.4 Trình độ học vấn cao nhất đạt được của hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn việt nam (Trang 33)

Bậc học cao nhất đã

hoàn thành Thành thị Nông thôn

Người Kinh và Hoa Các dân tộc khác Dưới cấp tiểu học 39,3 54,5 50,6 69,3 Tiểu học 29,7 31,6 31,8 24,0 Phổ thông cơ sở 14,4 09,2 10,5 05,1 Phổ thông trung học 09,6 03,2 04,6 01,0 Dạy nghề 03,0 00,9 01,3 00,6 Cao đẳng/ đại học 03,9 00,6 01,2 00,1 Thạc sĩ và hơn nữa 00,1 00,0 00,0 00,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu Khảo sát mức sống dân cư 2002 của Tổng cục Thống kê Việt Nam

3.1.3. Nghèo và yếu tố nhân khẩu học

Theo báo cáo đánh giá nghèo đói theo vùng, quy mơ hộ gia đình lớn có tương quan với tỷ lệ nghèo (Nhóm hành động chống đói nghèo, 2004). Những hộ gia đình có con đơng thường nghèo hơn. Số liệu từ kết quả Khảo sát mức sống 2002 cho thấy hộ gia đình nghèo nhất có số con trung bình cao hơn rất nhiều so với hộ giàu nhất. Ngồi ra, những hộ gia đình do góa phụ, phụ nữ ly thân hoặc ly hôn làm chủ thì cũng dễ bị lâm vào đói nghèo hơn.

Tuy nhiên, theo một báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam gần đây của Ngân hàng Thế giới (2012) cho rằng nghèo khơng cịn tương quan nhiều với yếu tố nhân khẩu học (như tỷ lệ người phụ thuộc, phụ nữ làm chủ hộ). Điều này có thể lý giải là do ảnh hưởng của chiến dịch kế hoạch hóa gia đình trên cả nước được khởi xướng từ cuối những năm 80. Hầu hết các cặp vợ chồng những năm gần đây chỉ có hai con, giúp giảm chi tiêu của hộ cho các nhu cầu cơ bản như giáo dục và y tế, cho phép dành nhiều chi tiêu có chất lượng hơn cho con cái. Xét những hộ gia đình có con dưới 15

tuổi, biểu đồ bên dưới cho thấy trong năm 2006 và 2008 chiếm tỷ lệ cao nhất là hộ có từ 1-2 con, những hộ gia đình có con đơng (từ 5 con trở lên) chiếm tỷ lệ thấp nhất. So với năm 2006, tỷ lệ hộ gia đình có từ 0-2 con trong năm 2008 tăng lên, trong khi đó số hộ có trên 3 con giảm đáng kể.

Bảng 3.5. Tỷ lệ thay đổi số con dưới 15 tuổi trong hộ gia đình ở Việt Nam năm 2006 và 2008

Số con Năm 2006 (hộ) Năm 2008 (hộ) Tỷ lệ thay đổi (%) 0 con 1.205 1.344 1,51 1-2 con 5.317 5.599 3,07 3-4 con 2.304 1.983 -3,49 5-6 con 0.313 0.232 -0,88 Trên 7 con 0.050 00.31 -0,21 Tổng 9.189 9.189

Nguồn: Số liệu Khảo sát mức sống dân cư năm 2006 và 2008

của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới (2012) cũng chỉ ra một số tác động tích cực của các gia đình đơng con. Những hộ gia đình đơng con vào thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, giờ con họ đã lớn và nhiều người đang có việc làm phi nơng nghiệp hoặc di cư ra các khu vực đơ thị để làm việc. Thay vì trở thành gánh nặng, họ góp phần hỗ trợ bố mẹ và các em ở nhà.

Trong báo cáo theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam cũng đã khẳng định thêm điều này, tức là nghèo khơng cịn tương quan nhiều với yếu tố nhân khẩu học khi đưa ra kết luận rằng số nhân khẩu trên 60 tuổi bình qn trong một hộ gia đình nghèo cịn thấp hơn trong hộ gia đình khơng nghèo (Oxfam và ActionAid, 2011). Lý do là đa số người già trên 60 tuổi ở vùng nơng thơn vẫn tích cực hoạt động kinh tế. Thậm chí nhiều người già cịn được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp, có thu nhập hàng tháng cao hơn hẳn so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

