Đẩy mạnh phát triển bộ phận vốn cốđịnh đầu tư cho TSCĐ.

Một phần của tài liệu Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàngkhông quốc gia Việt Nam (Trang 58 - 61)

III Biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh và tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

2.2.Đẩy mạnh phát triển bộ phận vốn cốđịnh đầu tư cho TSCĐ.

2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh và tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

2.2.Đẩy mạnh phát triển bộ phận vốn cốđịnh đầu tư cho TSCĐ.

2.2.1. Đổi mới hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật.

Do sự phát triển của ngành, đặc biệt là sự phát triển của đội bay, Hãng cần phải củng cố hệ thống điều hành kỹ thuật để đáp ứng quy chế VAR/JAR-OPS và VAR/JAR-

145 nhằm đảm bảo kiểm soát các quy trình khai thác, bảo dưỡng máy bay theo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của các nhà chức trách hàng không trong nước và quốc tế.

Thiết lập một hệ thống tự động lập kế hoạch bay và điều hành hoạt động khai thác toàn độ máy bay một cách tập trung thống nhất. Hoàn thiện hệ thống các tài liệu và quy chế khai thác bay đảm bảo yêu cầu của các nhà chức trách hàng không trong nước và quốc tế. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng khai thác bay.

Các xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất sẽ được đầu tư tăng cường trang thiết bị để cung ứng dịch vụ tốt nhất cho Hãng và các Hãng hàng không khác.

Do nhu cầu đi lại tăng nhanh như dự báo, Hãng cần nhanh chóng đầu tư xây dựng mới và hiện đại hóa xí nghiệp suất ăn Nội Bài (dự kiến thành lập lại công ty suất ăn Nội Bài) nhằm cung ứng các sản phẩm suất ăn có chất lượng cao cho Hãng các công ty hàng không khác trong nước và các Hãng quốc tế. Dự kiến nâng cao công suất tới 5.000 - 7.000 suất ăn mỗi ngày đến năm 2005.

Đồng bộ hóa và tiêu chuẩn hóa hệ thống tin học của hãng, cân đối giữa hạ tầng cơ sở kỹ thuật với hệ thống chương trình ứng dụng, phần cứng phần mềm, bảo đảm tốt các yêu cầu của quá trình kinh doanh và quản lý kinh doanh nhất là trong lĩnh vực điều hành khai thác bay kỹ thuật thương mại, tài chính và quản lý tổng hợp, bảo đảm sự giao diện cao nhất giữa các lĩnh vực hoạt động của hãng và kết nối dễ dàng với hệ thống bên ngoài.

2.2.2. Đổi mới trang thiết bị:

Xét về đặc thù Việt Nam có một thị trường nội địa rộng lớn, bao gồm các tuyến bay trục dài đến 2 giờ bay và hàng loạt các tuyến bay lẻ với thời gian từ 30 phút đến 1 giờ. Ngoài ra thị trường khu vực ASEAN trong tương lai sẽ có tính nội địa như EU hiện nay. Các nước thuộc trong khối nằm trong tầm bay từ 1h30 đến 3h30', đây là một thị trường hết sức đa dạng về cấu trúc và quy mô các nguồn khác.

Xuất phát từ những thông tin nêu trên, để đảm bảo được lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, đội bay của Hãng cần phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau:

+ Đáp ứng được chiến lược phát triển thị trường và mạng đường bay của hãng. Nói cách khác, đội bay phải đủ về số lượng, chủng lợi để đảm bảo tần suất bay, tải cung ứng cho từng giai đoạn phát triển, phù hợp với từng trục đường bay. Hơn nữa cấu trúc của đội bay phải đạt được sự đồng nhất trên cơ sở định hướng của mạng đường bay. Kinh nghiệm cho thấy các Hãng hàng không thường sử dụng số lượng máy bay cùng một họ máy bay đạt 30 - 40 máy bay, các ưu thế từ tính đồng nhất của chúng mới được khai thác triệt để do hiệu quả đầu tư vào phụ tùng máy bay và động cơ, động cơ dự phòng (1 động cơ dự phòng trên 10 - 15 động cơ hoạt động) và buồng lái giả (similator, 1 buồng lái giả/10-15 máy bay). Khi ưu thế về đồng nhất đã được khai thác triệt để, Hãng cần xem xét bổ sung thêm họ máy bay khác có tính năng tương đương để tăng sức mạnh đàm phán nhằm đạt được các điều kiện về mua, thuê tốt hơn.

Đội máy bay đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của một Hãng hàng không, tuy nhiên hiện nay đội máy bay của Hãng chiếm tới 68,4% lá máy bay thuê. Điều này là một khó khăn lớn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của hãng, đặc biệt là khó khăn trong việc giảm khai thác.

Từ nay cho đến năm 2010, Hãng cần phải đầu tư mua sắm các chủng loại máy bay sau:

* Loại máy bay 15 - 30 chỗ: Loại này chủ yếu dùng để khai thác đường bay tuyến lẻ nội địa với tần suất cao nhằm cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác đang phát triển. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây các tuyến bay lẻ nội địa của Hãng đang bị mất dần thị phần do chất lượng dịch vụ của các phương tiện vận tải khác được nâng cao nhưng giá cả lại phù hợp với người tiêu dùng, trong khi Hãng khai thác bằng loại máy bay 70 chỗ với tần suất bay thấp, lại bán giá cao. Do đó, đầu tư phát triển đội máy bay sở hữu loại 15 - 30 chỗ sẽ đảm bảo cho Hãng chiếm lĩnh thị trường này, đặc biệt là chiếm lĩnh đối tượng vận chuyển là khách du lịch quốc tế đi trong nước.

* Loại 70 chỗ (bao gồm cánh quạt và phản lực) chủ yếu để khai thác tuyến bay chính nội địa, kết hợp khai thác một số đường bay quốc tế ngắn trong khu vực với tần suất bay cao hoặc có dung lượng thị trường còn hạn chế.

* Loại 150 chỗ là lực lượng chủ yếu với các nước ASEAN, cho một số đường bay có dung lượng thị trường thấp ở Đông Bắc á (với HN), trục bay chính Bắc - Nam (kết hợp với loại 150 chỗ).

Loại 330 chỗ có tầm bay xuyên lục địa dùng cho các đường bay Non-stop giữa Việt nam với Tây Âu, Nga, úc Bắc Mỹ khi tần suất bay chưa đạt đến 1 chuyến/ngày.

* Loại 420 chỗ có tầm bay xuyên lục địa khai thác các đường bay giữa Việt Nam với Tây Âu khi tần suất bay đạt tới 1 chuyến/ngày, giữa Việt nam tới Bắc Mỹ khi thị trường đủ để lấp đầy chuyền bay.

Đầu tư phát triển đội máy bay đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Để phù hợp với tiềm lực tài chính, với khuynh hướng chung của ngành Hàng không trên thế giới, Hãng cần lựa chọn kết hợp cùng một lúc nhiều hình thức thuê và mua đội máy bay hợp lý nhằm phục vụ sẹ phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàngkhông quốc gia Việt Nam (Trang 58 - 61)