1.4. Hạn chế rủi ro tín dụng
1.4.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Trong hoạt động tín dụng, đương đầu với rủi ro tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi khi hướng tới mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận. Muốn thu được lợi nhuận phải hạn chế được rủi ro tín dụng. Vì vậy, ngân hàng đã sử dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng:
- Tuân thủ chính sách tín dụng: Các hoạt động tín dụng phải tuân theo các quy định của chính sách tín dụng nhằm xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng bao gồm: đối tượng khách hàng vay vốn, những đối tượng khơng được cho vay, các hình thức cấp tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, bảo đảm tín dụng.
- Phân loại và xếp hạng tín dụng khách hàng là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay.
- Đa dạng hóa danh mục: để giảm thiểu rủi ro cho ngân hảng bằng cách khơng cấp tín dụng tập trung vào một đối tượng, ngành kinh tế hoặc theo khu vực địa lý. Để làm được điều này, ngân hàng phải nổ lực giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục tài trợ.
- Xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm sốt tín dụng: hệ thống này sẽ kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng nhằm phát hiện ra những sai sót trong q trình thực hiện cấp tín dụng từ đó giúp hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Bộ phận kiểm tra kiểm sốt tín dụng được xây dựng độc lập với bộ phận thẩm định cho vay để đảm bảo tính khách quan và chính xác trong quá trình kiểm tra tín dụng và phải thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.
26
- Chuyển rủi ro tín dụng: Trong hoạt động cho vay, ngân hàng có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nếu từ chối cho vay ngân hàng sẽ mất khách, vì thế các ngân hàng thường thực hiện chuyển rủi ro dưới nhiều hình thức như:
+ Mua bảo hiểm cho vay: với hình thức này ngân hàng thực hiện chuyển rủi ro cho bên thứ ba đó là cơng ty bảo hiểm
+ Cho vay đồng tài trợ: Đây là hình thức nhiều ngân hàng cùng cho vay một khác hàng có một dự án có nhu cầu vốn lớn hay nhiều rủi ro.
+ Bán rủi ro: Là hình thức chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro. Trong trường hợp khoản vay có rủi ro cao, ngân hàng khó có thể chịu nổi nếu rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ “bán” khoản vay cho ngân hàng lớn hơn hoạc một trung gian tài chính khác để hưởng hoa hồng phí.
- Tăng cường quản lý tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng trong việc quyết định cấp tín dụng và là biện pháp phòng ngừa rủi ro quan trọng. Khi xảy ra rủi ro tín dụng, việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ khơng phải dễ dàng. Vì vậy, cần phải tăng cường việc quản lý tài sản đảm bảo bằng cách thường xuyên đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo.
- Thực hiện kiểm tra sau khi cấp tín dụng: ngân hàng cần phải tiến hành thường xuyên việc kiểm tra sau khi cấp tín dụng nhằm mục đích kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hành, đánh giá nguồn trả nợ và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo để phát hiện sớm các rủi ro tín dụng.
- Trích lập dự phịng: là cách thức hữu hiệu để hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng. Dự phịng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch tốn vào chi phí hoạt động để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của ngân hàng. Dự phịng rủi ro tín dụng gồm dự phịng cụ thể và dự phòng chung.
+ Dự phịng chung được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy
27
+ Dự phịng cụ thể được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
+ Theo quy định tỷ lệ trích lập dự phịng lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% cho các nhóm nợ gồm Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn