Kết quả mô phỏng nhiệtđộ không khí bề mặt

Một phần của tài liệu Thử nghiệm kết hợp mô hình toàn cầu CAM và khu vực RegCM vào mô phỏng các trường khí hậu khu vực việt nam (Trang 54 - 55)

Từ các kết quả mô phỏng nhiệt độ không khí bề mặt bằng mô hình CAM 3.0 được trình bày trên Hình 3.8-3.11 cho thấy rằng, các mô phỏng bằng mô hình CAM 3.0 có phân bố theo không gian khá phù hợp với NNRP2 và sai lệch là không lớn, giá trị sai lệch phổ biến dưới 1oC. Trên lãnh thổ nước ta, mô phỏng nhiệt độ bằng CAM 3.0 có thiên hướng thấp hơn so với NNRP2 phổ biến trên khu vực Bắc Bộ.

Hình 3.8. Nhiệt độ không khí bề mặt (oC) trung bình các tháng 3, 4, 5 thời kỳ 1997- 1999 mô phỏng bằng mô hình CAM 3.0 (a) và số liệu NNRP2 (b)

Hình 3.9. Nhiệt độ không khí bề mặt (oC) trung bình các tháng 6, 7, 8 thời kỳ 1997- 1999 mô phỏng bằng mô hình CAM 3.0 (a) và số liệu NNRP2 (b)

a  b c 

a  b

Hình 3.10. Nhiệt độ không khí bề mặt (oC) trung bình các 9, 10, 11 thời kỳ 1997-1999 mô phỏng bằng mô hình CAM 3.0 (a) và số liệu NNRP2 (b)

Hình 3.11. Nhiệt độ không khí bề mặt (oC) trung bình các 12, 1, 2 thời kỳ 1997-1999 mô phỏng bằng mô hình CAM 3.0 (a) và số liệu NNRP2 (b)

Nhận xét chung, các kết quả mô phỏng bằng mô hình CAM 3.0 là khá tương đồng với NNRP2, đặc biệt là hướng gió và nhiệt độ không khí bề mặt. Càng lên cao, mức độ tương đồng về trường gió và độ cao địa thế vị so với số liệu tái phân tích càng rõ ràng hơn. Sai số đáng kể về độ cao địa thế vị, khí áp mực nước biển so với số liệu NNRP2 ở phía Bắc và Nam miền phân tích. Trong đó, lớn hơn ở phía Bắc và nhỏ hơn ở phía Nam. Tốc độ gió mô phỏng bằng CAM 3.0 lớn hơn trong tháng đông và yếu hơn trong tháng chính hè.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm kết hợp mô hình toàn cầu CAM và khu vực RegCM vào mô phỏng các trường khí hậu khu vực việt nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)