Kết quả phân tích nhân tố lần 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 74)

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7 GC1 .728 GC2 .791 GC3 .691 SP1 .659 SP2 .861 SP4 .589 .540 DT1 .771 DT2 .792 DT3 .596 DT4 .544 TT1 .803 TT2 .717 TT4 .572 GT1 .785 GT2 .797 NV2 .604 NV3 .700 NV4 .627 NV5 .704 HQ1 .764 HQ3 .726 Eigenvalue 4.106 2.460 2.068 1.562 1.327 1.128 1.116 Phương sai trích % 19.553 11.715 9.848 7.436 6.320 5.374 5.313 Tổng tích lũy % 19.553 31.268 41.116 48.552 54.873 60.246 65.559

(Nguồn :Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Kết quả phân tích nhân tố lần thứ 3 cho thấy có 07 nhân tố được trích ra tại giá trị Eigenvalue là 1.116, với tổng phương sai trích là 65.559%, nghĩa là 07 nhân tố này giải thích được 65.559% sự biến thiên của dữ liệu. Tất cả các biến đều có trọng số nhân tố > 0.5 đạt yêu cầu đề ra.

Tuy nhiên có biến SP4 có trọng số nhân tố tại các nhân tố 1 và 4 lần lượt là 0.589 và 0.540. Căn cứ trọng số tại nhân tố 1 (0.589) cao hơn trọng số tại nhân tố 4 (0.540) và xét nội dung ý nghĩa của SP4 thì chúng ta có thể chuyển biến SP4 vào nhóm nhân tố 1 cùng với các biến NV5, HQ1, HQ3 cho phù hợp về ý nghĩa liên quan đến Hiệu quả hoạt động.

Qua 3 lần phân tích nhân tố đã loại 2 biến TT3. “Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng

X có các chi nhánh/ điểm giao dịch gần nhà/ trụ sở, văn phịng Doanh nghiệp” và biến HQ2. “Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có thời gian chờ xử lý giao dịch ngắn”. Điều này được giải thích như sau:

Đối với việc loại biến TT3. “Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có các chi nhánh/ điểm giao dịch gần nhà/ trụ sở, văn phịng Doanh nghiệp”: trong nghiên cứu định tính đã có đề xuất loại bỏ biến TT3 do biến TT2. “Tơi chọn ngân hàng X vì các Chi nhánh/ điểm giao dịch của Ngân hàng X có vị trí thuận tiện, dễ tìm thấy khi đến giao dịch” đã bao hàm nội dung biến TT3. Tuy nhiên do biến TT3 vẫn có ý nghĩa về nội dung so với biến TT2 nên tác giả đề xuất giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố. Căn cứ kết quả phân tích nhân tố, trong trường hợp biến TT3 khơng có giá trị nội dung (do nội dung biến TT2 đã bao gồm biến TT3) thì sẽ bị loại theo đúng đề xuất ban đầu.

Đối với việc loại biến HQ2. “Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có thời gian chờ xử lý giao dịch ngắn”: trong yếu tố Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ có biến quan sát SP4. “Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X ln đáp ứng yêu cầu của Doanh nghiệp một cách nhanh chóng”, nội dung gần tương đồng với biến HQ2 và thể hiện được rõ ràng nội dung hiệu quả trong hoạt động hàng ngày nên qua kết quả phân tích nhân tố lần thứ 3 sau khi loại bỏ biến HQ2 thì biến SP4 được chuyển vào nhóm nhân tố 1 cùng với các biến NV5, HQ1, HQ3

cho phù hợp về ý nghĩa liên quan đến Hiệu quả hoạt động. Do đó việc loại biến HQ2 là hợp lý.

4.3.2 Kết quả phân nhóm nhân tố:

Sau khi đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha và thực hiện phân tích nhân tố EFA, 21 biến quan sát được phân thành 07 nhóm nhân tố phù hợp với mơ hình giả thuyết ban đầu. Tuy nhiên mỗi nhóm nhân tố có sự thay đổi biến quan sát so với đề xuất ban đầu, cụ thể như sau:

- Nhân tố 1: “Giá cả cạnh tranh”

Bao gồm 3 biến như đề xuất:

GC1. Tôi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có lãi suất cho vay cạnh tranh so

với các ngân hàng khác

GC2. Tôi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có lãi suất tiền gửi cạnh tranh so

với các ngân hàng khác

GC3. Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có biểu phí dịch vụ cạnh tranh so

với các ngân hàng khác

Do các biến này đều thuộc thang đo “Giá cả cạnh tranh” theo đề xuất ban đầu nên nhân tố 1 vẫn được giữ nguyên tên là “Giá cả cạnh tranh”, với mã biến “GIACA”.

- Nhân tố 2: “Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ”

Bao gồm 2 biến sau khi đã chuyển biến SP4 sang nhân tố Hiệu quả hoạt động:

SP1. Tôi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có sản phẩm/ dịch vụ đa dạng phù

hợp với nhu cầu Doanh nghiệp

SP2. Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có sản phẩm/ dịch vụ ln được cải

tiến, đổi mới phù hợp nhu cầu Doanh nghiệp

Do các biến này thuộc thang đo “Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ” theo đề xuất ban đầu nên nhân tố 2 vẫn được giữ tên là “Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ”, với mã biến “SANPHAM”.

Bao gồm 4 biến như đề xuất ban đầu:

DT1. Tôi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có uy tín tốt, thương hiệu trên thị

trường

DT2. Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X đã thành lập lâu năm

DT3. Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X được nhiều người lựa chọn để giao

dịch

DT4. Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có tài chính lành mạnh, minh bạch

Do các biến này đều thuộc thang đo “Danh tiếng Ngân hàng” theo đề xuất ban đầu nên nhân tố 3 vẫn được giữ tên là “Danh tiếng Ngân hàng”, với mã biến “DANHTIENG”.

- Nhân tố 4: “Sự thuận tiện”

Bao gồm 3 biến, sau khi đã lược bỏ biến TT3 trong phân tích nhân tố EFA, việc loại biến TT3 đã được tác giả trao đổi, phỏng vấn lại với một số đối tượng khảo sát thì nhận được phản hồi khá hợp lý là yếu tố này thuộc về các yếu tố “Trội” chứ khơng nằm trong nhóm các yếu tố “Chuẩn” trong nhân tố thuận tiện ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng giao dịch tín dụng vì có thể Ngân hàng X có điểm giao dịch gần nhà/ trụ sở doanh nghiệp nhưng lại khơng có mạng lưới nhiều điểm giao dịch rộng khắp hoặc vị trí tại các điểm bất tiện, khó khăn trong việc đi lại. Các biến còn lại trong nhân tố “Sự thuận tiện” bao gồm:

TT1. Tôi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có nhiều Chi nhánh/ Điểm giao dịch TT2. Tơi chọn ngân hàng X vì các Chi nhánh/ điểm giao dịch của Ngân hàng X

có vị trí thuận tiện, dễ tìm thấy

TT4. Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có các điểm giao dịch ngồi giờ và

vào các ngày cuối tuần.

Các biến này đều thuộc thang đo “Sự thuận tiện” nên nhân tố 4 mang tên “Sự thuận tiện”, với mã biến “THUANTIEN”.

- Nhân tố 5. “Hiệu quả trong hoạt động hàng ngày”

Gồm 4 biến, bao gồm 2 biến theo đề xuất ban đầu và 2 biến chuyển từ nhân tố “Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ” và nhân tố “Chất lượng nhân viên ngân hàng”. Theo đánh giá như đã nêu, việc chuyển biến SP4 và NV5 sang nhân tố “Hiệu quả trong hoạt động hàng ngày” hồn tồn hợp lý, có ý nghĩa về nội dung và phù hợp với thực tế.

SP4. Tôi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X luôn đáp ứng các yêu cầu của

Doanh nghiệp một cách nhanh chóng

NV5. Tơi chọn Ngân hàng X vì Nhân viên Ngân hàng X giải quyết thỏa đáng các

khiếu nại và yêu cầu của Doanh nghiệp

HQ1. Tôi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có thủ tục, hồ sơ đơn giản, quy

trình ngắn gọn

HQ3. Tôi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có thời gian chờ xử lý giao dịch

ngắn.

Các biến này đều có nội dung thể hiện tính chất hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong việc cung ứng sản phẩm/ dịch vụ đến Khách hàng nên nhân tố thứ 7 được đề xuất mang tên “Sự hiệu quả trong hoạt động hàng ngày”, với mã biến “HIEUQUA”.

- Nhân tố 6. “Chất lượng Nhân viên ngân hàng”:

Gồm 3 biến, sau khi chuyển biến NV5 sang nhân tố thuộc về Hiệu quả hoạt động theo kết quả phân tích nhân tố EFA, điều này hoàn toàn phù hợp khi người khảo sát đánh giá biến NV5 thể hiện Sự hiệu quả hoạt động của ngân hàng hơn là yếu tố thuộc về Đội ngũ nhân viên vì cho rằng khách hàng được ngân hàng giải quyết thỏa đáng các yêu cầu và khiếu nại của doanh nghiệp.

NV2.Tơi chọn Ngân hàng X vì Ngân hàng X có đội ngũ nhân viên thân thiện, lịch

thiệp.

NV3. Tôi chọn Ngân hàng X vì nhân viên Ngân hàng X có kỹ năng, trình độ, kiến

NV4. Tơi chọn Ngân hàng X vì Nhân viên Ngân hàng X tư vấn đầy đủ thông tin

sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Các biến này đều thuộc thang đo “Chất lượng nhân viên ngân hàng” nên nhân tố 6 vẫn được giữ tên “Chất lượng nhân viên ngân hàng”, với mã biến “NHANVIEN”.

- Nhân tố 7. “Giới thiệu của bên thứ 3”:

GT1. Tơi chọn Ngân hàng X vì có sự giới thiệu của người thân đang giao dịch/

công tác tại Ngân hàng X

GT2. Tơi chọn Ngân hàng X vì có sự giới thiệu của bạn bè đang giao dịch/ công

tác tại Ngân hàng X.

Các biến này đều thuộc thang đo “Giới thiệu của bên thứ 3” nên nhân tố 5 được giữ nguyên tên “Giới thiệu của bên thứ 3”, với mã biến “GIOITHIEU”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)