụ tài chính phái s inh để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt là các loại rủi ro thị trường như rủi ro lã i suất, rủi ro hối đoái.Tuy nhiên, để thị trường phái s inh hình thành và phát triển cần có đầy đủcác điều kiện về sự phát triển th ị t rường, đ iều kiện pháp lý, các yếu tố con người và công nghệ.
Thứ nhất, điều kiện về thị trường
Việc h ình thành và phát triển các nghiệp vụ phái s inh trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế. Các công cụ tài ch ính phái sinh ra đời nhằ m mục đích chủ yếu là phòng ngừa rủi ro trên cơ sở dự tính chiều hướng biến động của thị trường (lãi s uất, giá, tỷ giá,...), do vậy, điều kiện đầu tiên để có những công cụ này chính là sự phát triển của thị trường tài ch ính.
Trước hết, do các công cụ tài chính phái sinh được h ình thành trên cơ sở các chứng khoán gốc như cổ phiếu, trái phiếu,... nên để phát triển các công cụ này cần phải có một thị trường chứng khoán phát triển. Đối với các hợp đồng phái s inh lãi s uất đều có liên quan đến các chứng khoán có giá trị biến động phụthuộcvào sựthay đổi của lãi suất thị trường, đó là các loại chứng khoán nợ ngắn và dài hạn, do vậy việc phát triển thị trường trái phiếu là hết sức cần thiết để các chủ thể kinh tế, đặc b iệt là các ngân hàng có thể sử dụng được các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất. Trên thị trường trái phiếu, các trái phiếu do chính phủ phát hành chiếm một vị trí rất quan trọng. Các chủ thểkhác nhau tham gia thịtrường như: Các ngân hàng thương mạ i, ngân hàng đầu tư, người quản lý tà i sản và cả các doanh nghiệp,... đều có nhu cầu về trái phiếu chính phủ cho mục đích phòng ngừa rủi ro lãi suất khi họ ở trong tình trạng không cân xứng về kỳ hạn của tà i sản có và tài sản nợ. Các nhà đầu tư trên thị
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 trường s ơ cấp thường bán khống các chứng khoán chính phủ để giảm nguy cơ thiệt hại đối với chứng khoán họ nắ m g iữkh i lã i suất thị trường tăng và giá trá i phiếu giả m.Những người kinh doanh trái phiếu, t rong đó chủ yếu là các ngân hàng mua và bán các chứng khoán chính phủđể quản lý rủi ro cho danh mục tà i sản của họ. Người kinh doanh các công cụ phái sinh lãi suất mua và bán chứng khoán chính phủ nhằm chủ động phòng ngừa rủi ro kh i thực hiện các giao d ịch quyền chọn hoặc cân đối vị thế của họ trong các giao dịch kỳ hạn và swap lãi s uất. Sở dĩ chứng khoán chính phủ được sử dụng nhiều trong việc phòng ngừa rủi ro lã i suất là do những chứng khoán này có tính thanh khoản rất cao trên thị trường. Bên cạnh đó, sự phát triển của th ị t rường tiền tệ cũng là một yếu tố rất quan trọng.
Ngoài ra, do phần lớn các g iao dịch phái sinh về lã i suất đều được thực hiện tại thị t rường phi tập trung nên việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao d ịch trên thị trường này cũng là vấn đề cần quan tâ m. Tuy nhiên, cho đến nay, nhìn chung, cơ sở hạ tầng của thị trường phi tập trung (OTC) vẫn là phân tán, các giao dịch được thực hiện và thanh toán song phương và điều này dẫn đến một số bất lợi và hạn chế trong thực tế. Các chủ thể tham gia thị trường có thể tự khắc phục được một số hạn chế trong số đó, nhưng có một số vấn đề chỉ có thể được giải quyết nhờsự hợp tác giữa các thành viên tham g ia thị trường. Chẳng hạn, có thể giả m thiểu đáng kể rủi ro cho các bên đối tác nếu các giao dịch được thực hiện và thanh toán theo cơ chế trung gian hóa. Để là m được điều này cần có sự thay đổi về nhận thức cũng như một số quy chế pháp lý.
Thứ hai, điều kiện môi trường pháp lý
Để tạo ra một mô i t rường cạnh tranh tự do và bình đẳng, các cơ chế hoạt động của thị trường phải được quy định một cách rõ ràng, tạo được sự ổn định lâu dài và khuyến khích được sự tham gia thị trường của công chúng. Đối với thị trường các công cụ tài chính phái sinh, căn cứ là m mở rộng quy mô của thị trường là tính lỏng của các công cụ này (có nghĩa là là m thế nào để các nghiệp vụ phái sinh không chỉ là phương thức giao dịch mà còn có thể mua, bán, kinh doanh trên thị trường). Vì vậy, cần phải có cơ chế là m tăng tính lỏng của các hợp đồng phái sinh, cụ thể cần có các cơ chế sau: (i) Xây dựng các chuẩn mực kế toán về nghiệp vụ phái s inh phù hợp với quy ước quốc tế (Các tổ chức kinh doanh các hợp đồng phái sinh cần hạch
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 toán các giao dịch phái s inh theo giá trị được điều chỉnh phù hợp với giá thị trường và theo định kỳ hạch toán phần chênh lệch giá trị vào tài khoản thu nhập; Các tổ chức sử dụng các hợp đồng phái sinh với mục đ ích phòng ngừa rủi ro cần hạch toán các giao dịch phái s inh trên tài khoản riêng và đảm bảo được sự nhất quán giữa việc t ính toán thu nhập từ các công cụ phái sinh với những rủi ro được phòng ngừa); (ii) Chuẩn hóa các hợp đồng theo quy ước quốc tế: (Quy đ ịnh những loại tà i sản được sử dụng là m tài sản cơ sở cho các hợp đồng phái s inh, điều kiện để được niê m yết giao dịch, số lượng mỗ i lô g iao dịch,...); (iii) Thiết lập Trung tâ m thanh toán bù trừ trong giao dịch các hợp đồng phái sinh, thiết lập quy chế ký quỹ,... để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh, mua bán các hợp đồng phái sinh; (iv) Công khai về thông tin: Cần quy định các thành viên tham gia thị trường phải công bố công khai trong các báo cáo tài chính đầy đủ những thông tin cần thiết về việc thực hiện nghiệp vụ phái sinh.
Thứ ba, điều kiện về con người
Một điều kiện không thể thiếu được đó là sự hiểu biết của con người và cụ thể là nhân viên của những tổ chức tài ch ính trực tiếp tha m g ia thực hiện các g iao d ịch phái s inh. Các tổ chức tài chính cần có đủ số lượng nhân viên có trình độchuyên môn, kinh nghiệ m và kỹ năng phù hợp để triển khai nghiệp vụ phái sinh.Những nhân viên này rõ ràng cần phải có sự h iểu biết sâu sắc về thị trường cùng những biến động của thị trường, về các loạ i công cụ tài chính phái sinh, quy cách giao dịch, kỹ thuật định giá, các loại rủi ro có liên quan và luật lệ của thị trường,... Tổ chức tài chính cũng nên phân công công việc theo hướng chuyên môn hóa đối với các nhân viên có liên quan đến nghiệp vụ này như nhân viên giao d ịch, nhân viên quản lý rủi ro, nhân viên kế toán, kiể m soát,…
Thứ tư, điều kiện về công nghệ
Ngoài các yếu tố trên ra th ì v iệc áp dụng các t iến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào mọi hoạt động trên thị trường là một điều kiện hết sức quan trọng.Thực sự không thích hợp nếu sử dụng những công nghệ lạc hậu trong quá trình thực hiện các giao dịch công cụ tài chính phái s inh vốn là những công cụ đòi hỏi kỹ thuật định g iá phức tạp nhất.Phần lớn các giao d ịch phái sinh được các g iao d ịch viên đại diện cho các bên đối tác thực hiện qua điện thoại.Cuộc đối thoại giữa hai bên
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 được ghi lại nguyên văn và được sử dụng là m bằng chứng vềsự đàm phán trong giao dịch nếu sau này giữa ha i bên có nảy sinh tranh chấp. Nhưvậy, v iệc áp dụng công nghệ thanh toán điện tử giúp cho quá trình thanh toán chính xác và hiệu quả hay việc cập nhật thông tin về diễn biến của thị trường (về lã i suất, tỷ giá,...), về các loạ i hàng hóa giao dịch trên thị trường sẽ giúp cho các tổ chức tài ch ính cũng như những chủ thể khác tham g ia g iao d ịch có quyết định đúng đắn trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh một cách có hiệu quả để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.