Máy chủ truy cập mạng RAS

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp công nghệ mạng riêng ảo vpn các giao thức đường hầm và bảo mật (Trang 26 - 29)

Máy chủ truy cập mạng NAS còn có tên gọi khác là Máy chủ truy cập từ xa (Remote Access Server) hay bộ tập trung truy cập (Access Concentrator). NAS cung cấp khả năng truy cập đường dây dựa trên phần mềm và có khả năng tính cước và có khả năng chịu đựng lỗi tại ISP POP. NAS của ISP được thiết kế cho phép một số lượng lớn người dùng có thể quay số truy cập vào cùng một lúc.

Nếu một ISP cung cấp dịch vụ PPTP thì cần phải cài một NAS cho phép PPTP, để hỗ trợ các client chạy trên các nền khác nhau như Unix, Windows, Macintosh. Trong truờng hợp này, máy chủ ISP đóng vai trò như một client PPTP kết nối với máy chủ PPTP tại mạng riêng và máy chủ ISP trở thành một điểm cuối của đường hầm, điểm kết thúc còn lại là máy chủ tại đầu mạng riêng.

2.2.3 Khả năng áp dụng trong thực tế của PPTP

PPTP là một giải pháp tạm thời vì hầu hết các nhà cung cấp đều có kế hoạch thay thế PPTP bằng L2TP khi mà giao thức này đã được chuẩn hoá. PPTP thích hợp cho quay số truy cập với số lượng người dung giới hạn hơn là cho VPN kết nối LAN–LAN. Một vấn đề của PPTP là xử lý xác thực quyền người dùng thông qua Windows NT hay thông qua RADIUS. Máy chủ PPTP cũng qua tải với một số lượng người dùng quay số truy cập hay một lưu lượng lớn dữ liệu trưyền qua, mà điều này là một yêu cầu của kết nối LAN – LAN. Khi sử dụng VPN PPTP mà có hỗ trợ thiết bị của ISP thì một số quyền quản lý phải chia sẻ cho ISP. Tính bảo mật của PPTP không mạnh bằng IPSec. Tuy nhiên, quản ý bảo mật trong PPTP lại đơn giản hơn.

2.3 Giao thức đường hầm lớp 2 - L2TP

Giao thức đường hầm lớp 2 L2TP là sự kết hợp giữa hai giao thức PPTP và L2F- chuyển tiếp lớp 2. PPTP do Microsoft đưa ra còn L2F do Cisco khởi xướng. Hai công ty này đã hợp tác cùng kết hợp 2 giao thức lại và đăng ký chuẩn hoá tại IETF.

Giống như PPTP, L2TP là giao thức đường hầm, nó sử dụng tiêu đề đóng gói riêng cho việc truyền các gói ở lớp 2. Một điểm khác biệt chính giữa L2F và PPTP là L2F không phụ thuộc vào IP và GRE, cho phép nó có thể làm việc ở môi trường vật lý khác. Bởi vì GRE không sử dụng như giao thức đóng gói, nên L2F định nghĩa riêng cách thức các gói được điều khiển trong môi trường khác. Nhưng nó cũng hỗ trợ TACACS+ và RADIUS cho việc xác thực. Có hai mức

xác thực người dùng: Đầu tiên ở ISP trước khi thiết lập đường hầm, Sau đó là ở cổng nối của mạng riêng sau khi kết nối được thiết lập.

L2TP mang dặc tính của PPTP và L2F. Tuy nhiên, L2TP định nghĩa riêng một giao thức đường hầm dựa trên hoạt động của L2F. Nó cho phép L2TP truyền thông qua nhiều môi trường gói khác nhau như X.25, Frame Relay, ATM. Mặc dù nhiều công cụ chủ yếu của L2TP tập trung cho UDP của mạng IP, nhưng có thể thiết lập một hệ thống L2TP mà không cần phải sử dụng IP làm giao thức đường hầm. Một mạng ATM hay frame Relay có thể áp dụng cho đường hầm L2TP.

Do L2TP là giao thức ở lớp 2 nên nó cho phép người dùng sử dụng các giao thức điều khiển một cách mềm dẻo không chỉ là IP mà có thể là IPX hoặc NETBEUI. Cũng giống như PPTP, L2TP cũng có cơ chế xác thực PAP, CHAP hay RADIUS.

Mặc dù Microsoft đã làm cho PPTP trở nên cách chọn lựa phổ biến khi xây dựng VPN bằng cách hỗ trợ giao thức này sẵn có trong hệ điều hành Windows nhưng công ty cũng có kế hoạch hỗ trợ thêm L2TP trong Windows NT 4.0 và Windows 98.

2.3.1 Dạng thức của L2TP

Các thành phần chức năng của L2TP bao gồm: giao thức điểm-điểm, đường hầm, hệ thống xác thực và mã hoá. L2TP có thể sử dụng quản lý khoá để tăng thêm độ bảo mật. Kiến trúc của L2TP như hình vẽ:

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp công nghệ mạng riêng ảo vpn các giao thức đường hầm và bảo mật (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w