So sánh hai mơ hình FEM và REM, lựa chọn mơ hình phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thép đang niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 57)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích hồi quy

4.3.3 So sánh hai mơ hình FEM và REM, lựa chọn mơ hình phù hợp

Sau khi hời quy 4 mơ hình theo REM, tiếp tục dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình REM hay FEM.

Giả thuyết:

H0: Khơng có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên.

H1: Có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên. (mơ hình FEM)

Bảng 4.8: Kiểm định Hausman cho 4 mơ hình

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 Mơ hình 4

Prob 0.0030 0.0432 0.0034 0.0072

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả.

Nhận thấy là P-value cả 4 mơ hình đều nhỏ hơn 0.05, do đó bác bỏ H0 hay có sự tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên. Do đó ta dùng mơ hình FEM để thực hiện hời quy cho các mơ hình.

4.3.4 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi cho mơ hình FEM

H0: Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Wald cho mơ hình FEM

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 Mơ hình 4

Chi bình phương 6331.78 9985.03 7308.98 7313.68

Xác suất 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả.

Vì P-value của cả 4 mơ hình đều nhỏ hơn 0.05 nên bác bỏ Giả thuyết H0, có nghĩa rằng có hiện tượng phương sai thay đổi.

4.3.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan

50

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Wooldridge cho mơ hình FEM

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 Mơ hình 4

Thớng kê F 113.155 104.54 114.819 118.518

Xác suất 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả.

Vì P-value của cả 4 mơ hình đều nhỏ hơn 0.05 nên bác bỏ Giả thuyết H0, do đó có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình.

4.3.6 Hời quy theo mơ hình GLS

Vì mơ hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, bài viết sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy GLS để khắc phục.

Bảng 4.11 Kết quả mơ hình hời quy theo GLS.

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 Mơ hình 4

CCC 0.01364 ARD (0.02702) AID 0.00135 APD (0.01246) SIZE 0.73640 0.84203 0.97782 0.79475 DR (0.13557) (0.16313) (0.13053) (0.16186) GROWP 1.11342 0.30736 0.96318 0.72286 GDP 0.27063 0.32494 0.34849 0.33358 C 4.11243 7.45978 2.73327 6.93962

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả.

4.4 Thảo luận kết quả

Sau khi mơ hình GLS đã khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, 4 mơ hình được viết lại như sau:

51

Mơ hình 1:

ROA = 4.11243 + 0.01364*CCC + 0.73640*SIZE – 0.13557*DR + 1.11342*GROWP + 0.27063*GDP

Mơ hình 2:

ROA = 7.45978 – 0.02702*ARD + 0.84203*SIZE – 0.16303*DR +0.30706*GROWP + 0.32494*GDP

Mơ hình 3:

ROA= 2.73327 + 0.00135*AID + 0.97782*SIZE – 0.13053*DR +0.96318*GROWP + 0.34849*GDP

Mơ hình 4:

ROA= 6.93962 - 0.01246*APD + 0.79745*SIZE – 0.16186*DR +0.72286*GROWP + 0.33358*GDP

Quan sát các hệ sớ hời quy từ 4 phương trình hời quy được viết lại từ các biến sớ có ý nghĩa trong mơ hình, nghiên cứu lần lượt thảo luận sự tác động của quản trị vốn lưu động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

4.4.1 Tác động của chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thép (ROA)

Chu kỳ ln chủn tiền có mới quan hệ cùng chiều với suất sinh lợi trên tài sản (ROA). Theo kết quả này, nếu chu kỳ luân chuyển tiền tăng thì suất sinh lợi trên tài sản sẽ tăng, một khi suất sinh lợi tăng thì lợi ích tạo ra cho cổ đông cũng tăng.

