Bảng dấu kỳ vọng
Biến nghiên cứu Kỳ vọng dấu tác động lên
Tobin’s Q Phương trình (1) State + Foreign + Phương trình (2) Institutional + / - Foreign + Phương trình (3) State + Institutional + Foreign +
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả
Từ quá trình thu thập và tính tốn số liệu của các cơng ty được niêm yết trên sàn HOSE, trong giai đoạn 6 năm từ 2008-2013. Số liệu thống kê tóm tắt của các biến có liên quan được trình bày trong bảng 4.2. Thước đo giá trị chính của bài nghiên cứu là Tobin’s Q, được tính bằng tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và giá trị sổ sách của nợ, tất cả chia cho giá trị sổ sách của tài sản. Dữ liệu loại bỏ Tobin’s Q tại % đầu tiên và cuối cùng để giảm bớt ảnh hưởng của giá trị ngoại lai cực đoan. Số liệu thống kê tóm tắt cho thấy giá trị trung bình của Tobin’s Q dao động từ 0.87 đến 1.41. Giá trị trung bình chung (gộp) của Tobin’s Q là 1.03 trong nghiên cứu này, thấp hơn đáng kể so với 2.92 – giá trị Q trung bình cho các cơng ty Trung Quốc được kiểm tra bởi Zuobao Wei và cộng sự (2005). Tobin’s Q được sử dụng rộng rãi như một đại diện cho các cơ hội tăng trưởng của cơng ty, Q trung bình thấp hơn của bài nghiên cứu này có thể được giải thích bởi thực tế là tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013 là thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (mẫu của Zuobao Wei).
Bảng 4.2 cũng trình bày các giá trị trung bình của sở hữu nhà nước, tổ chức, và nước ngoài, cũng như các giá trị trung bình của tổng tài sản và doanh thu. Sở hữu nhà nước trung bình dao động từ 25.6% năm 2009 xuống còn 21.2% năm 2012, với trung bình tổng thể là 22.6%. Trong đó, Tổng cơng ty khí Việt Nam có tỷ lệ sở hữu cao nhất 96.72%. Số lượng mẫu khơng có vốn sở hữu nhà nước chiếm 37.3% so với tổng số mẫu.
Sở hữu tổ chức trung bình dao động từ 6.2% năm 2009 lên 11.9% năm 2012, với trung bình tổng thể là 10.1%. Trong đó, cao nhất là 91.08% của Cơng ty Cổ phần Đường Ninh Hịa.