3.1.4. Nghèo và các chương trình hỗ trợ tín dụng của Chính phủ

Người nghèo ở nơng thơn trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của Chính phủ vay vốn tín chấp tại Ngân hàng chính sách xã hội theo các chính sách tín dụng ưu đãi để đầu tư sản xuất cải thiện đời sống. Tuy nhiên, theo Oxfam và ActionAid (2011) tín dụng và khuyến nông chưa kết hợp chặt chẽ với nhau nên nhiều hộ gia đình nghèo được vay tín dụng ưu đãi nhưng lại dành phần lớn nguồn vốn vay để lo chi phí trong gia đình như chi phí học hành của con cái hoặc chữa bệnh, phần nhỏ dùng để đầu tư cho sản xuất. Sự chồng chéo về chính sách tín dụng dẫn đến khả năng trả nợ của người nghèo bị hạn chế; nhiều trường hợp thực chất chỉ là đảo nợ - vay vốn mới để trả nợ cũ, hoặc vay ngoài chịu lãi suất cao để trả nợ ngân hàng sau đó vay tiếp món mới lớn hơn từ ngân hàng để trả nợ ngồi. Cịn theo báo cáo Đánh giá nghèo theo vùng (Nhóm hành động chống đói nghèo, 2004), ở Đồng bằng sơng Cửu Long những hộ gia đình nghèo được vay vốn năm nay thường được xác định lại ngay năm sau là đã thốt nghèo để cịn dành vốn vay cho các hộ nghèo khác và để lấy thành tích trong xóa đói giảm nghèo, mặc dù rất nhiều người trong số họ không khá lên nhiều nhờ vay vốn hay cịn nợ nần nhiều hơn vì đầu tư sai. Sự phối hợp giữa cơ quan khuyến nông và các khoản cho người nghèo vay cịn ít, dẫn đến các dự án đầu tư có nguy cơ thất bại lớn hơn và người nghèo có nguy cơ nợ nần nhiều hơn.

3.1.5. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam

Đất đai là tài sản quan trọng của những hộ gia đình ở nơng thơn nói chung và những hộ thuần làm nơng nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, đất nơng nghiệp ở các vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam ngày càng giảm do ảnh hưởng của quá trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa từ đó làm cho diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người giảm xuống. Bảng 3.5 bên dưới cho thấy đồng bằng sông Cửu Long là vùng bị suy giảm nhiều nhất trong 12 năm qua từ năm 2000 - 2012, theo thống kê của Nguyễn Hồng Quang và Lương Thùy Dương (2013).

Bảng 3.6. Biến động diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người theo vùng

Tên các vùng

Diện tích đất nơng nghiệp tính theo đầu người (m2/người)

2000 2012 Biến động

Đồng bằng sông Hồng 0.646,43 0.554,15 00-92,28

Trung du và miền núi phía Bắc 1.423,52 1.661,17 0.237,65

Bắc Trung Bộ & duyên hải Nam Trung Bộ 0.934,49 1.315,80 0.381,31

Tây Nguyên 2.911,70 5.175,80 2.264,10

Đông Nam Bộ 2.955,23 2.294,10 0-661,13

Đồng bằng sông Cửu Long 2.205,24 1.990,80 0-214,44

Nguồn: Nguyễn Hồng Quang và Lương Thùy Dương (2013)

Đất nông nghiệp bị thu hồi, hộ làm nơng nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sinh kế và tổ chức cuộc sống nhất là họ phải chuyển đổi nghề nghiệp nhưng một lực lượng không nhỏ người trong độ tuổi trung niên khơng tìm được việc làm vì khơng thể học nghề và quá tuổi để vào làm trong các xí nghiệp. Chính vì vậy, đất nơng nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thốt nghèo hoặc rơi vào nghèo đói của hộ gia đình ở nơng thơn.

Các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng đã tạo ra động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo ở nông thôn. Theo Oxfam và ActionAid (2011), tại các điểm quan trắc đều có đường ơ tơ đi được quanh năm và có điện lưới đến trung tâm xã. Từ đó, người dân tăng cường mua sắm các thiết bị như công cụ sản xuất, chạy điện thay lao động thủ công làm tăng năng suất sản xuất, việc học hành của trẻ em cũng trở nên thuận lợi hơn.

Từ những số liệu và dẫn chứng các nghiên cứu thực tế ở Việt Nam cho thấy có nhiều nhân tố có khả năng tác động đến sự thốt nghèo của hộ gia đình. Tuy nhiên, khơng phải tất cả các yếu tố đều có tác động như kỳ vọng, có những nhân tố bị chi phối bởi nhiều điều kiện kinh tế - xã hội khác, chẳng hạn như tín dụng ưu đãi là một nhân tố được xem là có tác động tích cực đến khả năng thốt nghèo của hộ gia đình. Nhưng nếu chính sách tín dụng khơng đi cùng với kiểm sốt và khuyến nơng sẽ trở thành nhân tố tiêu cực đến sự thoát nghèo.