Điều này trái với nghiên cứu của Garcia và cộng sự(2006), Mansoori và Muhammad (2012); Enqvist và cộng sự (2012) là Chu kỳ luân chuyển tiền và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có tác động nghịch chiều. Theo lý thuyết về quản trị vốn lưu động, tiền mặt là tài sản không sinh lợi, do vậy nếu đồng tiền không được luân chuyển một cách nhanh chóng, sẽ làm mất cơ hội tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp, từ đó giá trị doanh nghiệp cũng giảm theo. Thực tế trong giai

52

đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 – 2013, ngành Thép Việt Nam phải đới mặt với tình hình hàng tờn kho tăng mạnh và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ thép nhập khẩu nên doanh nghiệp phải duy trì một chính sách bán chịu cho khách hàng và tăng chi phí marketing để cạnh tranh được trên thị trường. Do đó, chu kỳ luân chuyển trong giai đoạn khó khăn này là khá cao.

Với mức ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy là 5% của biến sớ CCC, ta có thể thấy kết quả hồi quy GLS đặt ra là, chu kỳ luân chuyển tiền tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh hay suất sinh lợi trên tài sản ngành thép niêm yết. Sẽ tồn tại một mối quan hệ đồng biến giữa chu kỳ luân chuyển tiền và hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp có suất sinh lợi và giá trị doanh nghiệp cao. Kết quả này nhất quán với kết quả nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động lên hiệu quả hoạt động của 52 doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán Amman (ASE) ở Jordan, giai đoạn 2000-2008 của Abuzayed (2011).

4.4.2 Tác động của số ngày thu tiền bình quân (ARD) đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép (ROA)

Theo như mơ hình hời quy thì sớ ngày thu tiền bình quân (ARD) có tác động khơng cùng chiều với suất sinh lợi trên tài sản (ROA). Mối quan hệ trái chiều này cho thấy các doanh nghiệp có chính sách bán hàng hiệu quả sẽ có cơ hội gia tăng doanh thu, tạo ra lợi nhuận, gia tăng suất sinh lợi, gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, chính sách thu nợ hiệu quả sẽ rút ngắn được sớ ngày phải thu bình qn, rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền. Kết quả này đúng với với kỳ vọng của giả thuyết nghiên cứu đặt ra là nghiên cứu của Garcia và cộng sự (2006), Mansoori và Muhammad (2012); Enqvist và cộng sự (2012).

Quản trị khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận, rủi ro và chi phí. Nếu doanh nghiệp không bán chịu, sẽ mất đi cơ hội bán hàng. Nếu gia tăng khoản phải thu từ việc bán chịu, nguy cơ phát sinh nợ khó đòi và rủi ro thu hồi nợ gia tăng, chi phí cho khoản phải thu gia tăng. Do vậy, doanh nghiệp cần có

53

chính sách quản trị khoản phải thu hợp lý. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong ngành thép có quy mơ lớn và có kết quả kinh doanh tớt hiện nay như Tập đoàn Hòa Phát và Tơn Hoa Sen hiện nay có sớ ngày phải thu rất thấp.

Với mức ý nghĩa thống kê cao (1%) của biến số ARD đại diện cho số ngày phải thu bình quân, kết quả đã chấp nhận giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Như vậy, có một mới quan hệ nghịch biến giữa sớ ngày phải thu bình qn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép đã niêm yết.

4.4.3 Tác động của số ngày tồn kho bình quân (AID) đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép (ROA)

Kết quả hồi quy cho thấy số ngày thu tiền bình qn (ARD) có tác động cùng chiều với suất sinh lợi trên tài sản (ROA). Về lý thuyết thì việc lưu trữ hàng tồn cho sản xuất sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng doanh thu do khan hiếm hàng hóa và tránh được khả năng biến động giá, dẫn đến gia tăng suất sinh lợi cũng như giá trị doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam, với đặc điểm ngun vật liệu khơng ổn định vì nó phụ thuộc vào giá phơi thép nước ngồi. Vì vậy, nhu cầu về vốn lưu động cao là cần thiết. Với mức độ đầu tư nhiều vào hàng tồn kho, số ngày tờn kho bình qn cũng có khả năng kéo dài hơn.

Tuy nhiên với mức ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy 10%, khó có thể đưa ra đánh giá chính xác tác động của số ngày tồn kho đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Thép tại Việt Nam. Trong thực tế, nếu hàng tồn kho được lưu trữ quá nhiều, có khả năng sẽ phát sinh chi phí như: lưu kho, chi phí hàng hóa bị hư hỏng, chi phí bảo hiểm hàng hóa cũng như sự mất mác do thất thốt…như vậy sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi và giá trị doanh nghiệp (Ashraf, 2012).

