1. Tạo công trình mới:
Sau khi cài đặt chương trình xong ta có thể bắt đầu làm việc với phần mềm dự toán. Đầu tiên chạy chương trình dự toán bằng cách nhấn vào biểu tượng Acitt trên màn hình destop.
Ta kích chuột vào “ Dự toán ACITT” trên thanh menu vào mục tạo hạng mục mới sẽ xuất hiện hộp thoại:
Ta nhập tên hạng mục (Ví dụ tên hạng mục: NHÀ 6 PHÒNG HỌC) và click chuột tại ô “ Đồng ý”, sau đó tại phần bìa dự toán ta gõ tên công trình (Ví dụ tên công trình: TRƯỜNG TIỂU HỌC GIO MỸ SỐ 2) thì công trình mới như sau:
Sau đó, lưu lại bằng cách bấm tổ hợp phím Ctrl+S hoặc biểu tượng
Save trên thanh công cụ của phần mềm.
Chú ý: khi lưu file nên lưu theo tên công trình cho việc tìm kiếm dễ dàng.
2. Nạp định mức:
Bước 1: Bấm vào nút danh sách DBF, hoặc lựa chọn trong menu dự toán ACITT, lựa chọn đơn giá, giá vật tư của tỉnh thành phố cần sử dụng:
Muốn thay dữ liệu vào ta lựa chọn kiểu DBF rồi bấm Loại bỏ tiếp theo bấm Thêm…và chọn DBF cần dùng.
Bước 2: Trong bảng dự toán đặt ô lựa chọn ở cột Mã hiệu đơn giá và thực hiện tra cứu theo mã, tên công việc trong đơn giá bằng việc nhấn nút
Bước 3: Ta chọn tên công việc phù hợp với bản vẽ thiết kế và nhấn chuột vào ô “ Đồng ý” bên dưới. Lúc này mã hiệu, tên công việc, đơn vị; đơn giá của vật liệu, nhân công ca máy sẽ được ghi đầy đủ trong bảng dự toán. (Ví dụ: chọn mã hiệu: AB.11313, tên công việc: Đào móng băng, rộng <=3m, sâu <=1m, đất cấp 3. Công việc đào móng không cần đến vật liệu và máy nên trong đơn giá không ghi mà chỉ ghi đơn giá nhân công).
Mặt khác, nếu nhớ mã của công việc cần làm thì chỉ cần nhập ở ô mã hiệu đơn giá, chương trình sẽ chạy những phần còn lại nên rút ngắn được thời gian.
3. Phân tích khối lượng công việc:
Phương thức diễn giải khối lượng công việc trong bảng dự toán theo từng dòng. Ta thực hiện diễn giải khối khối lượng ngay dưới tên công việc
Chương trình sẽ tự động đưa kết quả diễn giải sang cột khối lượng, nếu muốn tính toán lại tất cả các dòng diễn giải, ta lựa chọn các ô đã diễn giải sau đó bấm Ctrl+E hoặc nút tính toán diễn giải trên thanh toolbar.
Tiếp tục thao tác tra mã hiệu và phân tích khối lượng các công việc đến khi hoàn tất công trình đó.
Trong trường hợp mà công việc không có mã hiệu như hướng dẫn thì ta có thể kí hiệu TT – tạm tính. Còn đơn giá ta khảo sát từ giá cả thị trường, riêng nhân công có thể lấy theo một công việc tương đương.
Chú ý: Khi nhập số liệu thấy thiếu dòng công việc ta chèn thêm dòng phía trên dòng tổng cộng bằng thao tác chọn Inser – Rows.
4. Phân tích vật tư:
Theo các bộ định mức thì bảng phân tích vật tư của phần mềm dự toán ACITT 2007 phân tích đầy đủ và chi tiết nhất của các thành phần hao phí cho một công việc như(vật liệu, nhân công, máy thi công, %vật liệu khác…)
Có nhiều cách để phân tích khác nhau như lựa chọn một công việc hay toàn bộ khối lượng công việc để tiến hành.
5. Tổng hợp vật tư:
Từ bảng phân tích phần mềm tự động tính toán qua sheets tổng hợp bao gồm các danh mục như vật tư, nhân công, máy thi công với các hao phí kèm theo…
6. Bảng giá trị vật tư:
Cũng là một sheets khác tự động liên kết từ bảng tổng hợp vật tư để chạy theo nhiều loại giá mà người dùng có thể chọn nó như giá gốc, giá thông báo, giá thị trường..đây là một bảng biểu linh hoạt mà người dùng có một bảng giá hoàn hảo nhất. Thông thường ta chọn giá thông báo là giá gốc nên số liệu trong phần đơn giá không nhất thiết phải thay đổi.
7. Bảng chênh lệch vật tư:
Ở bảng chêch lệch phần mềm tự động tính ra số tiền chêch lệch theo từng loại chêch lệch như giữa giá gốc & giá thông báo, giá gốc & giá thị trường hay giá thông báo & giá thị trường để cuối cùng người lập dự toán có được một chi phí chêch lệch chính xác.
Trong bảng này giá gốc được áp giá từ bảng chênh lệch vật tư còn đơn giá thông báo ta lấy từ giá vật liệu thị trường ( thường lấy giá từ các tỉnh, thành có xây dựng công trình đó).
8. Bảng chi phí vận chuyển:
Đây là bảng tính cước vận chuyển với nhiều cách tính khác nhau, nhiều loại cước và thay đổi tuỳ theo đặc thù của từng loại cước, bảng tính này cho phép người dùng tính cước vận chuyển, cước bốc xếp nội bộ...và liên kết qua lại giữa các sheets cần thiết.
Riêng các phần như trọng lượng, nguồn mua, phương tiện vận chuyển, tổng cự ly, bậc hàng… trong bảng ta phải tự điều chỉnh:
- Trọng lượng: là chỉ số được quy đổi từ một đơn vị khối lượng sang đơn vị tấn.
- Nguồn mua: nơi cung cấp vật liệu cho công trình.
- Phương tiện vận chuyển: ô tô ( có thể tính theo hệ số nâng hạ ben), phương tiện thô sơ, sức người…
- Bậc hàng được chia thành các loại sau:
Hàng bậc 1: Đất, cát, sạn (sỏi), đá xây, gạch xây các loại.
Hàng bậc 2: Ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, các loại quặng, sơn, các loại tranh tre, nứa lá, bương, vầu, hóp, sành sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song…) các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống (trừ ống nước)…
Hàng bậc 3: Lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân động vật), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách báo, giấy viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư và thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa).
Hàng bậc 4: Nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, hàng dơ bẩn các loại, kính các loại, hàng tinh vi, thủy tinh, xăng dầu chứa phi.
Trường hợp vận chuyển các mặt hàng không có tên trong danh mục 4 bậc hàng nêu trên thì chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.
Trong đó hệ số đối với hàng bậc 1, 2, 3, 4 tương ứng 1; 1,1; 1,3; 1,4.
- Cự ly tổng cộng là khoảng cách tính từ nguồn mua đến chân công trình.
9. Bảng dự toán dự thầu:
Bảng biểu này tự động xuất kết quả từ bảng giá trị vật tư sau đó nhân với khối lượng công việc trong bảng dự toán mà ta có được giá trị dự thầu cho một công việc...
10. Bảng tính đơn giá chi tiết:
Một bảng tính hoàn hảo cho các nhà thầu, hoàn toàn tự động dẫn giá từ bảng giá trị vật tư và tính toán chi tiết các thành phần hao phí kèm theo các hệ số của từng hạng mục công việc khác nhau..Từ bảng biểu này các nhà thầu có một cái giá dự thầu chi tiết và hợp lý nhất trong hồ sơ của mình. Người dùng có thể chỉnh sửa theo ý mình,từ đó xây dựng đơn giá riêng khi lựa chọn tính năng kết xuất đơn giá, định mức…
11. Bảng dự toán tiên lượng:
Thao tác và bóc tách tiên lượng dễ dàng như: tra cứu theo mã, theo tên nội dung công việc, tra cứu liên tục nhiều công việc một lúc.
Diễn giải tiên lượng bằng công thức tính toán tự động hoặc dài rộng cao tuỳ ý hay các hàm Excel có sẵn, đồng thời đo bóc diễn giải tiên lượng thép…
12. Bảng tổng hợp kinh phí:
Bảng tổng hợp kinh phí giúp chúng ta tính toán kinh phí cũng như thanh quyết toán một cách đầy đủ và gọn gàng nhất, chi tiết nhất.
13. Bảng tổng dự toán:
Bao gồm tính chi phí tư vấn thiết kế-chi phí kiểm tra kiểm toán, lập dự án đầu tư... Toàn bộ dự toán chạy xong phần mềm tự động cho ta bảng tổng dự toán với các chi phí và cách tính cho toàn bộ dự toán, ở bảng này các thành
phần chi phí thực hiện theo nghị định và thông tư mới nhất đã được ban hành như nghị định 99 kèm theo thông tư 05/2009 hay quyết định 957/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng.
Tất cả các bảng từ phân tích vật tư cho đến bảng tổng dự toán được thực hiện với một thao tác đơn giản là bấm vào nút biểu tượng hoặc lựa chọn tiêu đề của nó ngay trên thanh menu thì chương trình sẽ tự động xuất kết quả trong khoảng thời gian ngắn nhất.