3.3.1 Biến phục thuộc (DPR)
Theo Adiaoud và Ben – Amar (2010), Farinha (2003) thì tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) được xác định bằng tỷ lệ cổ tức trên thu nhập ròng.
Theo Mitton (2005), Bradfors và cộng sự (2013) thì DPR được xác định bằng cổ tức tiền mặt trên thu nhập mỗi cổ phần
DPR được xác định trong bài nghiên cứu như sau:
DPR =
Ngồi ra, trong bài cịn sử dụng biến phụ thuộc nhị phân, biến phụ thuộc này được sử dụng trong mơ hình Logit, có giá trị là 1 đối với cơng ty chi trả cổ tức và 0 đối với công ty không chi trả cổ tức.
3.3.2 Biến độc lập
Thu nhập trên tài sản (ROA)
ROA dùng để kiểm sốt lợi nhuận cơng ty. Lợi nhuận là một nhân tố ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp theo Fama và French (2001). Các nghiên cứu trước đây cho rằng lợi nhuận là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chính sách cổ tức của cơng ty.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ROA và chính sách cổ tức còn khá phức tạp. Theo Amidu và Abor (2006) cho rằng lợi nhuận có mối quan hệ ngược chiều tới việc chi trả cổ tức tiền mặt do đó các cơng ty này thích đầu tư vào tài sản của họ hơn là chi trả cổ tức cho các cổ đông. Tuy nhiên, theo Avivazian, Booth và Cleary (2003) và Li (2006) cho rằng công ty với lợi nhuận cao có xu hướng trả cổ tức cao hơn những cơng ty có lợi nhuận thấp, tức là lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức.
ROA=
Trong đó: lợi nhuận sau thuế, chi phí lãi vay là dữ liệu được thu thập từ kết quả hoạt động kinh doanh, tổng tài sản được thu thập từ bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính của các cơng ty đã được kiểm tốn và cơng bố trên thị trường.
Dòng tiền tự do (FCF)
Theo Adjaoud và Ben – Amarar (2010) và Baba (2009), dịng tiền tự do được tính bởi dịng tiền từ hoạt động kinh doanh. Nếu cổ tức được sử dụng để giảm dòng tiền mặt chịu sự chi phối của nhà quản lý nhằm hạn chế các vấn đề chi phí đại diện thì doanh nghiệp nào có dịng tiền tự do cao hơn thì sẽ chi trả cổ tức nhiều hơn. Mặt khác, nếu các nhà quản lý muốn chiếm đoạt lợi ích của các cổ đổng, thì mối quan hệ giữa dòng
tiền tự do (FCF) và chính sách chi trả cổ tức của các cơng ty được dự đốn là mối quan hệ ngược chiều.
FCF =
Dữ liệu đo lường được thu thập từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong báo cáo tài chính của các cơng ty đã được kiểm tốn.
Quy mơ cơng ty (SIZE)
Theo Fama và French (2001), các cơng ty có quy mơ lớn thì chi trả cổ tức cao hơn. Do các cơng ty có quy mơ lớn có nhiều khả năng chi trả cổ tức hơn vì họ có thể dễ dàng tiếp cận thị trường vốn, việc gia tăng nợ vay để gia tăng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư với chi phí vay thấp hơn so với các cơng ty có quy mơ nhỏ.
Tuy nhiên trong nghiên cứu của Gahoum (2000) cho thấy kết quả ngược lại rằng các cơng ty có quy mơ nhỏ lại chi trả cổ tức cao hơn vì các cơng ty nhỏ có lợi thế hơn trong việc biểu quyết về chính sách của cơng ty, phản ứng nhanh nhạy với điều kiện của thị trường, việc chi trả cổ tức như là một tín hiệu cho triển vọng phát triển của công ty trong tương lai.
Quy mô công ty (SIZE) được đo bằng logarit của tổng tài sản. Khi so sánh với các công ty nhỏ, thì các cơng ty lớn có xu hướng tăng trưởng hơn, có dịng tiền tự do cao hơn thì có xu hướng chi trả cổ tức cao hơn. Mối quan hệ giữa quy mô công ty và chi trả cổ tức được dụ đoán là mối quan hệ cùng chiều.
Dữ liệu được thu thập dựa trên bảng cân đối kế tốn trong báo cáo tài chính của các cơng ty đã được kiểm toán.
