CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.2 Giới hạn của bài nghiên cứu
Hầu hết các nghiên cứu về chủ đề liên quan tới cấu trúc kì hạn nợ được tập trung ở các nước đang phát triển như Anh, Mỹ, Ấn Độ … trong khi đó tại Việt Nam khơng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho chủ đề này nên chưa có cơ sở để so sánh kết quả nghiên cứu.
Các nghiên cứu trên thế giới sử dụng dữ liệu là một lượng lớn các công ty trong giai đoạn dài. Bài nghiên cứu này chỉ nghiên cứu một nhóm nhỏ các cơng ty (265 cơng ty) trong khoản thời gian ngắn (từ 2007 tới 2013). Thời gian nghiên cứu ngắn với số lượng mẫu ít sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
Bài nghiên cứu sử dụng các nhân tố quyết định kì hạn nợ đã được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển. Khi ứng dụng các nhân tố này vào thị trường Việt nam thì có thể sẽ phát sinh những kết quả khác với các nghiên cứu trước đó.
Khơng giống các cơng ty ở các nước đang phát triển, nguồn huy động vốn vay của các công ty Việt Nam rất nghèo nàn và chưa phát triển. Kênh huy động vốn lớn nhất và hầu như độc quyền là các ngân hàng thương mại. Các kênh huy động vốn còn lại như cơng ty và tổ chức tài chính, cá nhân … thì nhỏ lẻ, khơng phổ biến và khơng đáng tin cậy. Vì vậy, cấu trúc kì hạn nợ của các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của ngân hàng. Nếu ngân hàng đánh giá tình hình tài chính của cơng ty khơng khả quan, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong tiếp cận vốn hoặc phải vay nợ với lãi suất cao. Việc này sẽ ảnh hưởng tới kết quả của bài nghiên cứu.