XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SỰ PHƠI NHIỄM CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG TRƯỚC

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế xã hội lưu vực sông thu bồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 30 - 33)

Phụ lục 1.

Bản đồ nguy cơ lũ, ngập lụt thể hiện trên hình 3.4. Nguy cơ lũ, ngập lụt được phân ra năm cấp độ: rất thấp (1), thấp (2), trung bình (3), cao (4) và rất cao (5).

3.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SỰ PHƠI NHIỄM CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG TRƯỚC LŨ, NGẬP LỤT LŨ, NGẬP LỤT

Bản đồ nguy cơ lũ, ngập lụt chỉ cho thấy những vị trí có mức độ nguy hiểm cao khi xuất hiện mưa lớn gây lũ, ngập lụt, tuy nhiên mức độ tổn thương của một đối tượng trước lũ tại một vị trí nhất định không chỉ phụ thuộc vào giá trị của đối tượng tại nơi đó mà còn phụ thuộc vào mức độ ngập lụt, vận tốc dòng lũ, thời gian ngập lụt, nên việc kết hợp giữa bản đồ sử dụng đất và bản đồ nguy cơ lũ cho bản đồ sự phơi nhiễm thể hiện sự phơi bày của các đối tượng trước lũ.

Với lý luận đó, bản đồ sự phơi nhiễm của các đối tượng trước nguy cơ lũ, ngập lụt được xây dựng dựa trênphương pháp chồng xếp bản đồ theo ma trận được sử dụng kết hợp bản đồ sử dụng đất và bản đồ nguy cơ lũ. Từ bản đồ sử dụng đất ta xác định được các nhóm đất từ đó ta “gán giá trị” tương ứng cho từng nhóm đất, sau đó kết hợp với bản đồ nguy cơ lũ theo cách kết hợp thể hiện trong bảng 3.3 được bản đồ sự phơi nhiễm của các đối tượng trước nguy cơ lũ, ngập lụt. Bản đồ sự phơi nhiễm của các đối tượng trước nguy cơ lũ, ngập lụt cũng đươc chia thành năm cấp: rất thấp (1), thấp (2), trung bình (3), cao (4), rất cao (5).

Luận văn này đã sử dụng bản đồ sử dụng đất năm 2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam (hình 3.5), mức độ tổn thương của lũ lụt với các nhóm sử dụng đất là khác nhau: nhóm đất công cộng và an ninh quốc phòng như trường học, bệnh viện, các khu hành chính vv… là những nơi dễ bị tổn thương nhất bởi đây là nơi tập trung nhiều dân cư đến để tránh lũ và là trung tâm của các hoạt

động cứu trợ. Nếu nhưđường giao thông, nơi tập trung dân cư bị ngập thì người dân sẽ bị cô lập dẫn đến tổn thương do lũ sẽ tăng lên rất nhiều. Nhóm đất nhà ở đô thị và nông thôn ít bị tổn thương hơn so với đất công cộng những vẫn ở mức cao và trung bình do nhà ở của người dân là nơi tập trung tài sản của cả gia đình bao gồm cả lương thực, vật nuôi và các thiệt bị dân dụng khác và khi bị ngập lụt thì những nhà ởđô thị bị thiệt hại nhiều hơn do họ có nhiều tài sản hơn.

Theo phiếu điều tra, người dân trong vùng nghiên cứu lưu vực sông Thu Bồn chủ yếu làm nông nghiệp và cây lúa là nguồn lương thực, thu nhập chính của người dân. Khi lúa và hoa màu bị ngập úng sẽ gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người dân. Họ phải đợi đến mùa vụ sau mới khôi phục lại được hoạt động sản xuất của mình

Tuy nhiên, sức chịu đựng với lũ lụt của lúa và hoa màu lại kém hơn các cây trông công nghiệp khác, do đó mức độ tổn thương của lúa và hoa màu trong lũ cao hơn so

với cây công nghiệp. Còn những nơi đất trống hay sông ngòi là những nơi ít bị tổn thương nhất đối với lũ. Dựa trên các nhóm sử dụng đất khác nhau luận văn đã chia ra mức độ tổn thương cho từng nhóm đất với mức độ chịu thiệt hại khác nhau nếu nằm trong vùng hiểm hoạ (bảng 3.4). Kết quả bản đồđược thể hiện trong hình 3.6.

Hình 3.6. Bản đồ sự phơi nhiễm của các đối tượng trước lũ, ngập lụt Bng 3.3. Ma trận tính toán sự phơi nhiễm của các đối tượng trước lũ

M c độ ch u t h i t h i c a đấ t Rất cao (5) 6 7 8 9 10 10 Rất cao Cao (4) 5 6 7 8 9 8-9 Cao Tr.bình(3) 4 5 6 7 8 6-7 Trung bình Thấp (2) 3 4 5 6 7 4-5 Thấp Rất thấp (1) 2 3 4 5 6 2-3 Rất thấp + Rất thấp (1) Thấp (2) Trung bình (3) Cao (4) Rất cao (5) Mức

Bng 3.4. Các nhóm đất chính và mức độ chịu thiệt hại

TT Nhóm đất Mức độ chịu thiệt hại 1 Đất trống, đất thủy lợi và đất sông ngòi Không đáng kể (0) 2 Đất trồng rừng và cây công nghiệp Rất thấp (1)

3 Đất nông nghiệp Thấp (2)

4 Đất ở nông thôn Trung bình (3)

5 Đất đô thị và đất sản xuất kinh doanh Cao (4) 6 Đất công cộng và an ninh quốc phòng Rất cao (5)

3.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA NGƯỜI DÂN Khả năng chống chịu hay khả năng thích nghi thể hiện qua các giải pháp mà

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế xã hội lưu vực sông thu bồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 30 - 33)