Tỷ lệ giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách (MTB)
Theo Fama và French (2001) cho rằng giá trị thị trường trên giá trị sổ sách được xem như đại diện cho cơ hội đầu tư trong tương lai. Cơ hội tăng trưởng của cơng ty càng cao, thì các cơng ty càng cần nhiều vốn hơn để tài trợ cho các cơ hội đầu tư hấp dẫn của mình và do đó hầu hết các cơng ty này sẽ thích giữ lại lợi nhuận sử dụng cho việc tái đầu tư hơn là chi trả cổ tức, rồi huy động nguồn vốn tăng thêm từ bên ngoài. Mối quan hệ ngược chiều được dự đoán cho cơ hội tăng trưởng và chi trả cổ tức, bởi vì các cơng ty với cơ hội tăng trưởng thì thích giữ lại tiền để cho việc tái đầu tư trong tương lai.
MTB =
Giá trị thị trường được lấy vào thời điểm ngày cuối cùng của năm tài chính. Giá trị sổ sách được thu thập từ báo cáo tài chính của các cơng ty đã được kiểm tốn.
Địn bẩy (LEV)
Cấu trúc tài chính của một công ty bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu. Với việc sử dụng địn bẩy tài chính cơng ty có thể khuếch đại, làm tăng lợi nhuận cho cổ đông thông qua tấm chắn thuế của lãi vay. Tuy nhiên, việc sử dụng địn bẩy có thể xảy ra rủi ro tài chính, khi rủi ro gia tăng cùng với sự gia tăng của địn bẩy tài chính thì có thể dẫn đến chi trả cổ tức thấp bởi vì các cơng ty phải ưu tiên dịng tiền mặt cho nghĩa vụ trả lãi vay và cổ tức cổ phần ưu đãi trước khi quyết định chia cổ tức.
Thêm vào đó, Jensen và Meckling (1976), Jensen (1986), tài trợ nợ có vai trị quan trọng trong việc giám sát các nhà quản lý, giảm dòng tiền tự do dưới quyền kiểm soát của các nhà quản lý và do đó làm giảm thiểu vấn đề chi phí đại diện xuất hiện do mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đơng và các nhà quản lý. Jensen và cộng sự (1992) tranh luận rằng tỷ lệ nợ vay là nhân tố chính giải thích quyết định chi trả cổ tức của doanh
nghiệp. Họ tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ và tỷ lệ chi trả cổ tức trong doanh nghiệp
LEV=
Trong đó, tổng nợ của cơng ty được xem xét bao gồm nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn của các công ty. Dữ liệu được thu thập từ bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính của các cơng ty đã được kiểm toán.
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần (RETE)
Theo DeAngelo và Stulz (2006) và Denis và Osobov (2008), tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần có quan hệ cùng chiều với chính sách cổ tức của cơng ty ở nhiều nước phát triển.
Vì tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên giá trị sổ sách vốn cổ phần dùng để kiểm sốt vịng đời của các cơng ty và nó được dự đốn là có mối quan hệ cùng chiều với chính sách chi trả cổ tức.
RETE =
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, giá trị sổ sách vốn cổ phần được thu thập từ bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính của các cơng ty đã được kiểm tốn.
Độ tuổi (AGE)
Độ tuổi của công ty được đo bằng logarit của tuổi công ty kể từ khi thành lập được sử dụng như là một biến công cụ để kiểm tra hiện tượng nội sinh.
Biến giả
Biến công nghiệp và biến năm là những biến giả được đưa vào tính tốn cho các tác động chuyên biệt của ngành đến chính sách cổ tức và các biến số kinh tế không được quan sát tương ứng.
3.2.3 Bảng tóm tắt các biến và kỳ vọng dấu dự kiến của mơ hình
Bảng 3.1 Kỳ vọng dấu dự kiến của mơ hình
Ký hiệu biến Định nghĩa biến Kỳ vọng
dấu Các bài nghiên cứu trƣớc đây
Biến đặc điểm công ty
ROA Thu nhập trên
tài sản +
- Avivazian, Booth và Cleary (2003). - Li (2006)
Kết luận: Cơng ty có lợi nhuận cao sẽ có
xu hướng trả cổ tức cao hơn nhưng cơng ty có lợi nhuận thấp.
FCF Dòng tiền tự do -
- Adjaoud và Ben – Amarar (2010). - Baba (2009).
Kết luận: Các nhà quản lý muốn chiếm
đoạt lợi ích của các cổ đông thông qua việc giữ lại lợi nhuận.
SIZE Quy mô công ty +
-Fama và French (2001).
Kết luận: Các cơng ty có quy mơ lớn có
thể dễ dàng tiếp cận thị trường vốn với chi phí vay thấp hơn so với các cơng ty có quy mơ nhỏ. MTB Giá trị thị trường/giá trị sổ sách của vốn cổ phần - -Fama và French (2001).
