.2 Tóm tắt biến, mã hóa, tham số và dấu kỳ vọng mơ hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bànTPHCM (Trang 40 - 59)

Tên biến Loại biến Ký hiệu

mã hóa

Tham số

Dấu kỳ vọng

Quyết định gửi TK của khách hàng Phụ thuộc QD

An toàn, bảo mật Độc lập ATBM 1 +

Hình ảnh NH Độc lập HIAN 2 +

Lợi ích tài chính Độc lập LITC 3 + Lợi ích phi tài chính Độc lập LIPT 4 + Sản phẩm dịch vụ Độc lập SPDV 5 +

Sự tiện lợi Độc lập TILO 6 +

Công nghệ Độc lập CONG 7 +

Đội ngũ nhân viên Độc lập DNNV 8 +

Sự ảnh hưởng Độc lập ANHU 9 +

Hằng số của mơ hình hồi quy 0

Sai số của mơ hình hồi quy i

Mơ hình được thể hiện như sau:

QD = 0 + 1 ANTO + 2 NLTC + 3 HANH + 4 LITC + 5 LPTC + 6 SPDV +

7 TILO + 8 CONG + 9 DNNV + 10 ANHU + i

Các kiểm định:

- Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng việc tính toán Hệ số Cronbach alpha

- Đánh giá giá trị của thang đo qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, đo lường giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

- Kiểm định T-test về giá trị trung bình giữa 2 nhóm Giới tính, kiểm định Annova về sự khác biệt giữa các nhóm thuộc thành phần Tuổi tác, Thu nhập, Trình độ, Nghề nghiệp.

Kết luận chương 1

Chương này trình bày cơ sở lý luận về tiền gửi TK, đặc điểm hành vi của người tiêu dùng và giới thiệu về mơ hình gốc. Qua kết quả của một số cuộc nghiên cứu trước, tác giả đã đưa ra nhận định ban đầu, xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền TK của khách hàng như: An tồn bảo mật, Hình ảnh NH, Lợi ích tài chính, Lợi ích phi tài chính, Sản phẩm dịch vụ, Sự tiện lợi, Công nghệ, Đội ngũ nhân viên, Sự ảnh hưởng, đồng thời xây dựng mơ hình nghiên cứu đề x́t bao gồm 9 biến độc lập các nhân tố ảnh hưởng và 1 biến phụ thuộc Quyết định gửi TK của khách hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TK CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NHTM VN

TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển các NHTM VN trên địa bàn TP.HCM

Những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 là thời kỳ sôi động ở TP.HCM cũng như trong cả nước trong việc khiển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI (1986) và lần VII (1991) về việc đổi mới nền kinh tế đất nước. Theo đó, nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vào thời điểm đó, hoạt động tài chính NH được xác định có vai trò là mũi nhọn, làm động lực góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới. Nghị quyết TW3 (khóa VI), Quyết định 218/HĐBT (1987) và Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã chỉ đạo chủ trương chuyển hoạt động NH từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện chủ trương đó, hệ thống NHNN được tách ra và thành lập các NH chuyên doanh, từng bước vừa nghiên cứu vừa làm, đi từ thí điểm, thực nghiệm để xây dựng mơ hình tổ chức và xây dựng cơ chế hoạt động hạch toán kinh doanh đối với NH là nhiệm vụ mới mẻ và gặp khơng ít khó khăn. Mở đầu từ việc TP.HCM bắt đầu xây dựng các NH chuyên doanh thì Nhà nước cũng đã thí điểm xây dựng mơ hình NHTM cổ phần, đầu tiên là NHTM cổ phần Sài Gịn Cơng Thương (1987) và kế tiếp là NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu (1988). Đó là bước khởi đầu đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống NH trên địa bàn TP.HCM, góp phần hình thành mạng lưới NH thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh, tách khỏi hệ thống NHNN (một cấp), tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần.

Sau hơn hai thập kỷ cải cách, hệ thống NH Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn phát triển đáng chú ý:

Giai đoạn 1990-1996: Đây là giai đoạn ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng về

số lượng và loại hình TCTD nhằm đáp ứng sự tăng vọt của nhu cầu về dịch vụ tài chính trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi.

Giai đoạn 1997-2005: Đây là giai đoạn mà ngành NH có nhiều củng cố, chấn

châu Á.

Giai đoạn 2006-2010: Đây là giai đoạn thực hiện nâng cấp vốn pháp định và

tăng cường các quy chế điều tiết hoạt động NH; các NHTM cổ phần nông thôn được chuyển đổi lên thành NHTM cổ phần đô thị; một số NH mới được thành lập, xuất hiện loại hình NH 100% vốn nước ngồi.

Giai đoạn 2011 đến nay: Đây là giai đoạn hệ thống NH bộc lộ những yếu kém,

dễ tổn thương xuất phát từ những tồn tại tích lũy từ lâu, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.

Hệ thống NH Việt Nam hiện nay bao gồm 3 nhóm NH chính: Các NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần và các NHTM nước ngồi; ngồi ra, cịn có các NH liên doanh và các văn phòng đại diện của các TCTD nước ngoài. Cụ thể, theo thống kê của

NHNN, hệ thống NH Việt Nam có 6 NHTM Nhà nước 2, 1 NH chính sách xã hội, 34

NHTM cổ phần, 4 NH liên doanh, 5 NH có 100% vốn nước ngoài, 50 văn phòng đại diện của NH nước ngoài và 50 chi nhánh NH nước ngồi. Ngồi ra, cịn có các TCTD phi NH; bao gồm 18 cơng ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (gồm 1 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với 968 thành viên).

2.2 Thực trạng huy động tiền gửi TK của các NHTM VN trên địa bàn TP.HCM

2.2.1 Một số loại hình TK hiện đại của Việt Nam hiện nay

Trong giai đoạn gần đây, thanh khoản NH luôn là điểm nóng trong điều hành chính sách tiền tệ cũng như trong kế hoạch kinh doanh ngắn hạn của các NHTM. Chính vì vậy, trong năm 2013, các NHTM đã tích cực trong việc triển khai nhiều sản phẩm huy động mới với nhiều tiện ích và ưu đãi nhằm giữ chân khách hàng hiện hữu và gia tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng mới, nhất là từ thị trường dân cư.

Các sản phẩm/ chương trình huy động có hình thức khuyến mại chủ yếu là dự thưởng (quay số, bốc thăm, thẻ cào, quà tặng, tích lũy điểm thưởng,…); một số sản phẩm/ chương trình khuyến mại nằm chung gói ưu đãi với các sản phẩm khác (sản phẩm tín dụng, sản phẩm NH hiện đại, sản phẩm khác,…) và thường được áp dụng đối với khách hàng tiền gửi VND, USD/ EUR; khi có nhu cầu, khách hàng cũng có thể rút gốc linh hoạt đối với một số sản phẩm.

2 Trong đó có 4 ngân hàng là NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), NHTM cổ phần Phát triển

Có thể kể đến những sản phẩm nổi bật của các NHTM triển khai trong năm 2013 như:

Sản phẩm được triển khai bởi nhóm các NHTM CP: DongA bank có sản phẩm

khuyến mại “Tiết kiệm Trường An” dành cho khách hàng trung niên và cao tuổi; Vietcapital bank có sản phẩm “Đón Giáng sinh - Rinh quà tặng” và “Vui Tết sum vầy"; VIB có “Gửi tiết kiệm - Diện túi thời trang”; Maritime bank có “Mã đáo rộn ràng - Ngập tràn tài lộc”; Ocean bank có “Gửi 1 tỷ, tặng 1 chỉ vàng”; BaoViet bank có “Mừng sinh nhật, đón xuân sang”; SCB triển khai “Giáng Sinh vàng - Ngàn quà tặng”.

Sản phẩm được triển khai bởi nhóm các NHTM NN: Agribank Hà Nội có “Kết

nối khách hàng tích điểm - nhận quà”, Agribank Nghệ An có “Mừng Xuân Giáp Ngọ”, Agribank CN Thành Đơ có “Đón xn, gửi tiền - Rinh liền xe Air Blade”; BIDV có “Lộc xuân may mắn 2014”.

Sản phẩm huy đợng nằm chung gói ưu đãi với các sản phẩm khác (dành cho giao

dịch tiền gửi, cho vay và một số dịch vụ khác) như: Sacombank có chương trình bốc thăm dự thưởng “Sinh nhật vui - Ưu đãi lớn”; NamA bank có “Mùa vàng NamA bank - Ngập tràn quà tặng”; BIDV có “Mùa vàng BIDV”; MDB có Đắc Lộc Tân Xuân”.

Sản phẩm theo hình thức TK gửi góp / tích lũy: VP bank có “Gửi góp linh hoạt -

Easy Savings”; SCB có sản phẩm tiết kiệm “Tích Lũy Phúc An Khang” với ưu đãi tặng kèm bảo hiểm nhân thọ (là sản phẩm Bancassurance mà SCB và VCLI hợp tác triển khai).

2.2.2 Thực trạng về tình hình hoạt động huy động tiền gửi TK3

 Lãi suất tiền gửi

Lãi suất huy động trong năm 2013 giảm khoảng 2- 3%/năm ở các kỳ hạn. Trong đó, mặc dù mức trần cho kỳ hạn dưới 06 tháng đối với VND là 7% năm nhưng đa số các TCTD áp dụng mức 6,5%, lãi suất cho kỳ hạn từ 06 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 6,5 - 7% năm và kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5-8% năm, đồng thời mức trần cho kỳ hạn trên 01 tháng đối với USD đang được duy trì ở mức 1,25 % năm.

 Quy mơ tiền gửi

Nguồn vốn huy động tồn hệ thống trong năm 2013 vẫn tăng so với năm 2012 mặc dù lãi suất tiền gửi đã giảm từ 2-3%/năm trong năm, góp phần cải thiện thanh

3 Do một số hạn chế và khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu về tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của các NHTM trên địa bàn TP.HCM, các thơng tin và dữ liệu được trình bày trong phần này chỉ nằm trong phạm vi tiền gửi huy động từ nền kinh tế của các NHTM có trụ sở chính tại TP.HCM.

khoản của các NHTM trong năm 2013.

Tính đến 12/12/2013, huy động vốn toàn hệ thống tăng 15,16% so với năm 2012 mặc dù lãi suất tiền gửi đã giảm từ 2-3% trong năm. Trong đó, huy động vốn VND tăng 15,93% và huy động bằng ngoại tệ tăng 13,7%. Thanh khoản VND của toàn hệ thống khá tốt. Huy động vốn tăng cao mặc dù lãi suất thấp vì các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng bấp bênh hoặc rất khó sinh lời như trước và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền TK tại NH là một trong những cách đầu tư mang lại thu nhập ổn định và an toàn nhất.

Trong năm 2013, mặc dù trần lãi suất huy động tiếp tục giảm từ mức 8% xuống còn 7% cho kỳ hạn dưới 06 tháng - tiệm cận với chỉ số CPI nhưng huy động vốn của các NH trên địa bàn TP.HCM không ngừng gia tăng.

Bảng 2.1 Số liệu huy động của một số NHTM trên địa bàn TP.HCM tính đến 31/12/2013 Đvt: tỷ đồng (quy đổi) STT NH Tổng huy động Tăng/giảm so với năm 2012 Khơng kỳ hạn Có kỳ hạn Phát hành GTCG Huy động TT2 Tỷ lệ KKH:CKH Tỷ lệ TT1: TT2 Huy động/Vốn tự có 1 ACB 151.417 -7.849 -4,93% 19.989 118.680 3.000 7.801 14:86 95:5 12,4 2 STB 140.863 16.345 13,13% 19.071 112.449 501 4.753 14:86 97:3 8,5 3 EIB 153.451 12.993 9,25% 10.788 68.792 7.678 65.767 12:88 57:43 10,5 4 SCB 165.640 46.381 38,89% 1.573 145.644 - 18.419 1:99 89:11 12,6 5 PNB 72.009 3.413 4,98% 1.850 70.156 0 3 3:97 100:0 16,7 6 EAB 67.533 6.397 10,46% 9.674 55.526 38 1.476 15:85 98:2 11,2 7 HDB 77.376 31.008 66,87% 4.199 58.254 2.503 12.177 6:94 84:16 9,0 8 ABB 51.212 10.594 26,08% 8.971 28.376 3.447 10.354 22:78 80:20 8,7 9 NVB 25.609 7.411 40,72% 546 17.830 2.127 5.009 3:97 80:20 7,8 10 VAB 23.178 3.770 19,42% 1.605 17.228 - 4.281 9:91 82:18 6,5 11 OCB 28.514 5.180 22,20% 1.930 17.186 0 8.614 10:90 70:30 7,2 12 NAB 25.083 12.696 102,50% 535 13.174 5.000 6.370 3:97 75:25 7,7 13 SGB 11.541 -127 -1,09% 1.989 9.423 - 20 17:83 100:0 3,3 14 BVB 19.662 2.014 11,41% 818 11.281 31 7.531 7:93 62:38 6,1 Tổng cộng 1.013.088 150.227 17,41% 83.539 743.999 24.325 152.574 10:90 85:15 9,9

Nhờ vào việc tích cực triển khai các sản phẩm huy động với nhiều tiện ích và ưu đãi có giá trị, tính đến 31/12/2013, tổng huy động của 14 NHTM có trụ sở tại TP.HCM đạt 1.013.088 tỷ đồng, tăng 150.227 tỷ đồng (tương đương 17,4%) so với năm 2012. Trong đó, 12/14 NH có số dư huy động tăng với tổng mức tăng 158.203 tỷ đồng, 02/14 NH có số dư huy động giảm với tổng mức giảm 7.976 tỷ đồng. SCB là NH có tổng huy động tăng mạnh nhất với mức tăng 46.381 tỷ đồng (tương đương 38,9%), kế đến là HDB tăng 31.008 tỷ đồng (tương đương 66,9%), STB tăng 16.345 tỷ đồng (tương đương 13,1%), EIB tăng 12.993 tỷ đồng (tương đương 9,3%) và NAB tăng 12.696 tỷ đồng (tương đương 102,5%). Ngược lại, ACB là NH có tổng huy động giảm mạnh nhất với mức giảm 7.849 tỷ đồng (tương đương 4,9%).

Nguồn: Dữ liệu thống kê hàng tháng của NHNN CN TP.HCM

Hình 2.1 Tình hình huy động của các NHTMVN

 Cơ cấu tiền gửi

Trong cơ cấu huy động tiền gửi, huy động KKH và CKH đều tăng so với năm 2012. Trong cơ cấu huy động CKH, huy động CKH thông thường tăng, phát hành GTCG giảm.

Theo đó, trong cơ cấu huy động tiền gửi của các NHTM, huy động KKH tăng 21.857 tỷ đồng (tương đương 35,4%), huy động CKH (bao gồm CKH thông thường và phát hành GTCG) tăng 124.930 tỷ đồng (tương đương 19,4%) so với năm 2012.

Trong cơ cấu huy động CKH, huy động CKH thông thường tăng 178.285 tỷ đồng (tương đương 31,5%), phát hành GTCG giảm 53.354 tỷ đồng (tương đương 68,7%) so

với năm 2012. Phát hành GTCG giảm mạnh trong năm 2013 là do các NHTM tất toán trạng thái vàng trước 30/06/2013 theo quy định của NHNN.

Nguồn: Dữ liệu thống kê hàng tháng của NHNN CN TP.HCM

Hình 2.2 Cơ cấu huy động của các NHTM

2.2.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tình hình huy động tiền gửi TK

2.2.3.1 Tính an tồn bảo mật

Vấn đề bảo mật thơng tin ln đem đến những lo ngại cho hai phía người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ, đồng thời là một bài tốn nan giải cho khơng chỉ các nhà quản trị hệ thống mà cho cả các nhà lãnh đạo. Đặc biệt với hệ thống NH, nơi mà hệ thống CNTT chi phối toàn bộ hoạt động và luồng trao đổi thông tin qua hệ thống CNTT chính là “luồng tiền” thì vấn đề an tồn bảo mật thơng tin mang tính quyết định. Bảo mật và an tồn thơng tin có quan hệ chặt chẽ với quản trị rủi ro tác nghiệp nên nếu NH không đảm bảo được an ninh thông tin, không chỉ những dịch vụ mới như NH trực tuyến bị ảnh hưởng mà những hoạt động truyền thống như huy động vốn và cho vay cũng bị vạ lây.

Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và CNTT trong giai đoạn 3 năm (từ 2006- 2008), vấn đề bảo mật, an tồn thơng tin, trong đó bao gồm cả thông tin cá nhân, luôn được các doanh nghiệp đánh giá là một trong những rào cản lớn nhất (xếp thứ 3 trong số 7 trở ngại lớn nhất) đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Theo

số liệu khảo sát của Gartner và Cyber Security Industry Alliance, có 14% số người được hỏi đã ngừng sử dụng dịch vụ thanh toán hóa đơn trực tuyến và 4% ngừng ln cả việc sử dụng dịch vụ NH trực tuyến (lưu ý số liệu này không thống kê về khách hàng trong nước).

Xác định an tồn, bảo mật như một yếu tố khơng thể thiếu trong chất lượng dịch vụ, thậm chí còn được đặt lên hàng đầu, các NH đã mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư và triển khai những giải pháp tốt nhất. Các quy trình, thủ tục, cơng nghệ đã được đặt ra nhằm mục đích gia tăng mức độ an toàn, bảo mật cho hệ thống thông tin và khách hàng. Ví dụ: mọi giao dịch trực tuyến phải có mật khẩu đăng nhập, một số trang web NH điện tử yêu cầu phải nhập mật mã bằng bàn phím ảo, các bãi đậu xe được thiết kế trong khuôn viên NH, hoặc cụ thể hơn, tại Hội sở NH ACB, việc kiểm đếm- thu chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bànTPHCM (Trang 40 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)