Thực trạng việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 54)

TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

2.3.1. Khảo sát thực tế việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam.

2.3.1.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát.

Để khảo sát thực trạng việc vận dụng kế toán GTHL trong các doanh nghiệp, tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích số liệu tập trung vào các đối tượng kế toán:

 Tài sản cố định có được do trao đổi khơng tương tự.  Tài sản cố định được tài trợ, biếu tặng, góp vốn.  Tài sản cố định thuê tài chính.

 Tài sản và nợ phải trả khi hợp nhất kinh doanh.  Tài sản tài chính và nợ tài chính.

2.3.1.2. Phương pháp khảo sát.

Gửi bảng khảo sát đến phòng kế tốn của 30 cơng ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng, đầu tư, gia cơng trong đó có 14 cơng ty có quy mơ lớn, 11 cơng ty có quy mơ vừa và 05 công ty quy mô nhỏ. Sử dụng tiện ích Google Document để tiến hành lập bảng khảo sát, sau đó gửi bảng khảo sát đến các doanh nghiệp để thực hiện khảo sát.

Tiện ích này cũng giúp hỗ trợ tổng hợp dữ liệu, kết hợp Excel để xử lý và phân tích số liệu. Trên cơ sở số liệu thu thập và phân tích để đưa ra đánh giá và nhận xét.

2.3.2. Tổng hợp kết quả và nhận xét.

Bảng câu hỏi và danh sách tên công ty khảo sát cũng như kết quả khảo sát được trình bày ở phụ lục 01. Kết quả khảo sát cho thấy:

Sơ đồ 2.1 – Vai trị của kế tốn giá trị hợp lý trong việc lập BCTC Doanh nghiệp cho rằng GTHL là cần thiết, rất quan trọng ( 60%) để đảm bảo chất lượng báo cáo tài chính, 30% cho rằng ghi nhận theo giá trị hợp lý chỉ cần thiết đối với cơng ty có quy mơ lớn, 10 % cho rằng GTHL là không cần thiết để đảm bảo chất lượng BCTC.

60% 30% 10% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Cần thiết, rất quan trọng Chỉ cần thiết đối với các công ty quy mô lớn Không cần thiết Khác

Sơ đồ 2.2- Sự hiểu biết về giá trị hợp lý của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp nhỏ chưa biết đến các yêu cầu GTHL trong chuẩn mực kế toán và cũng chưa hiểu được bản chất của GTHL (33%). Các doanh nghiệp vừa và lớn có biết đến yêu cầu GTHL trong chuẩn mực và hiểu được bản chất GTHL (67%).

Sơ đồ 2.3 – Ghi nhận GTHL đối với một số khoản mục kế toán trên BCTC Việt Nam

17% doanh nghiệp có biết đến yêu cầu và ghi nhận GTHL đối với một số khoản mục trên BCTC, 83% doanh nghiệp không biết đến yêu cầu và ghi nhận GTHL đối với một số khoản mục trên BCTC.

27% 67% 6% 0% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Giá thị trường Giá xác định dựa trên thị

trường

Giá gốc Khơng hiểu Khác

17%

83%

Có Khơng

TSCĐ có được do trao đổi không tương tự được ghi nhận theo:

 Giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế tốn của cơng ty trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản trả thêm hoặc nhận về (25%).

 GTHL của tài sản nhận về, hoặc GTHL của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về ( 69%).  GTHL của tài sản nhận về được khảo sát giá trên thị trường (6%).

TSCĐ được tài trợ, biếu tặng, góp vốn được ghi nhận theo:

 Theo giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế tốn của cơng ty tài trợ, biếu tặng, góp vốn (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (69%).

 Theo GTHL của tài sản nhận về (31%). TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận theo:  GTHL của tài sản thuê (63%).

 Hiện giá của khoản tiền thuê phải trả (37%).

Tài sản và nợ phải trả khi hợp nhất kinh doanh được ghi nhận theo:  GTHL cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh

(82%).

 Giá trị trên sổ sách cộng các chi phí liên quan đến việc hợp nhất kinh doanh (18%).

Tài sản tài chính và nợ tài chính được ghi nhận theo:  Giá trị hợp lý (0%).

 Giá gốc ( 100%).  Giá trị phân bổ (0%).

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.4.1. Các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam rộng rãi trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam

2.4.1.1. Các hạn chế

Quy định giá trị hợp lý trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.  Định nghĩa GTHL trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa được

thống nhất, rõ ràng và đầy đủ. Các quy định về GTHL trong kế toán nằm rải rác trong các chuẩn mực, mang tính chắp vá và thiếu tính hệ thống.

 Chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định GTHL trong kế toán cho nên sự hiểu biết về quy định và ghi nhận GTHL của doanh nghiệp còn hạn chế.

