Phụ lục 1: Chọn điểm nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được chọn là 2 xã Bình Dương và Bình Hiệp. Trong đó, Bình Dương là xã được chọn làm xã điểm trong xây dựng NTM của huyện Bình Sơn cũng như tỉnh Quảng Ngãi cịn Bình Hiệp nằm trong nhóm khơng được chọn làm điểm17. Việc lựa chọn 2 xã thuộc hai nhóm khác nhau sẽ giúp cho đề tài có được sự đánh giá, so sánh sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại 2 xã. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, tác giả nhận thấy khơng có sự khác biệt lớn đối với sự tham gia của người dân tại 2 xã nên bài viết chủ yếu phân tích số liệu tại 2 xã như một cơ sở dữ liệu chung. Phương pháp thu thập số liệu
Đối tượng áp dụng: người dân
Khung mẫu: trên địa bàn 2 xã Bình Dương và Bình Hiệp
Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất mà cụ thể là chọn mẫu thuận tiện kết hợp với điều kiện thực tế tại nơi điều tra. Đề tài tập trung điều tra trên 2 nhóm người dân là nơng dân và ngư dân đối với xã Bình Dương và nhóm nơng dân đối với xã Bình Hiệp. Số mẫu điều tra sẽ phân tương đối trên các khu dân cư/thôn. Xác định cỡ mẫu: Đề tài lựa chọn cỡ mẫu ≥ 30 đối với mỗi địa phương điều tra nhằm đáp ứng yêu cầu thống kê và kết hợp với lượng thông tin mới thu được từ phiếu điều tra để xác định cỡ mẫu. Kết quả thu được qua điều tra là 66 mẫu, trong đó 32 mẫu tại xã Bình Hiệp và 34 mẫu tại xã Bình Dương.
17 Huyện Bình Sơn gồm 24 xã và 1 thị trấn. Các xã điểm trong xây dựng NTM gồm Bình Dương, Bình Thới và Bình Trung. Các xã cịn lại: Bình An, Bình Châu, Bình Khương, Bình Mỹ, Bình Hiệp, Bình Thanh Đơng, Bình Thanh Tây, Bình Hịa, Bình Trị, Bình Hải, Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Chương, Bình Long, Bình Ngun, Bình Đơng, Bình Minh, Bình Tân, Bình Phước, Bình Thuận.