Chương 1 : GIỚI THIỆU
3.2 Thực trạng cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phầnViệt
3.2.3 Đánh giá về vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao gồm: Vốn điều lệ, các quỹ và lợi nhuận giữ lại. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng đều cố gắng tăng nguốn VCSH của mình để giảm bớt rủi ro thanh khoản bằng cách huy động thêm vốn góp của các cổ đơng và giữ lại lợi nhuận của những năm trước.
Theo Nghị định số 141/2006/NĐ – CP của Chính Phủ về mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì đến hết năm 2010, tất cả NHTM đều phải đạt vốn pháp định tối thiểu 3,000 tỷ đồng. Điều này đã khiến cho các NHTMCP trong những năm gần đây đã phải tăng vốn một cách ồ ạt để có thể đạt mức vốn tối thiểu. Ngoài ra, VCSH của các NHTMCP tăng nhanh từ năm 2008 đến năm 2011 là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn này đã làm cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại tăng lên.
Đồ thị 3.3: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của 25 NHTMCP Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Nguồn:Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam
Số liệu ở Bảng 3.2 cho thấy các NHTMCP đã có quy mơ VCSH khơng ngừng tăng qua các năm, VCSH năm 2014 đã tăng gấp 2,75 lần so với năm 2007 chính điều này đã làm tăng năng lực tài chính cho các ngân hàng. Tuy nhiên, việc bắt tăng vốn điều lệ lên một cách đột ngột của NHNN mà khơng có một lộ trình đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhằm đáp ứng những yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, nhiều NHTMCP đã thực hiện các biện pháp đầu tư lịng vịng giữa các cơng ty con, quỹ đầu tư, NHMTCP khác dưới hình thức đầu tư góp vốn cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ “ảo”. Hệ quả là nhiều NHTMCP phải tăng vốn điều lệ gấp 2- 3 lần trong một thời gian nhất định cùng với sức ép chia cổ tức cho cổ đông rất lớn, quy mơ dư nợ cho vay cũng tăng, do đó nhiều NHTMCP đã đẩy dư nợ lên 40% thậm chí 70-80% mỗi năm nhưng khơng đảm bảo an tồn, khiến cho vốn điều lệ , VCSH - nguồn vốn có nhiệm vụ là tấm đệm cho hoạt động kinh doanh tài chính của ngân hàng – trở nên quá mỏng. Khi một hoặc vài NHTMCP gặp vấn đề trầm trọng như mất thanh khoản thì nga lập tức sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn của các NHTMCP khác, đồng thời tạo áp lực rủi ro lớn lên toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam.
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Vốn chủ sở hữu