CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
3.1. Tổng quan về APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific
Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm
trong khu châu Á - Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. APEC được thành lập vào tháng 11 năm 1989. Ngày 14/11/1998, Việt Nam cùng với Liên bang Nga và Pêru, làm thành viên chính thức của APEC. Hiện nay, APEC gồm 21 thành viên, bao gồm tất cả các nền kinh tế lớn trong khu vực và các nền kinh tế năng động nhất, tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Các nền kinh tế của các thành viên APEC cho thấy sự đa dạng, phong phú của khu vực cũng như các trình độ và phương thức phát triển khác nhau. Mặc dù giữa các nền kinh tế trong khu vực có nhiều điểm khác biệt nhưng việc họ hợp tác được với nhau trong một diễn đàn đã phản ánh mục đích và quyết tâm chính trị chung là thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững trong khu vực và trên thế giới. Các nước đang phát triển (ASEAN) cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực để thúc đẩy phát triển
kinh tế, nhưng không muốn làm lu mờ những cơ chế hợp tác chính trị sẵn có. Mục tiêu hoạt động của APEC: có 3 mục tiêu
- Tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương vào năm 2020.
- Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa hai khu vực phát triển.
- Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật nhằm hỗ trợ lẫn nhau
phát triển, phát huy những thành tựu tích cực mà nền kinh tế của các nước trong khu vực đã tạo ra vì lợi ích của khu vực và cả thế giới
Nguyên tắc hoạt động của APEC: Hợp tác giữa các thành viên APEC được tiến hành theo 9 nguyên tắc sau:
triển khai ở tất cả các lĩnh vực kinh tế để giải quyết tất cả các hình thức cản trở mục tiêu lâu dài của thương mại và đầu tư tự do.
- Phối hợp với WTO: Các biện pháp áp dụng trong APEC phải phù hợp
những cam kết để đạt được ở WTO.
- Đảm bảo môi trường tương xứng giữa các thành viên trong việc thực
hiện tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, xem xét thích đáng tới mức độ tự do hóa và thuận lợi hóa đã đạt được ở mỗi nước.
- Thực hiện chủ nghĩa khu vực mở, khơng phân biệt đối xử: Tự do hóa
thương mại và đầu tư trong APEC sẽ được thực hiện trên cơ sở không phân biệt đối xử ( kể cả các nước không phải là thành viên).
- Đảm bảo sự rõ ràng cơng khai mọi luật lệ chính sách hiện hành tại các
nước thành viên APEC.
- Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc, chỉ có giảm, khơng tăng thêm các
biện pháp bảo hộ.
- Tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư của APEC
được tất cả các nước thành viên đồng loạt triển khai, thực hiện liên tục, với những thời gian biểu khác nhau. Mọi thành viên APEC đều bình đẳng, mọi quyết định đều đạt tới bằng sự nhất trí chung tơn trọng quan điểm của các nước tham gia.
- Có sự linh hoạt trong việc thực hiện các vấn đề tự do hóa thương mại
và đầu tư vì trình độ phát triển kinh tế của các nước APEC khác nhau.
- Hợp tác: APEC chủ trương hợp tác kinh tế, kỹ thuật để thúc đẩy kinh
tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững