Chương III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2 Thí nghiệm 2: Trồng dưa leo ghép ngoài đồng ruộng 1 Ghi nhận tổng quát
3.2.1 Ghi nhận tổng quát
Nhiệt độ trung bình từ tháng 7 đến tháng 9 là 27,03oC, cao nhất vào tháng tám 27,4oC. Ẩm độ không khí cao nhất là tháng chín 90%. Trong thời gian thực hiện thí nghiệm có mưa nhiều, cao nhất là tháng chín (323,1 mm/ngày), thấp nhất là tháng tám (160,5 mm/ngày) (Bảng 3.22).
Khi trồng ra đồng, cây được bố trí trên nền đất còn khá mới, chỉ qua một vụ trồng dưa leo nên cây phát triển tương đối tốt. Riêng nghiệm thức dưa leo ghép gốc bí rợ cây không sinh trưởng phát triển được và sau 10 ngày cây chết hoàn toàn, điều này có thể là do sự không tương thích giữa gốc ghép và ngọn ghép, dẫn đến cây ghép không sinh trưởng phát triển. Giai đoạn đầu gặp thời tiết bất thường có nắng nhiều làm chết một số cây. Về tình hình sâu bệnh, một số côn trùng gây hại xuất hiện sớm, chủ yếu bọ dưa, nhưng giảm xuống sau khi trồng 2 tuần. Ngoài ra còn có sâu xanh ăn lá (Diaphania indica), bù lach tấn công nhưng vơi mât số tương đối thấp và được khăc phục kịp thời nên các đối tượng trên vân không là đối tượng gây hai quan trong ngoài đồng. Khi đến giai đoan cây cho trái và săp thu hoạch lại trùng vào thời điểm có lượng mưa khá cao nhất là tháng 9 nên phần nào ảnh hưởng đến năng suất sau này.
Số liệu Thời gian
Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9
Nhiệt độ trung bình (oC) 27,3 27,4 26,4
Lượng mưa (mm/ngày) 222,5 160,5 323,1
Ẩm độ trung bình (%) 88 88 90
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Long
* Tỷ lệ bệnh héo rũ (%)
Kết quả bảng 3.5 cho thấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt 1% qua phân tích thống kê về tỷ lệ bệnh héo rũ trên cây. Thấp nhất là nghiệm thức ghép gốc mướp hương (5,67%) nhưng không khác biệt so với ghép gốc bầu thước (6,33%), thấp nhất là dưa không ghép (24,33%). Sự khác biệt này có thể là do ảnh hưởng của gốc ghép. Ghép dưa là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng dưa liên tục nhiều năm mà cây con không bị bệnh héo rũ do nấm Fusarium sp tấn công (Phạm Hồng Cúc, 2003) cũng như chịu đựng nhiêt độ thấp của cây
ghép (Ahn et al., 1999), nồng độ muối trong đất cao (Fernandez và Garcia et al., 2004), tăng khả năng chịu ung (Liao và Lin, 1996), chịu han (Iacono et al., 1998), chịu đựng nhiêt độ cao (Rivero et al., 2003) và gia tăng sự hấp thu nươc, chất dinh dương (Ruiz và Romero, 1999). Theo Trần Thị Hồng Thơi (2007) và Lê Văn Mắc (2007) dưa hấu ghép trên các loại gốc bầu đều có tỷ lệ bệnh héo rũ thấp hơn so với đối chứng không ghép.
Bảng 3.5 Tỷ lệ bệnh héo rũ (%) dưa leo tại điểm thí nghiệm xã Trung Thành Tây, huyện Vũng Liêm (tháng 7 – 9/2013).
NT Tỷ lệ bệnh héo rũ (%)
Dưa không ghép 24,33b
Bầu thước 6,33a
Mướp hương 5,67a
F **