Phân tích tỷ suất:

Một phần của tài liệu bằng chứng kiểm toán và các vấn đề liên quan (Trang 30 - 32)

+ Là cách thức so sánh những số dư tài khoản hoặc loại hình nghiệp vụ. Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình hình tài chính của một công ty nào đó với

công tu khác trong cùng một tập đoàn hay cùng một ngành. Thông thường khi phân tích tỷ suất cũng phải xem xét xu hướng của tỷ suất đó. Trong loại hình phân tích nêu trên, KTV kiểm tra tính hợp lý kết hợp các dữ liệu hoạt động, các dữ liệu tài chính và được lập ra để kiểm tra sự tương ứng giữa hai loại dữ liệu này. Do đó mức độ chính xác hay đáng tin của bằng chứng kiểm toán thu được khi kiểm tra tính hợp lý được xem là cao nhất. Phân tích tỷ suất được dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo khác nhau có mối liên quan nên việc phân tích các tỷ suất cũng có thể cung cấp thông tin có giá trị. Phân tích xu hướng được xem là cung cấp thông tin có độ tin cậy thấp nhất vì kỹ thuật này dùng nhiều các số liệu của quá khứ. Tuy nhiên, nếu có cả sự phân tích lùi thì các bằng chứng kiểm toán tập hợp được trở nên có ý nghĩa hơn.

Khi sử dụng kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán KTV cần giải quyết 4 vấn đề sau:

-Thứ nhất là chọn loại hình phân tích phù hợp.

-Thứ hai là đưa ra mô hình dự đoán những số liệu tài chính hay những xu hướng hoặc tỷ suất về số liệu tài chính và số liệu hoạt động.

-Thứ ba là dự đoán và so sánh dự đoán của KTV với số liệu của đơn vị được kiểm toán. -Thứ tư là sử dụng các đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về bằng chứng kiểm toán thu được.

Ưu điểm:

-Tương đối đơn giản, có hiệu quả cao vì tốn ít thời gian.

-Chi phí của kiểm toán thấp mà vẫn có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán về sự đồng bộ, chuẩn xác và có giá trị về mặt kế toán, giúp KTV đánh giá được tổng thể mà không bị sao vào các nghiệp vụ cụ thể.

-Thủ tục phân tích do đó được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán tài chính và được xem là rất hữu ích.

Nhược điểm:

Nhược điểm của kỹ thuật này là chỉ áp dụng được các thông tin có thể so sánh được , tức là các chỉ tiêu khoản mục có cùng nội dung và phương pháp tính. Ngoài ra không thể xác định được chính xác ảnh hưởng của các tác động do hoạt động khác hoặc môi trường của đơn vị vượt ra khỏi thời điểm so sánh.

Do đó, khi áp dụng kỹ thuật này KTV cần lưu ý một số điểm sau:

- Một là mối quan hệ giữa các chỉ tiêu được so sánh: Việc phân tích sẽ không có ý nghĩa nếu các chỉ tiêu không có mối liên hệ với nhau. Ngoài ra, kỹ thuật này chỉ áp dụng với các chỉ tiêu đồng chất về nội dung và phương pháp tính.

- Hai là: Đối với những khoản mục hay chỉ tiêu trọng yếu, KTV không thể sử dụng kỹ thuật phân tích đơn thuần mà cần kết hợp với các kỹ thuật khác để thu được bằng chứng kiểm toán thích hợp.

-Ba là: Trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, cần thận trọng trong phân tích và nên kết hợp nhiều kỹ thuật khác.

- Bốn là: Đánh giá chênh lệch khi phân tích sẽ sai lầm nếu KTV thiểu hiểu biết về những mức chuẩn ngành kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Một phần của tài liệu bằng chứng kiểm toán và các vấn đề liên quan (Trang 30 - 32)