Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học e5 của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh theo lý thuyết giá trị tiêu thụ (Trang 64 - 144)

4.4. Phân tích hồi qui tuyến tính

Căn cứ vào mơ hình hiệu chỉnh như trên, các giả thuyết được đặt ra là có sự tương quan giữa các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp. HCM. Phương pháp hồi qui được sử dụng để xác định sự tương quan này có tuyến tính hay khơng và mức độ quan trọng của từng nhân tố trong sự tác động đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5. Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có 7 nhân tố được đưa vào kiểm định mơ hình. Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mơ hình

Giá trị chức năng về chất lượng

Giá trị chức năng về giá

Giá trị ý nghĩa

Giá trị điều kiện

Giá trị tri thức

Mức độ quan tâm đến môi trường

Hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ H6+ Nhân khẩu học

Bảy biến độc lập được đưa vào mơ hình bao gồm: Giá trị chức năng về chất lượng (QU), giá trị chức năng về giá (PR), giá trị ý nghĩa (ME), giá trị điều kiện (CO), giá trị tri thức (EP), mức độ quan tâm đến môi trường (EC)

Một biến phụ thuộc là hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 (CB).

Phương pháp hồi qui tổng thể các biến (phương pháp Enter) sẽ được sử dụng trên phần mềm SPSS 20.0. Mơ hình hồi quy có dạng sau:

Y = β0 + β1X1i + β2X2i + β3X3i+ β4X4i + β5X5i + β6X6i + εi Trong đó:

β0: hằng số hồi qui

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: hệ số ước lượng

Biến phụ thuộc: Yi: hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 tại quan sát thứ i, i=1,2,…n (n= kích thước mẫu)

Biến độc lập bao gồm:

X1i: Giá trị chức năng về chất lượng tại quan sát thứ i. X2i: Giá trị chức năng về giá tại quan sát thứ i.

X3i: Giá trị ý nghĩa tại quan sát thứ i. X4i: Giá trị điều kiện tại quan sát thứ i. X5i: Giá trị tri thức tại quan sát thứ i.

X6i: Mức độ quan tâm đến môi trường tại quan sát thứ i.

εi: là sai số tại quan sát thứ i, nghĩa là những giải thích khác cho Y ngồi X, trnog đó bao gồm các biến độc lập khác (không hiện diện trong mơ hình) và sai số, ví dụ sai số đo lường.

4.4.1. Phân tích tương quan

Bước thứ nhất trước khi chạy hồi qui là các biến độc lập phải có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, do đó, trước khi chạy hồi qui tác giả tiến hành tính hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mơ hình.

Kết quả phân tích tương quan cho thấy hệ số tương quan của biến độc lập với biến phụ thuộc đều khác 0 và mức ý nghĩa sig. < 0,01 với độ tin cậy 99%, riêng biến CO thì có mức ý nghĩa sig.= 0,01 < 0,05 với độ tin cậy 95%. Do đó, các biến

độc lập (giá trị ý nghĩa, giá cả, mức độ quan tâm đến môi trường, giá trị tri thức, chất lượng, giá trị điều kiện) đều có mối quan hệ với biến phụ thuộc hành vi lựa chọn xăng sinh học E5. Do vậy, các biến được đưa vào phân tích hồi qui tiếp theo (Phụ lục 8).

4.4.2. Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết

 Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng

như hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity)

Đồ thị Scatterplot (Phụ lục 9) cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 mà khơng tạo thành một hình dạng nào. Như vậy giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau và phương sau của phần dư không thay đổi. Điều đó chứng tỏ mơ hình hồi qui phù hợp.

 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Trên đồ thị P-Plot (Phụ lục 9) các điểm các điểm phân vị của phân phối của biến phần dư không nằm quá xa đường thẳng của phân phối chuẩn nên có thể xem phần dư có phân phối gần chuẩn.

Ngồi ra đồ thị Histogram (Phụ lục 9), biểu đồ tần số của phần dư cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số, giá trị trung bình (Mean) = 0.00 và độ lệch chuẩn (std.Dev.) = 0,991 = 1. Do đó, ta có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan giữa các phần

dư)

Kết quả tính tốn cho hệ số Durbin-Watson = 2,001 xấp xỉ bằng 2, nghĩa là các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau.

4.4.3. Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi qui tuyến tính bội

Bảng 4.7: Đánh giá độ phù hợp của mơ hình

Mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn của ước lượng

1 0,706a 0,498 0,489 .71506389

lượng, giá cả, giá trị ý nghĩa, giá trị điều kiện, giá trị tri thức, mức độ quan tâm đến mơi trường. Cịn lại 50,2% sự thay đổi hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 là do các yếu tố khác khơng có trong mơ hình.

Bảng 4.8: Kết quả phân tích kiểm định F

Mơ hình Tổng độ lệch bình phương Bậc tự do df Độ lệch bình phương bình quân F Sig. Hồi qui 161,401 6 26,900 52,610 0,000b Phần dư 162,599 318 0,511 Tổng 324,000 324

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Kiểm định này cho biết mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Theo kết quả trong bảng 4.8, ta thấy giá trị sig. = 0,000 < 0,05 nên mơ hình hồi qui phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

4.4.4. Ý nghĩa hệ số hồi qui

Giả thuyết H0 đặt ra là khơng có ảnh hưởng của từng nhân tố chất lượng, giá cả, giá trị ý nghĩa, giá trị điều kiện, giá trị tri thức, mức độ quan tâm đến môi trường giản đơn và mức độ quan tâm đến mơi trường có tổ chức đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5. Kết quả từ bảng 4.9 cho thấy, các biến độc lập đều có giá trị sig. = 0,000 < 0,05, như vậy các biến độc lập trong mơ hình có tác động đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 trên phạm vi tổng thể với độ tin cậy 95%

Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi qui Mơ hình

Hệ số

chưa điều chỉnh điều chỉnh Hệ số Giá trị

kiểm định- t Mức ý nghĩa B Độ lệch chuẩn Beta Hằng số -3.916E-017 ,040 ,000 1,000 Giá trị ý nghĩa ,396 ,040 ,396 9.960 ,000 Giá cả ,239 ,040 ,239 6,014 ,000 Mức độ quan tâm đến môi trường ,300 ,040 ,300 7,554 ,000 Chất lượng ,352 ,040 ,352 8,871 ,000 Tri thức ,197 ,040 ,197 4,962 ,000 Điều kiện ,177 ,040 ,177 4,460 ,000

Theo bảng 4.10 về tóm tắt các kết quả kiểm định giả thuyết thì 6 giả thuyết nghiên cứu sau khi điều chỉnh mơ hình đều được chất nhận, vì vậy 6 nhân tố đều tác động dương (do hệ số beta dương) đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5. Trong đó nhân tố giá trị ý nghĩa ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đến là nhân tố chất lượng ảnh hưởng nhiều thứ 2 và nhân tố giá trị điều kiện có ảnh hưởng ít nhất.

Bảng 4.10: Bảng tóm tắt kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Beta Sig. Kết luận

H1 Chất lượng và hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 có mối quan hệ đồng biến

,352 ,000 Chấp nhận

H2 Giá cả và hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 có

mối quan hệ đồng biến ,239 ,000 Chấp nhận

H3 Giá trị ý nghĩa khi lựa chọn xăng sinh học E5 và hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 có mối quan hệ đồng biến

,396 ,000 Chấp nhận

H4 Giá trị điều kiện khi lựa chọn xăng sinh học E5 và hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 có mối quan hệ đồng biến

,177 ,000 Chấp nhận

H5 Giá trị tri thức khi lựa chọn xăng sinh học E5 và hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 có mối quan hệ đồng biến

,197 ,000 Chấp nhận

H6 Mức độ quan tâm đến môi trường và hành vi lựa

chọn xăng sinh học E5 có mối quan hệ đồng biến ,300 ,000 Chấp nhận

4.5. Phân tích sự khác biệt về yếu tố nhân khẩu học đối với hành vi lựa chọn

xăng sinh học E5.

