IV. CÂU HỎI THAM THAM KHẢO
3. Tác phẩm miêu tả sức sống tiềm tàng của người dân miền núi (giá trị nhân đạo):
a) Qua nhân vật Mị :
- Dù bị áp chế về cả thể xác và tinh thần, tâm hồn Mị vẫn không hoàn toàn giá lạnh. Bên trong cái dáng lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, Tô Hoài vẫn nhận ra một sức sống tiềm tàng trong con người Mị mà khi có đủ điều kiện nó sẽ vùng lên để tìm lại cuộc sống đích thực cho mình.
- Sức sống của nhân vật Mị được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm.
+ Trong lần định ăn nắm lá ngón tự tử : Mị định chết vì ý thức được cuộc sống tủi nhục, vô nghĩa của mình.
+ Trong đêm tình mùa xuân : Điều kiện có tác dụng trực tiếp cho việc biểu hiện sức sống của Mị là không gian của đêm tình mùa xuân, hơi rượu và tiếng sáo. Sức sống của Mị thể hiện trong cảm xúc, trong sự hồi tưởng và hành động. Sức sống tiềm tàng thể hiện ngay cả khi bị trói.
+ Trong đêm cởi trói cho A Phủ : Từ sự đồng cảm với A Phủ (khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ khi bị trói), Mị nhận ra gia đình thống lý Pá Tra độc ác thật, trói người cho đến chết và Mị đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ.
- Kết quả của sức sống tiềm tàng: Mị cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn hỏi Hồng Ngài đến với cuộc sống tự do.
b) Qua nhân vật A Phủ :
- Nếu như trong phần đầu nhà văn chú ý miêu tả Mị thì ở phần sau, khi hai người chạy thoát khỏi Hồng Ngài và nên vợ nên chồng, nhà văn lại quan tâm miêu tả quá trình giác ngộ cách mạng của A Phủ nhiều hơn.
- Thoát khỏi gông cùm của bọn phong kiến, A Phủ lại đối đầu với bọn thực dân. Dần dần, anh ý thức rõ hơn về mình và tội ác của thực dân Pháp. Từ căm thù thực dân, A Phủ đã đến với A Châu, đến với cách mạng bằng một tấm lòng thành thật, trong sáng...Và nhiều lúc chính anh là người nâng đỡ tinh thần cho Mị.
- A Phủ dã khẳng định bản thân mình bằng chính hành động đấu tranh cách mạng.