Cơ cấu nguồn vốn FDI theo nghành từ năm 2007 đến 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ nhân quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI (đi vào) và cán cân thương mại nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 70)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê- Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế

- Cơ cấu theo thành phần kinh tế:

6% 7% 23% 8% 2% 4% 7% 11% 2% 3% 3% 6% 1% 3% 3% 2% 2% 1% 7% Sơ bộ 2013

Từ hình 5.2 ta thấy kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 38.2% trung bình của các năm từ 2007 đến 2013. Sau đó là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và cuối cùng là khu vực nước ngồi.

HÌNH 5.2: Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế từ năm 2007 đến 2013

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê- Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế

- Cơ cấu theo vùng:

Về địa bàn đầu tư, mặc dù nguồn vốn FDI đã phân bổ ở nhiều địa phương mới và có sự dịch chuyển từ các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sang các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, song những ưu đãi đối với các dự án ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa dường như vẫn chưa phát huy được hiệu quả.

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế Nhà nước

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Chẳng hạn, năm 2008 toàn vùng Tây Bắc chỉ có 4 dự án (tổng số vốn 10,3 triệu USD), nhưng sang năm 2009 khơng có dự án FDI nào được đăng ký mới hay bổ sung vốn.

Thứ hai, do hiệu quả đầu tư, khu vực FDI vốn được kỳ vọng là lực lượng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo vốn và kích thích q trình chuyển giao, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, hiệu quả cho nền kinh tế, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế hiện đang lo ngại về hiệu quả thực của khu vực này. Bởi, thứ nhất, chỉ số ICOR (tỷ số gia tăng vốn và đầu vào) của khu vực có vốn FDI hiện nay trong nền kinh tế đang là cao nhất (7,91 so với 7,76 và 3,54 của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân). Thứ hai, chỉ số TFP (hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp) lại là thấp nhất (-17,6 so với 8,6 và 3,1 của khu vực kinh tế nhà nước và khu vực tư nhân) mà lẽ ra 2 con số đó cần phải ngược lại. Từ đó cho thấy sự tăng trưởng của khu vực có vốn FDI chủ yếu dựa vào yếu tố lao động rẻ, chứ không phải do công nghệ tiên tiến tạo ra. Trên thực tế ở nhiều doanh nghiệp FDI máy móc và cơng nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam phần nhiều là cũ và lạc hậu.

Thứ ba, do các chính sách đầu tư thiếu chiến lược thu hút FDI dài hạn

Nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh nên rủi ro cao. Khơng những vậy, đầu tư FDI vào nơng nghiệp cịn có nhiều hạn chế khác như lợi nhuận thu được tương đối thấp, thời gian thu hồi vốn chậm và kéo dài. Thêm vào đó, việc thiếu những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn trong khi quy mô của hoạt động sản xuất nơng nghiệp Việt Nam hiện cịn nhỏ lẻ, thiếu tập trung, cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, bài tốn lợi ích giữa nơng dân, chủ đầu tư chưa được giải quyết hài hòa là những nút thắt lớn trong việc thu hút đầu tư vào nơng nghiệp.

Thời gian qua, nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã được triển khai. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được còn rất hạn chế. Chỉ khoảng 1% dự án đầu tư vào nông nghiệp được hưởng các ưu đãi. Một phần ngun nhân là chính sách đã có, song

lại chưa bố trí vốn thực hiện, chưa phân định rõ loại dự án nào ngân sách trung ương hỗ trợ, dự án nào ngân sách địa phương hỗ trợ.

Bên cạnh đó, chiến lược thu hút FDI dài hạn, định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chưa rõ ràng về vị trí, cơ cấu nguồn vốn FDI trong tổng thể các nguồn lực khác nhau, từ đó khơng xây dựng được quy hoạch nguồn vốn FDI cũng như các dự án cụ thể cần ưu tiên vận động đầu tư trong lĩnh vực này. Nguồn lực, kinh phí cho hoạt động xúc tiến thu hút vốn đầu tư và quảng bá sản phẩm còn thiếu và yếu.

