2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2014
2.1.1. Giai đoạn bắt đầu công cuộc cải cách và khủng hoảng trầm trọng
(1980-1990)
Hình 2.1. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1980-1985
Vào đầu thập niên 1980 khủng hoảng kinh tế kéo dài ở Việt Nam. Nguyên liệu đầu vào chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu sản xuất, các ngành kinh tế đầu đàn phát triển chậm khiến cho sản xuất trì trệ dẫn đến hàng tiêu dùng ngày càng khan hiếm. Thêm vào đó, chiến tranh biên giới cùng với dân số tăng cao khiến cho nhu cầu về thực phẩm và các hàng hóa khác cũng tăng theo. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát hai con số với tỷ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 1980-1985 là 66.02%. 25.156 69.6 95.401 49.487 64.897 91.602 0 20 40 60 80 100 120 1980 1981 1982 1983 1984 1985 Tỷ lệ lạm phát (%)
Thường thì trong một nền kinh tế thị trường khi vật giá tăng sẽ kích thích sản xuất theo luật cung và cầu. Tuy nhiên, trong những năm 1980 ở Việt Nam vật giá gia tăng nhưng bị Chính phủ kìm hãm bằng cách quy định giá, chính sách này đã khơng có hiệu quả thậm chí đã tạo thêm lạm phát.
Trước năm 1985 nước ta luôn tồn tại hệ thống hai giá song song bao gồm giá cung cấp của nhà nước và giá thị trường tự do. Theo quan niệm kinh tế chính trị phổ biến tại các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó, lạm phát chưa được thừa nhận chính thức và Nhà nước định giá hầu hết các loại hàng hóa nhằm tạo ra sự ổn định.Trước tình hình lạm phát hai con số kéo dài liên tục trong nhiều năm, từ năm 1985 nhà nước tiến hành cuộc tổng điều chỉnh “Giá – Lương – Tiền” nhằm mục đích kiểm sốt giá cả. Về giá, thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá cả, mọi thứ giá đều được quy ra giá thị trường. Về lương, tăng thêm tiền lương sao cho đảm bảo người ăn lương đủ sống và tái sản xuất được sức lao động.
Phương thức Giá - Lương - Tiền lúc bấy giờ chú trọng đến việc kiểm soát giá thơng qua kiểm sốt lượng tiền mặc dù lý do vật giá gia tăng là vì thiếu hàng hóa và sản xuất thấp chứ khơng phải vì lượng tiền lưu hành. Mặt khác, chi ngân sách cho tiền lương tăng vọt khiến cho ngân sách bị thâm hụt. Để bù đắp ngân sách cũng như để đáp ứng giá mới và lương mới, Chính phủ đã phải in thêm tiền kết hợp với chủ trương đổi tiền. Tiền được phát hành nhiều hơn so với kế hoạch, lạm phát cứ thế leo thang nhanh chóng và dẫn đến bùng nổ vào năm 1986.
Việc điều chỉnh giá cả, tiền lương và đổi tiền của Chính phủ đã khiến cho tình hình kinh tế - tài chính ở Việt Nam ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong vòng một năm sau khi điều chỉnh, lạm phát tăng vọt lên đến đỉnh điểm vào năm 1986 và
liên tục kéo dài trong 2 năm sau đó (1986: 453.5%; 1987: 360.4%; 1988: 374.4%).
Đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng giảm đi rõ rệt (năm 1986 chỉ còn 2.79%; năm 1987 là 3.58% và năm 1988 là 5.14%) (Hình 2.2)
Hình 2.2. Lạm phát và tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam giai đoạn 1985 – 1990
Vì hệ thống tài chính trong giai đoạn này hầu như là chưa phát triển nên những tranh cãi về tính hiệu quả của công cụ lãi suất huy động hầu như là không đáng kể. Điều này đã chứng minh sự thành cơng của chương trình ổn định 1989. Hơn nữa, sự kết hợp của các chính sách ở phía cung đã bù đắp được những tác động bất lợi của việc sử dụng cơng cụ này. Bằng chính sách tiền tệ và thị trường hợp lý, Chính phủ đã đưa tỷ lệ lạm phát xuống mức hai con số và ngày càng giảm. Cụ thể trong năm 1989, tốc độ tăng trưởng tăng lên đến mức 7.4% trong khi năm 1986 chỉ đạt 2.8%, tỷ lệ lạm phát giảm xuống ngoạn mục chỉ còn 95.8% trong khi năm trước đó, vào năm 1988, lạm phát đã ở mức tới 374.4%. Sự thành công này đã mở ra một trang sách mới cho lịch sử kinh tế Việt Nam: giai đoạn phát triển và ổn định.