Chính sách lãi suất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ ở một nền kinh tế mở , nhỏ với tỷ giá cố định bằng chứng thực nghiệm ở việt nam giai đoạn 2000 2015 (Trang 37 - 41)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.6 Phân tích việc thực thi chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

2.6.4 Chính sách lãi suất ở Việt Nam

Từ tháng 3 – 1988: Hoạt động ngành ngân hàng từng bước chuyển hoạt động

sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên do lạm phát cao nên chính sách lãi suất chưa thực hiện được lãi suất dương cho nên thời kỳ này là thời kỳ điều hành theo cơ chế lãi suất âm. Hệ thống lãi suất này có nhiều tiêu cực như khả năng huy động vốn đi với yêu cầu rút bít tiền lưu thơng, giải toả áp lực của tiền đối với giá cả hàng hoá bị hạn chế nhiều, nhu cầu vay vốn tăng lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả tạo cho doanh nghiệp, ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng, tạo lỗ khơng đáng có cho ngân hàng. Ngân hàng khơng thể kinh doanh tiền tệ bình thường theo cơ chế thị trường.

Từ tháng 3 – 1989:Khi lạm phát đã được kiềm chế và đẩy lùi tương đối thấp ,

có điều kiện thực hiện chính sách lãi suất dương dương tức là lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động và lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lạm phát. Để thu hút tiền thừa trong lưu thơng về, kìm chế lạm phát, tránh bao cấp qua lãi suất, NHNN đã nâng lãi suất huy động lên một lượng rất cao trong một thời gian ngắn nhờ vậy đã thu hút một khối lượng tiền lớn trong lưu thơng, tăng nguồn vốn tín dụng, giảm áp lực lạm phát, chuyển lãi suất âm qua lãi suất dương, xử lí hài hồ lợi ích giữa người gửi tiền, người vay vốn và tổ chức tín dụng, xoá bỏ bao cấp qua lãi suất ngân hàng, chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh thực sự. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, hệ thống lãi suất còn phức tạp, còn nhiều mức lãi suất tiền gửi và cho vay, đối với từng ngành kinh tế có mức lãi suất riêng, đối với các thành phần kinh tế cịn có phân biệt lãi suất: lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước thấp hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Giai đoạn 1993 – 1999, NHNN thực hiện quản lý và điều hành chính sách lãi

suất tín dụng theo cơ chế lãi suất trần và lãi suất tái cấp vốn đối với các TCTD. Trong khuôn khổ trần lãi suất cho vay, TCTD được phép qui định các mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể phù hợp với quan hệ cung cầu về vốn tín dụng từng giai đoạn, nhằm mở rộng tín dụng, góp phần quan trọng vào việc kích thích tăng trưởng kinh tế

trong nhứng năm qua. Trần lãi suất trong năm 1999 được NHNN điều chỉnh liên tục, phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung cầu vốn tín dụng tại từng thời điểm và góp phần thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của Chính phủ thơng qua cơ chế nới lỏng lãi suất tín dụng.

Nhìn chung, việc quản lí lãi suất theo trần có ưu điểm sau: trong phạm vi trần, các TCTD được tự do ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi cụ thể, linh hoạt, phù hợp điều kiện kinh doanh, thực hiện chính sách khách hàng, tự chủ trong kinh doanh, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, từng bước tự do hoá lãi suất. Tạo mặt bằng chung về lãi suất trong cả nước, xoá bỏ lãi suất thoả thuận, vượt quá xa mức lãi suất do NHNN quy định. Có trần khống chế sẽ bảo vệ được lợi ích người vay, TCTD và người gửi tiền. Đảm bảo vai trị quản lí nhà nước của NHNN về lãi suất trong giai đoạn đầu của thị trường tiền tệ mới hình thành trong nền kinh tế thị trường.

Từ tháng 07/2000 đến nay: Một bước tiến mới trong việc hình thành lãi suất cơ

bản: NHNN đã công bố và cho áp dụng lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản tạo ra một bước tiến mới trong chính sách lãi suất, tiến sát đến sự tự do hố lãi suất hồn tồn (đã tự do hoá lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi dưới mức tối đa), là cơ chế lãi suất linh hoạt theo quan hệ cung cầu vốn, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, tạo ra khả năng cạnh tranh lớn giữa các tổ chức tín dụng, giảm thiểu sự quản lí của nhà nước bằng mệnh lệnh hành chính. Khống chế lãi suất tiền gửi tối đa sẽ khơng cho phép các tổ chức tín dụng huy động với bất cứ lãi suất nào, chạy đua về lãi suất tiền gửi để huy động mới bù đắp nợ cũ, bảo đảm an tồn hệ thống và bảo vệ được lợi ích của người gửi tiền. Đồng thời, với lãi suất cơ bản thì chắc chắn sẽ hình thành nhiều khu vực lãi suất theo quan hệ cung cầu vốn và chi phí ngân hàng khác nhau như: lãi suất khu vực nông thôn sẽ cao hơn khu vực thành thị, lãi suất cho vay các tổ chức tín dụng cổ phần sẽ cao hơn các tổ chức

tín dụng có quy mơ và sức cạnh tranh lớn như các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.

Ở phần sau, bài viết sử dụng lãi suất tái cấp vốn như cơng cụ đo lường chính sách lãi suất ở Việt Nam (điều này phù hợp với chỉ dẫn của IMF). Lãi suất tái cấp vốn là loại lãi suất mà ở đó NHNN áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trung gian (bao gồm ngân hàng thương mại). Ở Việt Nam, NHNN tái cấp vốn cho các NHTM qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. Lãi suất trả cho NHNN là lãi suất tái cấp vốn. Nếu lãi suất này bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì ngân hàng tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt thì họ có thể vay từ ngân hàng trung ương mà khơng phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. Nếu lãi suất này cao hơn lãi suất thị trường thì các ngân hàng thương mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ NHTW với lãi suất cao hơn lãi suất của thị trường. Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền. Do đó, nó có tác dụng điều chỉnh thị trường tiền tệ.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2: Trong phần này bài viết tiếp cận từ hai hướng thông qua các

diễn biến từ lịch sử cũng như các bài nghiên cứu khác: Thứ nhất là các lý thuyết về mơ hình New Keynesian và cách mà mơ hình này được hiệu chỉnh để phù hợp với một nền kinh tế mở, nhỏ với tỷ giá cố định, các ứng dụng mơ hình New Keynesian để phân tích

chính sách tiền tệ của nền kinh tế này. Thứ hai, chương này phân tích việc thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua trên ba góc độ: Độ mở của nền kinh tế, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất và vai trị của tỷ giá hối đối. Từ việc tiếp cận theo hai hướng phân tích trên để thấy rằng Việc áp dụng mô hình New Keynesian đã được hiệu chỉnh để phân tích chính sách tiền tệ ở nền kinh tế Việt Nam là hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ ở một nền kinh tế mở , nhỏ với tỷ giá cố định bằng chứng thực nghiệm ở việt nam giai đoạn 2000 2015 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)