3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu

Để khảo sát các nhân tố tác động đến sự thốt nghèo của hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam, nghiên cứu này sử dụng hai bộ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (VHLSS) năm 2006 và năm 2008. Dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam được chủ trì bởi Tổng cục Thống kê và có sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (WB). Nội dung thông tin điều tra bao gồm (i) thành viên hộ gia đình, (ii) giáo dục, (iii) y tế và chăm sóc sức khỏe, (iv) thu nhập, (v) chi tiêu, (vi) đồ dùng lâu bền, (vii) nhà ở và (viii) tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo.

Bộ dữ liệu Khảo sát mức sống gia đình năm 2006 - 2008 gồm 9.189 hộ được khảo sát về thu nhập và chi tiêu, trong đó khu vực nơng thơn có 6.882 hộ năm 2006 và 6.837 hộ năm 2008. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu mẫu được chọn ra là những hộ gia đình sinh sống ở vùng nông thôn đã được khảo sát mức sống trong năm 2006 và được khảo sát lại trong năm 2008, đồng thời những hộ này là những hộ được xác định nghèo trong năm 2006 và thốt nghèo hoặc vẫn cịn nghèo trong năm 2008 theo ngưỡng nghèo được công bố bởi Tổng cục Thống kê - Ngân hàng Thế giới.

Một số yếu tố kinh tế - xã hội, nhân khẩu học của hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu được trích ra từ bộ dữ liệu Khảo sát mức sống gia đình năm 2008 để đánh giá những yếu tố nào tác động đến sự thốt nghèo của hộ gia đình.

3.2.2. Xác định ngưỡng nghèo và hộ nghèo

Một hộ gia đình được cho là nghèo khi thu nhập hoặc chi tiêu của hộ nằm dưới ngưỡng nghèo (Haughton và Khandker, 2009). Vậy ngưỡng nghèo là gì? Theo Morduch (2003), ngưỡng nghèo là mức thu nhập hoặc chi tiêu cần thiết để mua một giỏ hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, quần áo, nhà ở, điện nước, đi học và chăm sóc sức khỏe. Việc xác định ngưỡng nghèo có vai trị quan trọng vì nó cho phép người nghiên cứu tính tốn được số người nghèo, xác định được ai nghèo và ai không nghèo theo một tiêu chuẩn rõ ràng, giúp cho việc báo cáo mức độ nghèo dễ dàng hơn, phân tích và đưa chính sách cũng tập trung hơn.

Ở Việt Nam, ngưỡng nghèo chính thức được Chính phủ cơng bố rộng rãi dựa vào mức thu nhập bình quân đầu người trong một tháng của hộ gia đình. Tuy nhiên, thu nhập là một thang đo khơng đáng tin cậy. Thu nhập có xu hướng bị nói giảm đi do người được phỏng vấn không nhớ hết các khoản tiền họ thu được trong một năm, người được phỏng vấn không muốn tiết lộ thu nhập thực của họ, tồn tại những khoản thu nhập bất hợp pháp và một số khoản thu nhập khó ước tính (Haughton và Khandker, 2009). Mức chi tiêu được u thích hơn vì thu nhập có thể tăng hoặc giảm nhưng chi tiêu vẫn ổn định theo thời gian, đồng thời khi được hỏi về mức chi tiêu người được phỏng vấn sẵn lòng trả lời hơn. Baulch và Datt (2010) cũng sử dụng chi tiêu bình quân đầu người được tính tốn bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam - Ngân hàng Thế giới trong nghiên cứu về động thái nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2002-2006.

Một vấn đề nảy sinh khi chọn mức chi tiêu làm ngưỡng nghèo trong phân tích nghèo đói là sự khác biệt giữa mức chi tiêu ở thành thị và nông thôn. Vấn đề này được Ravallion và Bidani (1993) giải thích là do chi phí sinh hoạt (chẳng hạn chi phí thực phẩm, chi phí nhà ở, chi phí học hành của trẻ nhỏ và chi phí chăm sóc sức khỏe) ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Nếu áp dụng một ngưỡng nghèo chung sẽ dẫn đến tỷ lệ nghèo ở nông thôn cao hơn, đồng nghĩa với việc phóng đại tình trạng nghèo ở nơng thôn. Trong bộ dữ liệu Khảo sát mức sống gia đình năm 2006 và 2008, Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra kết quả tổng chi tiêu thực của hộ gia đình đã được điều chỉnh để phản ánh những biến động giá cả theo thời gian và khơng gian. Do đó, tổng chi tiêu thực của hộ gia đình là những giá trị có thể so sánh được với nhau và chúng được sử dụng để tính chi tiêu bình quân đầu người, xác định hộ nghèo hay không nghèo của bài nghiên cứu này.