Kết luận: MTB đại diện cho cơ hội tăng
trưởng, cơ hội càng nhiều thì lợi nhuận giữ lại càng cao.
LEV Đòn bẩy -
- Jensen và Meckling (1976). - Jensen (1986).
Kết luận: Các cơng ty có tỷ lệ nợ thấp có
khả năng tiếp cận thị trường vốn với chi phí thấp hơn.
RETE
Lợi nhuận giữ lại trên vốn cổ phần
+
- DeAngelo và Stulz (2006). - Denis và Osobov (2008.
Kết luận: Các công ty có lợi nhuận giữ
lại càng cào thì sẽ dễ dàng hơn trong việc chi trả cổ tức.
Ký hiệu
biến Định nghĩa biến
Kỳ vọng
dấu
Các bài nghiên cứu trƣớc đây Biến cấu trúc sở hữu TOP Phần trăm cổ phần do cổ đông lớn nhất nắm giữ. - - Gugler và Yurtoglu (2003). - Khan (2006). - Mancinelli và Ozkan (2006). - Harada và Nguyen (2011). TOP5 Phần trăm cổ phần do 5 cổ đông lớn nhất nắm giữ + - Shleifer và Vishny (1986). - Truong và Heany (2007). - Ramli (2010). - Yordying Thanatawee (2013). INST Phần trăm cổ phần do tổ chức nắm giữ + - Short và cộng sự (2002). - Khan (2006)- - Yordying Thanatawee (2013). DINST Phần trăm cổ phần do tổ chức trong nước nắm giữ + - Yordying Thanatawee (2013). FINST Phần trăm cổ phần do tổ chức nước ngoài nắm giữ + - Yordying Thanatawee (2013). INDV Phần trăm cổ phần do cá nhân nắm giữ - - Gugler (2003). - Yordying Thanatawee (2013). DINDV Phần trăm cổ phần do cá nhân trong nước nắm giữ
- - Yordying Thanatawee (2013).
FINDV
Phần trăm cổ phần do cá nhân nước ngoài nắm giữ - - Yordying Thanatawee (2013). FOREI GN Phần trăm cổ phần do các cá nhân và tổ chức nước ngoài nắm giữ.
+
- Baba (2009).
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ HỒI QUY 4.1 Thống kê mô tả
Số liệu thống kê mô tả các biến sử dụng trong mơ hình phân tích được trình bày trong bảng 4.1a và 4.1b. Các số liệu thống kê cho thấy cái nhìn tổng quan về đặc tính của các biến như giá trị trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn …
Bảng 4.1a cho báo cáo cấu trúc sở hữu của các công ty trong mẫu từ năm 2009 đến năm 2014. Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là 36.09%, trong đó có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp nhất là 0 và cao nhất là 0.9908 với độ lệch chuẩn là 0.2964.
Trong các biến kiểm soát: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), dòng tiền tự do (FCF), quy mô công ty (SIZE), tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MTB), đòn bẩy (LEV), tỷ lệ lợi nhuận giữ lại (RETE), các biến có giá trị trung bình lần lượt là ROA: 7.19%, SIZE: 11.73, MTB: 1.02, FCF: 5.58%, LEV: 52.39% và RETE: 25.34%, với độ lệch chuẩn tương đối thấp cho thấy rằng sai lệch của dữ liệu thực tế so với giá trị trung bình của các biến kiểm sốt là rất nhỏ, độ lệch chuẩn thấp nhất của các biến kiểm soát là 0.09 và cao nhất là 0.77.
Trong các biến sở hữu thì các biến có giá trị trung bình cao lần lượt như sau: quyền sở hữu tập trung (50.50%), sở hữu tổ chức (50.95%), tổ chức trong nước (44.37%), sở hữu cá nhân (48.94%), sở hữu của cá nhân trong nước (46.58%), cổ đông lớn nhất (34.67%). Các biến sở hữu có giá trị trung bình thấp nhất là sở hữu của cá nhân nước ngoài (2.00%), sở hữu của tổ chức nước ngoài (6.47%), và sở hữu nước ngoài (8.48%). Tỷ lệ sở hữu được phân bổ là phù hợp với tình hình thị trường của Việt Nam, nơi mà thị trường chứng khoán mới phát triển.
Bảng 4.1 a: Thống kê mô tả biến
DPR : Tỷ lệ chi trả cổ tức
TOP : Phần trăm cổ phần do cổ đông lớn nhất nắm giữ TOP5 : Phần trăm cổ phần do 5 CĐ lớn nhất nắm giữ INST : Phần trăm cổ phần do các tổ chức nắm giữ INDV : Phần trăm cổ phần do các cá nhân nắm giữ FINDV : Phần trăm cổ phần do cá nhân nước ngoài nắm giữ
ROA : Thu nhập trên tài sản FCF : Dòng tiền tự do SIZE : Quy mô Công ty
MTB : Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần LEV : Đòn bẩy
RETE : Lợi nhuận giữ lại trên vốn cổ phần
DINST : Phần trăm cổ phần do tổ chức trong nước nắm giữ FINST : Phần trăm cổ phần do tổ chức nước ngoài nắm giữ DINDV : Phần trăm cổ phần do cá nhân trong nước nắm giữ
FOREIGN: Phần trăm cổ phần do cá nhân và tổ chức nước ngoài nắm giữ
Mean Minimum Maximum Std. Dev.
DPR 0.3609 0.0000 0.9908 0.2964 ROA 0.0719 -0.5200 0.6111 0.0905 FCF 0.0558 -0.8190 0.8890 0.1397 SIZE 11.7283 8.0500 13.9600 0.7514 MTB 1.0205 0.0700 8.5878 0.7706 LEV 0.5239 0.0589 0.9865 0.2194 RETE 0.2534 -1.3500 1.5288 0.3035 TOP 0.3467 0.0532 0.8746 0.1715 TOP5 0.5050 0.0532 0.9045 0.1753 INST 0.5095 0.0195 0.9926 0.2345 INDV 0.4894 0.0169 0.9805 0.2350 DINST 0.4337 0.0031 0.9676 0.2283 FINST 0.0647 0.0000 0.4833 0.1155 DINDV 0.4658 0.0137 0.9732 0.2321 FINDV 0.0200 0.0000 0.1505 0.0253 FOREGIN 0.0848 0.0000 0.4900 0.1180
Nguồn: Kết quả được truy xuất từ EVIEW 8 dựa trên số liệu thu thập với cỡ mẫu là 160 công ty tương ứng với 960 quan sát trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2014.
Trong bảng 4.1b cấu trúc sở hữu của các công ty Việt Nam ổn định trong giai đoạn khảo sát. Có sự gia tăng tương đối trong sở hữu của cổ đông lớn nhất từ 33.75% (năm 2009) lên 35.03% (năm 2014), phần trăm cổ phần của năm cổ đông lớn nhất từ 44.62% (năm 2009) lên 52.61% (năm 2014), phần trăm cổ phần của cổ đông tổ chức từ 47.46% (năm 2009) lên 54.03% (năm 2014). Tương ứng với đó là sự sụt giảm của sở hữu cá nhân từ 52.53% (năm 2009) xuống còn 45.85% (năm 2014), cá nhân trong nước giảm từ 49.90% (năm 2009) xuống 43.57% (năm 2014).
Ngoài ra, bảng 4.1b cho thấy cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tập trung vào trung bình khoảng 50.50% được sở hữu bởi năm cổ đơng lớn nhất. Con số này là thấp hơn so với con số sở hữu trung bình của năm cổ đông lớn nhất trong báo cáo của Limpaphayom và Ngamwutikul (2004) là 56.39% trong thời gian từ năm 1990 đến 1994 cho các công ty Thái Lan hay con số 56.94 % trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2010 trong báo cáo của Yordying Thanatawee (2013). Bên cạnh đó, sở hữu tập trung của Việt Nam cao hơn nhiều so với các công ty tại Mỹ trong báo cáo của Demsetz và Lehn (1985) là 25.00% và 32.94% trong báo cáo của Harada và Nguyen (2006) cho các công ty của Nhật Bản. Tỷ lệ sở hữu của tổ chức có xu hướng tăng đều qua các năm, tương ứng với đó là sự sụt giảm của sở hữu cá nhân, nhưng nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng năm qua thì tỷ lệ sở hữu của tổ chức và cá nhân có sự chênh lệch nhau khơng quá lớn, cho thấy sự cân đối của thị trường.
Bảng 4.1 b: Thống kê mô tả biến theo năm
TOP : Phần trăm cổ phần do cổ đông lớn nhất nắm giữ TOP5 : Phần trăm cổ phần do 5 CĐ lớn nhất nắm giữ INST : Phần trăm cổ phần do các tổ chức nắm giữ INDV : Phần trăm cổ phần do các cá nhân nắm giữ FINDV : Phần trăm cổ phần do cá nhân nước ngoài nắm giữ DINST : Phần trăm cổ phần do tổ chức trong nước nắm giữ FINST : Phần trăm cổ phần do tổ chức nước ngoài nắm giữ DINDV : Phần trăm cổ phần do cá nhân trong nước nắm giữ