 GTHL được sử dụng cho ghi nhận ban đầu, phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu của các giao dịch phức tạp thành các yếu tố hợp thành, chưa sử dụng đo lường tài sản và nợ phải trả sau ghi nhận ban đầu và đánh giá sự suy giảm giá trị của tài sản, do đó chưa đạt được mục đích của GTHL là ghi nhận và trình bày các khoản mục theo những thay đổi của thị trường.

Quy định trong kế tốn cơng cụ tài chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Bộ Tài Chính có ban hành Thơng tư 210/2009/TT-BTC hướng dẫn trình bày và thuyết minh thông tin đối với cơng cụ tài chính, với sự phát triển ngày một đa dạng của nhiều loại hình cơng cụ tài chính với nhiều biến thể vơ cùng phức tạp, các quy định hiện hành khơng cịn đáp ứng được với nhu cầu thực tế đòi hỏi phải xây dựng một chuẩn mực cụ thể quy định toàn diện và hệ thống nội dung này.

Chưa hoàn thiện các cơ sở định giá trong dự phòng giảm giá hàng tồn kho VAS 02 “ Hàng tồn kho” yêu cầu ghi nhận hàng tồn kho theo giá trị thuần có thể thực hiện khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Giá trị thuần có thể thực hiện được trong từng trường hợp có thể là giá thị trường, GTHL, giá trị phân bổ phù hợp nhất… Tuy nhiên hiện nay, các cơ sở định giá chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Đồng thời sự thiếu hụt của các tổ chức định giá độc lập trên khiến cho việc định giá hàng tồn kho theo giá trị thuần có thể thực hiện được khá khó khăn.

2.4.1.2. Các nguyên nhân

Về vấn đề nền kinh tế của Việt Nam

 Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên thị trường hoạt động cho tài sản và nợ phải trả cũng chưa được phát triển đầy đủ và đồng bộ nên chưa có thể làm cơ sở cho việc xác định GTHL.

Vấn đề về luật và chuẩn mực kế toán

 Giá gốc được coi là một nguyên tắc cơ bản được qui định trong Luật kế toán, GTHL chỉ được thay thế cho giá gốc trong một số trường hợp, và cũng chưa có một quy định chung về mặt pháp lý cho việc áp dụng GTHL trong Luật kế tóan, chuẩn mực chung dẫn đến các quy định GTHL trong từng chuẩn mực chỉ mang tính chắp vá, thiếu hệ thống.

 GTHL chưa được đề cập nhiều trong chuẩn mực và trong các trường hợp được đề cập đều có giá gốc được xác định rõ ràng, vì vậy doanh nghiệp thường sử dụng giá gốc để ghi sổ.

Về vấn đề định giá

Hiện nay, sự phát triển của các phương pháp định giá tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn. Thêm vào đó là sự thiếu hụt cả về chất và lượng của các tổ chức định giá độc lập. Cho nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tính đáng tin cậy trong việc xác định GTHL của tài sản và nợ phải trả.

Về vấn đề nhân sự kế toán

 Người làm cơng tác kế tốn có thói quen áp dụng khi có chuẩn mực và thơng tư hướng dẫn, và hiện nay cũng chưa có một văn bản nào qui định và hướng dẫn về việc xác định GTHL cho nên việc áp dụng chưa được rộng rãi.

 Việc xác định GTHL địi hỏi cần những người làm cơng tác kế tốn có trình độ chun mơn nghiệp vụ và năng lực nghề nghiệp để có thể hạch tốn, ghi nhận vào sổ sách và thuyết minh những thông tin liên quan.

 Người làm cơng tác kế tốn ở các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu làm theo những hướng dẫn cụ thể và tuân theo các quy đinh của cơ quan thuế cho nên việc ghi nhận GTHL phải dựa trên những bằng chứng có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy thì mới được cơ quan thuế chấp nhận.

Vấn đề cân đối giữa lợi ích và chi phí

Vấn đề xác định GTHL của tài sản và nợ phải trả tiêu tốn nhiều chi phí như chi phí thu thập chứng từ, chi phí định giá trị tài sản, nợ phải trả, chi phí kiểm tra, chi phí xác nhận, chi phí kiểm tốn BCTC được đo lường theo GTHL…địi hỏi sự đầu tư khá lớn về phía các doanh nghiệp trong khi lợi ích đạt được khơng tương xứng với chi phí đã bỏ ra điều này làm cho tính hữu ích của thơng tin bị giảm sút nếu chi phí vượt quá lợi ích mang lại từ việc cung cấp thông tin.

2.4.2. Khả năng áp dụng giá trị hợp lý của Việt Nam trong tương lai 2.4.2.1. Thuận lợi 2.4.2.1. Thuận lợi

- Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành chuẩn mực kế toán về đo lường GTHL (IFRS 13” Fair value measurement”) và cũng có nhiều quốc gia đã ban hành chuẩn mực này như: Malaysia, Anh, Úc, Trung Quốc…Việt Nam có thể nghiên cứu chuẩn mực này và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, dựa vào điều kiện kinh tế xã hội có những chỉnh sửa và bổ sung cần thiết để ban hành chuẩn mực phù hợp giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian và chi phí bỏ ra.