Việc thiếu quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa và vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cũng là nguyên nhân làm giảm sức hấp dẫn FDI vào nông nghiệp. Việc tùy tiện thay đổi quy hoạch, chính sách ở nhiều địa phương làm cho nhà đầu tư không mặn mà với lĩnh vực nơng nghiệp. Bên cạnh đó, việc hợp tác giữa nơng dân và doanh nghiệp chưa tốt, nông dân vi phạm cam kết hợp đồng về cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp xảy ra ở nhiều nơi. Tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nơng sản cịn nhiều vấn đề mâu thuẫn, phức tạp, khó xử lý.

Trong khi vốn FDI vào nông nghiệp của Việt Nam giảm sút thì cũng đã có doanh nghiệp trong nước đầu tư trực tiếp vào nơng nghiệp nước ngồi, điển hình là Hồng Anh Gia Lai. Ơng Đồn Ngun Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết “Cơ chế chính sách thơng thoáng và ưu đãi là lý do để tập đoàn đầu tư sang Lào, Campuchia và nhiều nước khác”.

Thứ tư, hiện tượng chuyển giá

Hiện tượng chuyển giá trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận về nước. Cụ thể bằng việc định giá quá cao các nguyên liệu, máy móc nhập khẩu đầu vào từ cơng ty mẹ, trong khi lại bán hàng hóa sản xuất ra cho cơng ty mẹ với giá quá thấp, nên các doanh nghiệp này đã ln ở tình trạng "thua lỗ", khơng những không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà cịn được hồn thuế giá trị gia tăng. Chẳng hạn,

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

theo số liệu thống kê của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ (một kết quả không phải là bất thường so với những năm trước nên không thể đổ lỗi cho hậu quả của khủng khoảng kinh tế thế giới). Hay, theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thép Việt, những năm trước, hầu như doanh nghiệp thép trong nước nào cũng có lãi, thậm chí lãi khá lớn, nhưng một công ty nước ngồi hoạt động ở Bình Dương, suốt mười mấy năm hoạt động ngành thuế hầu như không thu được một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Vì vậy có hiện tượng các doanh nghiệp có vốn FDI "lỗ" nhưng vẫn bung ra về quy mô và số lượng, cịn phần đóng góp của doanh nghiệp FDI cho ngân sách nhà nước lại giảm (năm 2009 giảm 11,2% so với kế hoạch, trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4,4%, doanh nghiệp nhà nước tăng 6,2%). Và, điều này khơng chỉ gây tình trạng tăng nhập siêu của Việt Nam, mà nguy hiểm hơn là nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra một mơi trường kinh doanh, cạnh tranh khơng bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.

Thứ năm, về việc sử dụng lao động, tạo cơng ăn việc làm mang tính chất ngắn hạn Hiện nay khu vực có vốn FDI tuy đã sử dụng tới 1.7 triệu lao động, nhưng điều đáng chú ý là có tới 1.1 triệu người trong số đó lại là lao động nữ, khơng được đào tạo hoặc chỉ đào tạo ngắn ngày. Đây chính là điều mà cần tiếp tục suy nghĩ để làm sao cho vốn FDI vào Việt Nam thật sự đem lại hiệu quả kinh tế.

Thứ sáu, về hoạt động xuất nhập khẩu hầu như các sản phẩm xuất khẩu chính đều phụ thuộc vào các nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngồi

Nguồn: Số liệu từ bảng Niêm giám Hải Quan năm 2012

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Nguồn: Số liệu từ bảng Niêm giám Hải Quan năm 2012

Từ hình 5.3 và 5.4 về tỷ trọng 10 nhóm mặt hàng xuất nhập khẩu cao nhất trong năm 2012 ở Việt Nam cho ta thấy:

Về xuất khẩu thì hàng dệt may chiếm tỷ trọng cao nhất (13.2%), tuy nhiên nhập khẩu về các loại vải lại đứng thứ tư trên tổng nhập khẩu (7.9%), cũng như nguyên phụ liệu dệt, may, da,

giày đứng thứ tám trong top mười mặt hàng nhập khẩu (2.8%). Thứ hai xuất khẩu là điện thoại các loại và linh kiện (11.1%), nhưng nhập khẩu về mặt hàng này đứng thứ sáu (4.4%). Đứng thứ ba trong xuất khẩu là dầu thô (7.2%), nhập khẩu mặt hàng xăng dầu các loại đã đã qua chế biến thì đứng thứ ba (7.9%). Tiếp đến là máy tính, sản phẩm điện tử và các linh kiện đứng thứ tư trong xuất khẩu (6.8%), nhưng mặt hàng này cũng đứng thứ hai trên tổng nhập khẩu (11.5%). Tương tự như các mặt hàng giày dép tuy xuất khẩu chiếm 6.3% nhưng nhập khẩu về nguyên vật liệu da, giày chiếm 2.8%, cũng như nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu chiếm 4.2%.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Nguồn: Số liệu từ bảng Niêm giám Hải Quan năm 2012

Nguồn: Số liệu từ bảng Niêm giám Hải Quan năm 2012

Từ hình 5.5 và 5.6 về xuất nhập khẩu theo loại hình chính từ năm 2003 đến 2012 cho ta thấy:

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

kinh tế năm 2008 có độ trễ là một năm. Loại hình đầu tư có rất nhiều biến động bất ổn trong các năm. Vì thế, nếu xét về mặt lâu dài thì xuất nhập khẩu Việt Nam khó có thể bền vững lâu dài vì loại hình đầu tư vẫn cịn nhiều biến động khi có một sự cố xảy ra trong nền kinh tế (do đầu tư tài chính nhiều hơn đầu tư xây dựng).

Thứ bảy, về hoạt động xuất nhập khẩu theo tỉnh, thành phố phân bổ không đồng đếu. Chỉ tập trung vào các vùng trọng điểm kinh tế .

Nguồn: Số liệu từ bảng Niêm giám Hải Quan năm 2012

Từ hình 5.7 ta thấy xuất nhập khẩu cao nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến Hà Nội nhưng có lượng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu. Thấp nhất là Đồng Tháp.

5.2 Hàm ý chính sách

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

dài hạn, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế chơ đất nước dựa theo tiêu chí phát triển bền vững như sau:

Thứ nhất, cần có một định hướng chiến lược đúng đắn về phát triển các ngành Nông

nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ cũng như định hướng đầu tư FDI vào các ngành này, để các nhà đầu tư xác định được phương hướng phát triển của ngành trong thời gian tới và có những quyết định đầu tư hợp lý.

Thứ hai, có những chính sách miễn giảm thuế phù hợp để tăng thêm tính hấp dẫn về lợi

nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, những chính sách này vừa phải đáp ứng nguồn thu cho ngân sách, lại vừa khuyến khích phát triển kinh tế ở các vùng, khu vực mà điều kiện phát triển kinh tế còn hạn chế. Cùng với đó, có chính sách thuế nhập khẩu các mặt hàng cơng nghệ ở mức hợp lý, để khuyến khích nhập khẩu sản phẩm, thiết bị cơng nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước và góp phần cải thiện cơng nghệ của nước ta.

Thứ ba, mở rộng, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, các chủ đầu tư để tận dụng thế mạnh

của từng loại hình đầu tư, từng chủ đầu tư. Từ đó, kết hợp với những chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế TNDN, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất.

Thứ tư, cần có những chính sách, luật có những quy định hạn chế nhất định đối với các dự

án đầu tư nước ngoài liên quan đến chính trị - an ninh quốc gia, mơi trường sinh thái... Bên cạnh đó, chúng ta cần cân nhắc kỹ khi ra quyết định đầu tư đối với những ngành nghề giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trong trường hợp cần thiết có thể đóng cửa đầu tư để đảm bảo lợi ích quốc gia.

