Mô tả dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam 002 (Trang 31 - 33)

3- Phương pháp nghiên cứu

3.1. Mô tả dữ liệu

Dữ liệu nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu quý của các biến vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam là GDP, CPI, M2, IR, REER, VNIDEX, và hai biến ngoại sinh là OIL và FFR từ QIII năm 2001 đến QIV năm 2013. Với:

Bảng 3.1: Các biến trong mơ hình

Các biến trong mơ hình Viết tắt Thời gian (quý) Nguồn

Khu vực quốc tế:

Giá dầu OIL 2001: III-2013: IV U.S. Department of

Energy

Lãi suất công bố của FED FFR 2001: III-2013: IV FED

Khu vực trong nước:

Tổng sản lượng nội địa thực (năm gốc 1994)

GDP 2001: III-2013: IV IMF

gốc 2009)

Cung tiền M2 (năm gốc 1994) M2 2001: III-2013: IV IMF

Lãi suất cho vay 12 tháng VND IR 2001: III-2013: IV Vietcombank

Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực đa phương (năm gốc 1994)

REER 2001: III-2013: IV Tác giả tự tính

Chỉ số chứng khốn TP.HCM VNIDEX 2001: III-2013: IV Sở giao dịch chứng

khoán TP.HCM Nguồn: Kết quả tác giả tự thực hiện

Các biến trên được tác giả lựa chọn đưa vào mơ hình theo đề xuất của Trần Ngọc Thơ (2013). Trong đó tác giả có thay thế biến tổng sản lượng công nghiệp thực bằng biến tổng sản lượng nội địa thực nguyên nhân là do biến biến tổng sản lượng nội địa thực đại diện cho hoạt động của nền kinh tế tốt hơn. Tác giả sử dụng tỷ giá hối đoái hiệu lực đa phương thay cho tỷ giá danh nghĩa để loại trừ tác động của lạm phát theo đề xuất của Le Viet Hung and Wade Pfau (2008). Tác giả cũng thêm biến chỉ số chứng khốn TP. HCM vào mơ hình để đánh giá thêm tác động của kênh truyền dẫn tài sản. Dữ liệu được lấy từ nguồn IMF, Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh, Cục dự trữ liên bang Mỹ, cục năng lượng Mỹ, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, tổng cục thống kê và tác giả tự tính. Dữ liệu được chuyển đổi sang dạng Logarithm ngoại trừ IR, FFR để hạn chế sai số và tạo ra sự đồng bộ của chuỗi dữ liệu.

Đối với tỷ giá hối đoái hiệu lực đa phương, tác giả chọ rổ tiền tệ dựa trên tiêu chí ưu tiên chọn đồng tiền tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam, ngồi ra các đối tác có sự cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam cũng được xem xét lựa chọn. Cuối cùng tác giả lựa chọn ra rổ tiền gồm: USD, EUR, JPY, CNY, KRW, AUD, HKD, SGD, THB. Sau đó tác giả tính tỷ giá hối đối hiệu lực đa phương trên tỷ giá song phương của các đồng tiền trong rổ tiền với Việt Nam, kỳ gốc là năm 1996 theo đề xuất của Le Viet

Hung and Wade Pfau (2008), tác giả lấy tỷ giá ở thời điểm t chia cho kỳ gốc rồi nhân lại với 100. Tiếp đến tác giả tính tỷ giá thực song phương của Việt Nam đồng với từng đồng tiền trong rổ tiền. lấy chỉ số tỷ giá danh nghĩa nhân với CPI của từng nước tương ứng chia cho CPI của Việt Nam được tỷ giá thực song phương của tiền đồng so với đồng tiền của từng đối tác. Sau đó dựa trên tỷ trọng thương mại tác giả tính REER.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam 002 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)