- Hệ thống thị trường hoạt động đang ngày càng hoàn thiện và phát triển cung cấp dữ liệu đầu vào cho việc xác định GTHL như: thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường nông sản, thị trường cà phê…

- Các văn bản pháp luật về định giá đã được ban hành khá nhiều như quyết định 24/2005/QĐ/BTC ngày 18/4/2005 về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá (đợt 1), quyết định 77/2005/QĐ/BTC ngày 1/11/2005 về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá (đợt 2), thông tư 17/TT-BTC hướng dẫn nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 13/03/2006 về các phương pháp thẩm định giá, cho đến 31/12/2008, Bộ Tài Chính ban hành quyết định 129/2008/BTC về việc ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá (đợt 3) hướng dẫn cụ thể các phương pháp xác định giá trị tài sản. Các tổ chức định giá như: Ban Vật Giá, các công ty thẩm định giá… ngày càng phát triển, là nơi cung cấp thông tin để xác định GTHL của các tài sản và nợ phải trả.

- Ngồi ra Chính phủ có ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, và thông tư số 202/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần đã đề cập đến các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mà nó cũng là các phương pháp được sử dụng để ước tính GTHL trên thế giới như phương pháp chiết khấu dòng tiền, phương pháp giá trị thị trường của tài sản, cho thấy đã có những nền tảng ban đầu về cách xác định GTHL.

2.4.2.2. Thách thức

Những thách thức đối với Việt Nam khi áp dụng GTHL trong kế toán Việt Nam: - Về nhân sự :

 Thách thức đầu tiên là xây dựng một đội ngũ nhân viên kế tốn và tài chính có năng lực và trình độ để thu thập, xử lý thông tin, ghi nhận khi áp dụng kế toán GTHL.

 Hội nghề nghiệp Kế tốn chưa phát huy được vai trị và chức năng của mình, là nơi trao đổi, học hỏi và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, trong đó có vấn đề liên quan đến GTHL.

- Về thị trường hoạt động :

 Thị trường hoạt động chưa phát triển đồng bộ và thường xuyên biến động cho nên thơng tin có thể quan sát được trên thị trường vẫn là thách thức vì khơng phải lúc nào cũng có thị trường hoạt động để xác định GTHL của tài sản hay nợ phải trả.

 Nền kinh tế Việt Nam phát triển theo nền kinh tế thị trường, do ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển nên thông tin về thị trường hoạt động chưa thật sự hồn hảo vì vậy việc đo lường GTHL sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu áp dụng.

- Về pháp lý: giá gốc vẫn là nguyên tắc cơ bản trong luật kế tốn và chuẩn

mực chung nên khó vận dụng trong tình hình hiện nay cho nên để áp dụng GTHL được thuận lợi cần phải thay đổi nhận thức từ cơ quan quản lý nhà nước cho đến các doanh nghiệp cũng như người sử dụng thông tin .

- Về vấn đề cân đối giữa lợi ích và chi phí : vấn đề xác định GTHL của tài sản

và nợ phải trả, tiêu tốn nhiều chi phí như chi phí thu thập chứng từ, chi phí định giá trị tài sản, nợ phải trả, chi phí kiểm tra, chi phí xác nhận, chi phí kiểm tốn BCTC được đo lường theo GTHL…địi hỏi sự đầu tư khá lớn về phía các doanh nghiệp trong khi lợi ích đạt được khơng tương xứng với chi phí đã bỏ ra.

- Về kỹ thuật định giá:

 Các chuyên viên thẩm định giá của Việt Nam còn quá non trẻ, chưa dày dạn kinh nghiệm, đôi khi việc làm chỉ dựa trên thói quen thơng

Kết luận chương 2

Qua việc nghiên cứu thực trạng vận dụng GTHL trong hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay theo chuẩn mực kế toán và so sánh với IAS, tác giả nhận thấy GTHL chỉ sử dụng cho ghi nhận ban đầu, phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu của các giao dịch phức tạp thành các yếu tố hợp thành, chưa sử dụng đo lường tài sản và nợ phải trả sau ghi nhận ban đầu và đánh giá sự suy giảm giá trị của tài sản, do đó chưa đạt được mục đích ghi nhận và trình bày các khoản mục theo những thay đổi của thị trường và hiện nay cũng chưa có chuẩn mực kế tốn nào trình bày về việc đo lường GTHL dựa trên các nội dung: định nghĩa, phạm vi áp dụng, cấp bậc, các phương pháp xác định, thuyết minh GTHL.

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng GTHL trong hệ thống kế toán Việt Nam sẽ được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.

3.1. CÁC QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THEO XU TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THEO XU HƯỚNG HỘI TỤ KẾ TOÁN QUỐC TẾ.

3.1.1. Hoàn thiện các quy định giá trị hợp lý nhằm nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính. tin báo cáo tài chính.

Theo IASB cho rằng mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi tình hình tài chính nhằm giúp cho những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 54)