4.5.1. Phân tích sự khác biệt về loại xe

Để đánh giá mức độ khác biệt về hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 ở 3 nhóm xe khác nhau, chúng ta thực hiện các kiểm định Anova một chiều.

Kết quả phân tích ở (Phụ lục 10.1) cho thấy kiểm định Levene có sig. = 0,980 > 0,05, điều này có nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Thỏa điều kiện kiểm định Anova. Tiếp theo, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cho thấy sig. = 0,522 > 0,05 điều đó chứng tỏ khơng có sự khác biệt giữa các nhóm xe trong việc lựa chọn xăng sinh học E5.

4.5.2. Phân tích sự khác biệt về loại xăng trước khi dùng xăng E5

Để đánh giá mức độ khác biệt về hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 ở 3 nhóm xăng sử dụng khác nhau, chúng ta thực hiện các kiểm định Anova một chiều.

Kết quả phân tích ở (Phụ lục 10.2) cho thấy kiểm định Levene có sig. = 0,490 > 0,05, điều này có nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Thỏa điều kiện kiểm định Anova. Tiếp theo, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cho thấy sig. = 0,000 < 0,05 điều đó chứng tỏ với độ tin cậy 95% thì loại xăng đổ trước khi dùng xăng E5 có ý nghĩa thống kê đối với hành vi lựa chọn xăng xăng sinh học E5.

Kết quả phân tích hậu Anova cho thấy tất cả các nhóm khi lấy một loại xăng làm gốc để so sánh với các loại xăng khác đều có sig. < 0,05% điều này chứng tỏ có sự khác biệt giữa các loại xăng trước khi dùng xăng sinh học E5 với hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 với độ tin cậy 95%. Giá trị khác biệt trung bình giữa các nhóm về hành vi lựa chọn xăng E5 cho thấy rằng, những người trước đây đổ xăng A95 có giá trị trung bình về lựa chọn xăng E5 cao hơn những người đổ xăng A92, và nhiều loại xăng. Ngoài ra những người trước đây đổ xăng A92 có giá trị trung bình về lựa chọn xăng E5 cao hơn những người đổ nhiều loại xăng.

4.5.3. Phân tích sự khác biệt về địa chỉ

Để đánh giá mức độ khác biệt về hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 ở 3 nhóm xăng sử dụng khác nhau, chúng ta thực hiện các kiểm định Anova một chiều.

Kết quả phân tích ở (Phụ lục 10.3) cho thấy kiểm định Levene có sig. = 0,237 > 0,05, điều này có nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Thỏa điều kiện kiểm định Anova. Tiếp theo, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cho thấy sig. = 0,000 < 0,05 điều đó chứng tỏ với độ tin cậy 95% thì địa chỉ có ý nghĩa thống kê đối với hành vi lựa chọn xăng xăng sinh học E5.

Kết quả phân tích hậu Anova cho thấy, khi so giữa ngoại thành và nội thành thì khơng có sự khác biệt khi lựa chọn xăng E5, nhưng khi so sánh giữa nội thành mới và nội thành cũ sig. < 0,05% điều này chứng tỏ có sự khác biệt giữa việc ở khu vực nội thành mới và nội thành cũ với hành vi lựa chọn xăng sinh học E5. Giá trị khác

biệt trung bình giữa các nhóm về hành vi lựa chọn xăng E5 cho thấy rằng, những người trước ở khu vực nội thành mới có giá trị trung bình về lựa chọn xăng E5 cao hơn những ở nội thành cũ.

4.5.4. Phân tích sự khác biệt về giới tính

Để đánh giá mức độ khác biệt về hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 giữa nam và nữ, chúng ta thực hiện các kiểm định T-Test.

Kết quả phân tích ở (Phụ lục 10.4) cho thấy, kiểm định F có sig. = 0,058 > 0,05, chúng ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu bằng nhau. Kết quả kiểm định t có sig. = 0,02 < 0,05, điều này chứng tỏ có sự khác biệt giữa nam và nữa trong hành vi lựa chọn xăng E5. Ngoài ra giá trị trung bình của nữ về sự lựa chọn sản phẩm xanh thì cao hơn giá trị trung bình của nam.

4.5.5. Phân tích sự khác biệt về độ tuổi

Để đánh giá mức độ khác biệt về hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 ở 4 nhóm tuổi khác nhau, chúng ta thực hiện các kiểm định Anova một chiều.

Kết quả phân tích ở (Phụ lục 10.5) cho thấy kiểm định Levene có sig. = 0,221 > 0,05, điều này có nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Thỏa điều kiện kiểm định Anova. Tiếp theo, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cho thấy sig. = 0,002 < 0,05 điều đó chứng tỏ với độ tin cậy 95% thì độ tuổi có ý nghĩa thống kê đối với hành vi lựa chọn xăng xăng sinh học E5.

Kết quả phân tích hậu Anova cho thấy có sự khác biệt giữa độ tuổi 18-25 và trên 55 tuổi với hành vi lựa chọn xăng sinh học E5. Giá trị khác biệt trung bình giữa các nhóm về hành vi lựa chọn xăng E5 cho thấy rằng, những người ở 18 – 25 tuổi có giá trị trung bình về lựa chọn xăng E5 cao hơn những người trên 55 tuổi.

4.5.6. Phân tích sự khác biệt về trình độ

Để đánh giá mức độ khác biệt về hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 ở 4 nhóm trình độ khác nhau, chúng ta thực hiện các kiểm định Anova một chiều.

Kết quả phân tích ở (Phụ lục 10.6) cho thấy kiểm định Levene có sig. = 0,192 > 0,05, điều này có nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Thỏa

nhóm cho thấy sig. = 0,212 > 0,05 điều đó chứng tỏ với độ tin cậy 95% thì trình độ khơng có ý nghĩa thống kê đối với hành vi lựa chọn xăng xăng sinh học E5.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương này trình bày kết quả kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan hồi qui các nhân tố tác động đến hành vi lựa chọn sản phẩm xanh. Kết quả cụ thể như sau:

− Thơng qua phương pháp tính tần số, các biến liên quan đến nhân khẩu học của đối tượng khảo sát ý kiến được tổng hợp như: loại xe, loại xăng đổ trước khi dùng xăng E5, địa chỉ, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn.

− Các thang đo đều đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha và sau đó tiến hành phân tích nhân tố EFA.

− Kết quả cũng cho thấy mơ hình lý thuyết đề ra phù hợp với dữ liệu thị trường, phương trình hội qui cho thấy, ở độ tin cậy 95%, hành vi lựa chọn sản phẩm xanh của người tiêu dùng Tp.HCM chịu tác động của 6 nhân tố theo mức độ tác động lần lượt từ lớn đến nhỏ như sau: giá trị ý nghĩa (β3 = 0,396), chất lượng (β1 = 0,352), mức độ quan tâm đến môi trường (β7 = 0,300), giá cả (β2 = 0,239), giá trị tri thức khi lựa chọn sản phẩm xanh (β5 = 0,197), giá trị điều kiện (β4 = 0,177).

− Kết quả về phân tích sự khác biệt về yếu tố nhân khẩu học đối với hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 cho thấy có sự khác biệt trong hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 giữa các loại xăng đã dùng trước khi chuyển sang dùng xăng E5, giữa những người ở khu vực nội thành cũ và mới, giữa nam và nữ, giữa những người 18 – 25 tuổi và những người trên 55 tuổi.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Mục đích của chương 5 là tóm tắt các kết quả chính và đề xuất hàm ý quản trị đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng sinh học E5. Chương này bao gồm ba phần: (1) Tóm tắt kết quả chính và các đóng góp về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu; (2) Hàm ý quản trị (3) Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết, xây dựng mơ hình, thang đo, tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học e5 của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh theo lý thuyết giá trị tiêu thụ (Trang 64 - 144)