Hàng năm Tổng cục Thống kê Việt Nam kết hợp với Ngân hàng Thế giới để tính ra chuẩn nghèo của Việt Nam dựa vào chi tiêu bình quân đầu người. Theo nguồn dữ liệu từ Oxfam và ActionAid (2010), chuẩn nghèo tính theo chi tiêu bình qn đầu người của Tổng cục Thống kê - Ngân hàng thế giới trong năm 2006 và 2008 lần lượt là 2.559.850 đồng/người/năm và 3.360.000 đồng/người/năm. Những hộ gia

đình có chi tiêu bình qn đầu người trong năm 2006 từ 2.559.850 đồng trở xuống được đánh giá là hộ nghèo. Do đó, hộ gia đình thốt nghèo là những hộ có chi tiêu bình quân đầu người nhỏ hơn hoặc bằng 2.559.850 đồng trong năm 2006 và có chi tiêu bình qn đầu người cao hơn 3.360.000 đồng trong năm 2008; hộ gia đình chưa thốt nghèo là hộ nghèo trong năm 2006 và vẫn cịn nghèo trong năm 2008 (có chi tiêu bình quân đầu người từ 3.360.000 đồng trở xuống).

Một vấn đề khác cần phải xem xét là những khoản chi tiêu bất thường làm tăng tổng chi tiêu và chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình như các khoản chi giáo dục, khoản chi y tế, khoản chi ma chay cưới hỏi và các khoản chi khác. Từ đó có thể dẫn đến đánh giá sai lầm rằng hộ đó khơng nghèo trong khi thực tế hộ đó là hộ nghèo. Để đảm bảo tính chính xác cần xác định những hộ gia đình có khoản chi bất thường trong cả hai năm 2006 và 2008 để loại khỏi cơ sở dữ liệu bằng cách rà soát lại tất cả các hạng mục chi tiêu bao gồm giáo dục, y tế, lương thực, phi lương thực và chi khác. Những khoản chi tiêu có giá trị vượt quá ba lần độ lệch chuẩn được xem là các khoản chi bất thường. Bằng phương pháp đồ thị, phát hiện có 166 giá trị dị biệt và đưa ra khỏi mẫu nghiên cứu.

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng so sánh thu nhập và chi tiêu của tất cả các hộ gia đình. Bởi vì thu nhập và chi tiêu có mối quan hệ tuyến tính với nhau, thu nhập cao dẫn đến chi tiêu sẽ cao và ngược lại. Vì vậy, hộ gia đình có chi tiêu cao hơn thu nhập là điều bất hợp lý nên sẽ bị loại ra.

Như vậy, với những điều kiện để chọn mẫu bên trên, mẫu nghiên cứu thu được là 596 quan sát. Tuy nhiên, một số quan sát bị lỗi dữ liệu nên bài nghiên cứu loại bỏ các quan sát này ra. Cuối cùng, dữ liệu chính thức cịn lại 573 quan sát.

Dưới đây là thông tin về các yếu tố kinh tế - xã hội được đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Bảng 3.7. Mơ tả các nhân tố tác động đến sự thoát nghèo

Nhân tố Mô tả Nguồn

Dân tộc Dân tộc của chủ hộ dantoc,

Cấu trúc hộ gia đình

Tổng số người sống phụ thuộc (trẻ em dưới 15 tuổi và người già trên 59 tuổi)

m1ac5, Muc01 - 1A

Số năm đi học trung bình của hộ

Tổng số năm đi học của các thành viên chia cho tổng số thành viên trong hộ

m2ac1, Muc02 - 2A

Số lao động Số thành viên trong gia đình có làm việc tạo ra thu nhập

m4ac2, Muc04 - 4A

Giới tính chủ hộ Giới tính của chủ hộ là nữ hay nam m1ac2, matv, Muc01 - 1A

Tuổi chủ hộ Số tuổi của chủ hộ gia đình m1ac5, matv, Muc01 - 1A Hộ kinh doanh sản

xuất phi nông nghiệp

Chủ hộ tự sản xuất kinh doanh - dịch vụ m4ac1, Muc04 - 4A

Đất nông nghiệp

Diện tích đất nơng nghiệp chia cho tổng số thành viên trong hộ (đơn vị tính 1.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)