Kết quả hồi quy chỉ ra sự tác động cùng chiều giữa sớ ngày tờn kho bình qn và suất sinh lợi ROA. Kết quả này nhất quán với kết quả nghiên cứu của Abuzayed (2011).

54

4.4.4 Tác động của số ngày phải trả bình quân (APD) đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Thép. (ROA)

Hệ số hồi quy của biến sớ APD thể hiện tại mơ hình 4 chỉ ra rằng, có sự tác động khơng đờng tḥn giữa sớ ngày phải trả bình quân và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Thép, với mức ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy 1%.

Theo lý thuyết quản trị tài chính ngắn hạn, khoản phải trả cho nhà cung cấp là 1 khoản tín dụng thương mại mà các doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho vốn lưu động của họ. Thông thường, các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh bằng việc trì hỗn thời gian trả tiền cho nhà cung cấp. Tuy nhiên, nếu chi phí tín dụng thương mại từ nhà cung cấp cao hơn lợi ích mang lại cho doanh nghiệp, thì việc kéo dài thời hạn thanh toán cho nhà cung cấp sẽ làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp kéo dài thời hạn trả tiền cho nhà cung cấp, sẽ làm mất uy tín của doanh nghiệp, và trong dài hạn, sẽ phá vỡ mối quan hệ kinh doanh với nhau gây bất lợi cho doanh nghiệp, dẫn đến sụt giảm giá trị doanh nghiệp (Mansoori và Muhammad, 2012).

Thực tế, nghiên cứu này được thực hiện trong giai đoạn ngành Thép gặp nhiều khó khắn về vớn, nhất là vớn lưu động. Do vậy, các doanh nghiệp đã chấp nhận một mức chi phí cao để trì hỗn việc thanh tốn cho nhà cung cấp, để có được ng̀n tài trợ từ khoản tín dụng thương mại này. Với một mức chi phí vượt quá mức lợi ích mang lại cho doanh nghiệp, nên làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự lý giải này khẳng định rằng, càng gia tăng sớ ngày phải trả thì các doanh nghiệp thép sẽ phải đối diện với sự sụt giảm về suất sinh lợi ROA.

4.4.5 Tác động của quy mô của doanh nghiệp (SIZE) đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Thép (ROA)

Với mức ý nghĩa thống kê hầu hết là 5% ở cả bớn mơ hình, quy mơ của doanh nghiệp tác động đồng thuận đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực tế thì

55

các doanh nghiệp có quy mơ tài sản càng cao thì càng có khả năng tiếp xúc được càng nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, qua đó làm giảm được chi phí huy động vớn từ bên ngồi và sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp được tăng lên. Các doanh nghiệp thép hàng đầu hiện nay đều có quy mơ tổng tài sản rất lớn và liên tục gia tăng hàng năm như Tập đoàn Hòa Phát có quy mơ tổng tài sản là hơn 21.000 tỷ đờng, Tập đoàn Hoa Sen có quy mô tổng tài sản là hơn 9.000 tỷ đồng. Trong khi đó, quy mơ tổng tài sàn liên tục sụt giảm và ở mức thấp như thép Nam Vang hoặc thép Hữu Liên Á Châu thì kết quả kinh doanh ngày càng đi xuống. Kết quả này nhất quán với kết quả nghiên cứu của Garcia và cộng sự (2006), Mansoori và Muhammad (2012); Enqvist và cộng sự (2012) và nghiên cứu của Abuzayed (2011).

4.4.6 Tác đợng của địn bẩy tài chính của doanh nghiệp (DR) đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Thép (ROA).

