Khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự khác biệt về tăng trưởng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tình huống ngành hàng cà phê (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.2. Khuyến nghị chính sách

Từ những phân tích và kết luận trên, đề tài đưa ra những khuyến nghị chính sách như sau: (i) Phát triển thể chế - hoàn thiện luật và các quy định liên quan đến quản lý hoạt

động kinh doanh cà phê: Hiện nay, Chính phủ giải quyết vấn đề khó khăn VAT

bằng cách bỏ thuế VAT cho mặt hàng cà phê. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề về thể chế khác cần phải hoàn thiện. Đối với Nghị định 23/2007/NĐ-CP và Thơng tư

08/2013/TT-BCT, Chính phủ cần phải có biện pháp chế tài, xử phạt nhằm răn đe các doanh nghiệp FDI vi phạm quy định. Nên thành lập tổ liên ngành phối hợp giữa Chi cục quản lý thị trường, chi cục Thuế, và chính quyền tại nơi các DN FDI đặt điểm thu mua trực tiếp của nông dân để thanh tra xử lý các trường hợp vi phạm. (ii) Chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ cần tập trung thu hút các dự án chế biến sâu đối với mặt hàng cà phê và khuyến khích tiêu thụ nội địa: Hiện nay hơn

93%-95% sản lượng cà phê VN được XK, chỉ có 5%-7% tiêu thụ nội địa. Trong đó chủ yếu là XK cà phê nhân thơ. Vì vậy để giảm bớt áp lực XK cà phê nhân thơ, Chính phủ có chính sách thu hút đầu tư các nhà máy chế biến sâu và chế biến cà phê thành phẩm. Cụ thể bằng các chính sách ưu tiên về thuế và đất đai cho các dự án đầu tư chế biến cà phê bột và cà phê hòa tan. Nếu thu hút được các tập đoàn rang xay đặt các nhà máy tại VN, thì các DN kinh doanh cà phê có nhiều cơ hội và điều kiện để bán trực tiếp cà phê nguyên liệu cho các tập đoàn này hơn, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho các DN trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có

những Chính sách khuyến khích tăng cầu nội địa về tiêu thụ cà phê trong nước, giảm bớt áp lực XK mặt hàng cà phê.

(iii) Chính phủ cần giao nhiệm vụ theo dõi cung cầu và nghiên cứu thông tin thị trường cà phê cho một cơ quan chuyên trách: Việc theo dõi cung cầu trên thị

trường, hỗ trợ các DN trong nước ra quyết định là việc làm hết sức quan trọng, giúp hạn chế tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa DN FDI và DN trong nước. Vì đây là một trong những điểm yếu nghiêm trọng của DN trong nước so với DN FDI, dẫn đến việc sai lầm trong các chiến lược kinh doanh. Vicofa với chức năng đại diện ngành hàng cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê quốc tế, cần được giao chuyên trách việc theo dõi cung cầu và nghiên cứu thông tin thị trường, cung cấp cho DN và các Bộ ngành có liên quan để có những đối sách phù hợp với biến động thị trường.

(iv) Chính phủ cần ổn định kinh tế vĩ mô thông qua duy trì mức lãi suất ổn định ở mức ngang bằng với các nước trong khu vực, và tăng khả năng tiếp cận vốn cho DN cà phê trong nước: Vốn là một trong số các yếu tố quan trọng nhất trong

kinh doanh cà phê. Vì vậy ổn định kinh tế vĩ mơ qua chính sách lãi suất ổn định ở mức hợp lý trong khoảng thời gian dài sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong nước một cách hiệu quả. Với chi phí vốn ổn định và hợp lý, DN trong nước có thể cạnh tranh với các DN FDI về giá nhờ lợi thế chi phí quản lý rẻ hơn so với DN FDI. Chính phủ đã bổ sung cà phê vào danh sách được giãn nợ vay tín dụng XK từ 12 tháng lên 36 tháng, nhờ đó giúp các DN cà phê giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên như vậy là chưa đủ, Chính phủ cần có chính sách giúp DN trong nước tiếp cận vốn dễ hơn, ngoài phương thức cho vay chủ yếu bằng hợp đồng XK như hiện này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự khác biệt về tăng trưởng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tình huống ngành hàng cà phê (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)