Thứ năm, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ những bất cập, mặt trái trong thu hút đầu tư nước

ngoài, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu ảnh hưởng nhiều từ những biến động của kinh tế thế giới. Từ đó mới có thể tận dụng hiệu quả những cơ hội do đầu tư nước ngoài mang lại, giảm thiểu những tiêu cực trong thu hút đầu tư

nước ngồi, tạo thế chủ động trong việc thu hút dịng vốn FDI nhằm đạt hiệu quả cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

5.3 Hạn chế của bài luận

- Bỏ qua biến tăng trưởng kinh tế (GDP), chỉ tập trung vào phân tích tác động qua lại của nguồn vốn FDI với lượng xuất nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thương mại.

- Thiếu các nhân tố liên quan như độ mở kinh tế (tỷ giá hối đoái, luật pháp…) hoặc tái cấu trúc kinh tế.

KẾT LUẬN

Qua kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu cho thấy nguồn vốn đầu tư nước ngồi trực tiếp FDI thực sự khơng có mối quan hệ đến cán cân thương mại tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Đây cũng đúng với thực trạng hiện tại của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, nhưng sâu xa nhất vẫn là phân bổ nguồn vốn FDI theo cơ cấu nghành kinh tế chưa có định hướng cụ thể nên các nhà đầu tư cũng e dè khi đầu tư xây dựng, kèm theo tình hình xuất nhập khẩu không xác định được cơ cấu về hàng hóa, vùng miền để đầu tư tập trung, thay vì dàn trải, thiếu hiệu quả. Vì thế, cần đưa ra những chính sách ưu đãi về cơ cấu nghành, vùng, đồng thời nên tư nhân hóa một số dự án đầu tư để kiểm sốt tốt và có hiệu quả hơn.

- Damodar N.Gujarati. Chuỗi thời gian trong kinh tế lượng. Chương trình giảng

dạy Kinh tế Fulbright, chương 21.

- Nguyễn Khả Đơng, 2013. Ứng dụng mơ hình VAR kiểm định các nhân tố tác động

đến lạm phát ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ.

- Nguyễn Thị Hằng, 2011. Exports, Imports, FDI and Economic Growth. Colorado:

Univesity of Colorado at Boulder Boulder, Colorado 80309, Working Paper No.11-03.

- Phạm Thị Mỹ An, 2011. Vai trò của nguồn vốn FDI đối với cán cân thương mại

Việt Nam giai đoạn 1999-2010. Luận văn thạc sĩ.

- Trần Trung Kiên, 2011. Tác động FDI đến cán cân thương mại của Việt Nam giai

đoạn 1999-2010. Luận văn thạc sĩ.

2. Danh mục tài liệu tiếng Anh

- Christopher F Baum, Spring 2013. VAR, SVAR and VECM models. Boston:

Boston College, EC 823: Applied Econometrics.

- E.M Ekanayake and Richard Vogel, Bala Veeramacheneni, Spring 2003.

Openness and Economic Growth: Empirical evidence on the relationship between output, inward FDI and trade. Journal: Journal of Business Strategies.

- Peter Wilamoski and Sarah Tinkler. The Trade Balance Effects of U.S Foreign

Direct Investment in Mexico.

- Rifat Baris Tekin, 2012. Economic growth, export and foreign direct investment in

Least Developed Countries: A panel Granger causality analysis. Marmara:

Marmara University, Department of Economics, Turkey.

- The Detailed Benchmarch Definition of Foreign Investment, Third edition, 1996.

BẢNG1: SỐ LIỆU WORD BANK TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2012

year X M FDI lnx lnm lnfdi

1986 6838 17583 8.83 9.77 0.000 1987 6086 16230 8.71 9.69 0.000 1988 7547 17250 80 8.93 9.76 4.382

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ nhân quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI (đi vào) và cán cân thương mại nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 70)