Kết quả hồi quy cho thấy doanh nghiệp càng dùng nhiều đòn bẩy tài chính thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính, sẽ có khả năng giảm chi phí vớn do lá chắn thuế, từ đó gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế giai đoạn 2008 – 2013, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thép Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng tờn kho thép tăng nhanh và do tình trạng cung vượt xa cầu làm cho việc kinh doanh đầu ra của doanh nghiệp gặp rất nhiều trở ngại. Doanh nghiệp càng vay nhiều thì áp lực trả lãi cang cao, lợi nhuận các doanh nghiệp càng sụt giảm. Các doanh nghiệp có ROA cao đều có tỷ lệ đòn bẩy tài chính ổn định qua các năm, trong khi đó các doanh nghiệp có ROA giảm đều (thậm chí là âm) có tỷ lệ vay nợ ngày càng cao qua các năm.

Với mức ý nghĩa thớng kê là 1% cho cả bớn mơ hình cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Thép.

56

(ROA). Kết quả này nhất quán với kết quả nghiên cứu của Garcia và cộng sự (2006), Mansoori và Muhammad (2012); Enqvist và cộng sự (2012) và nghiên cứu của Abuzayed (2011).

4.4.7 Tác động của tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp (GROWP) đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Thép (ROA)

Kết quả hồi quy cho thấy sự tăng trưởng doanh thu đi liền với sự tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên biến số tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp GROWP lại khơng có ý nghĩ thớng kê vì chỉ ở mơ hình 1, GROWP mới có mức ý nghĩa 10%.

Kết quả này nhất quán với kết quả nghiên cứu của Garcia và cộng sự (2006), Mansoori và Muhammad (2012); và nghiên cứu của Abuzayed (2011).

4.4.8 Tác động của tăng trưởng GDP (GDP) đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Thép (ROA)

Theo như mơ hình hời quy thì tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này là hồn tồn dễ hiểu vì tăng trưởng GDP cho thấy nền kinh tế vĩ mô đang đi đúng hướng, tạo tiền đề cho các chình sách tài chính – tiền tệ có lợi cho các ngành kinh tế trong đó có ngành thép.

Kết quả này hoàn toàn nhất quán với các kết quả của hầu hết các nghiên cứu. Tuy nhiên biến sớ GDP lại khơng có ý nghĩa thớng kê ở mức 10% cho cả 4 mơ hình.

Mặc dù tăng trưởng GDP có mới tương quan cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp thép. Tuy nhiên mức độ tác động này lại khơng đờng đều vì các doanh nghiệp Thép đang hoạt động tại Việt Nam có trình độ cơng nghệ rất khác nhau, cụ thể được chia làm ba nhóm: Nhóm lạc hậu, nhóm trung bình và nhóm các nhà máy hiện đại. Hiệu quả cộng hưởng từ GDP trước hết sẽ phản ánh ở nhóm các doanh nghiệp hiện đại, trong khi đó trên sàn chứng khốn niêm yết,

57

ngoại trừ tập đoàn Hòa Phát và Hoa Sen có các nhà máy hiện đại thì các doanh nghiệp cịn lại đều ở mức trung bình có mức lợi nḥn thấp, sản phẩm cạnh tranh kém trên thị trường.

Kết quả nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Thép đã được trình bày trong chương 4. Đồng thời, những thảo luận về các biến số đo lường hiệu quả quản trị vốn lưu động, cũng như tác động của nó đến hiệu quả kinh doanh đã được trình bày. Kết quả cho thấy, có nhiều chiều hướng tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu cũng đã áp dụng những lý thuyết cơ bản, cùng các kết quả nghiên cứu trước đây để lý giải. Chương tiếp theo, sẽ đưa ra kết luận của nghiên cứu, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp thép về công tác quản trị vốn lưu động nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

58

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 5 sẽ đưa ra các kết luận của nghiên cứu. Từ đó, có những khuyến nghị về quản trị vốn lưu động cho các doanh nghiệp thép Việt Nam. Mặt khác, chương này cũng cho thấy hạn chế của nghiên cứu để định hướng nghiên cứu sau này.

5.1. Những nội dung chính trong nghiên cứu.

Nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã được thực hiện trong phạm vi ngành Thép. Dữ liệu nghiên cứu sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính của 23 doanh nghiệp thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HXN), giai đoạn 2008 - 2013. Các thành phần của quản trị vốn lưu động bao gồm: chu kỳ luân chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thép đang niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)