4.1.1. Giới thiệu về ngôn ngữ Access 2003.
Từ cuối những năm 80, hãng Microsoft đã cho ra đời hệ điều hành Windows đánh dấu một bước ngoặt trong phát triển các ứng dụng phần mềm trên nền Windows (giao diện GUI – Graphical User Interface). Một trong những ứng dụng nổi bật nhất đi kèm lúc đó là bộ phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office. Từ đó đến nay, bộ phần mềm này vẫn chiếm thị phần số một trên thế giới trong lĩnh vực tin học văn phòng.
Ngoài những ứng dụng về tin học văn phòng quen thuộc phải kể đến như: MS Word - để soạn thảo tài liệu; MS Exel – bảng tính điện tử; MS Powerpoint – để trình chiếu báo cáo… còn phải kể đến phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu rất nổi tiếng đi kèm MS Access. Đến nay phiên bản mới nhất là Access XP. Về cơ bản các phiên bản từ Access 97 trở lại đây cách sử dụng gần giống nhau. Mỗi phiên bản chỉ khác một số tính năng đặc biệt và một chút về giao diện.
4.1.2. Các thành phần trong Access 2003.
Access làm việc với tập tin (.MDB) và gồm 7 loại đối tượng:
- TABLES (Bảng dữ liệu): Loại đối tượng cơ bản và quan trọng nhất của CSDL dung để thiết kế các dữ liệu cơ sở, ghi các biến động cần quản lý, khai thác.
- QUERIES (Bảng truy vấn): Công cụ truy vấn thông tin và thực hiện các thao tác trên dữ liệu của Table. Query được dùng làm nền tảng để làm các báo biểu có đặc tính định dạng cao hơn Table.
- FORMS (Biểu mẫu): Dùng để thiết kế màn hình nhập liệu một cách sinh động hoặc điều khiển hoạt động của chương trình ứng dụng.
- REPORTS ( Báo biểu): Là kết quả đầu ra của quá trình khai thác dữ liệu có nguồn gốc từ các Table hay Query.
- PAGES (Trang): Các trang dữ liệu Access thiết kế theo dạng Wed.
- MACROS (Tập lệnh): Công cụ của Access giúp tạo những hành động đơn giản khi xây dựng ứng dụng mà không cần dùng ngôn ngữ lập trình.
- MODULES (Đơn thể): Dùng viết các dòng lệnh cho ứng dụng theo ngôn ngữ Visual Basic. Đây là công cụ lập trình chuyên nghiệp của Access.