Biện pháp cụ thể cho Hải Phòng

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đô thị hóa ở thành phố Hải PhòngThực trạng và giải pháp (Trang 25 - 30)

Biện pháp thích ứng của thành phố Hải Phòng trước tác động biến đổi khí hậu

Giải pháp liên quan hạ tầng kĩ thuật đô thị

- Nghiên cứu các vật liệu xây dựng hạ tầng có khả năng chống chịu với mưa lớn nắng nóng, bão, và nguy cơ ăn mòn bởi nước mặn làm giảm tuổi thọ công trình.

- Rà soát điều chỉnh thiết kế hạ tầng kĩ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu vùng ven biển như Hải Phòng.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát đảm bảo các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị hoạt động tốt. Quản lí chặt chẽ việc đấu nối các hệ thống đô thị.

- Về công tác cấp thoát nước:

 Cần hoàn thiện công tác quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho đô thị. Phương án quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ với các công trình khác. Quy hoạch hệ thống thoát nước phải đồng bộ và phù hợp với quy hoạch của ngành khác, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị khác. Quy hoạch phải đảm bảo tính lâu dài, bền vững, kế thừa, không lạc hậu, phải dự báo, tiên liệu được xu hướng phát triển và luôn phù hợp với xu hướng phát triển không ngừng của thành phố.

 Thành phố đầu tư dự án cho công tác thoát nước như xây dựng mới hệ thống thoát nước các trạm bơm nước công suất lớn để nhanh chóng tiêu thoát nước khi có mưa lớn tại phường Sở dầu, Hùng Vương và một số khu vực khác.

 Kiểm tra tu bổ lại các hệ thống kênh mương tiến hành lạo vét khơi thông dòng chảy kênh mương thường xuyên đặc biệt trước mùa lũ

 Xây dựng trạm xử lý nước thải

 Với điều kiện tự nhiên và thực trạng hệ thống thoát nước mưa hiện nay của thành phố Hải Phòng, việc nghiên cứu áp dụng mô hình hệ thống thoát nước mưa đô thị bền vững, kết hợp với kiểu truyền thống (tức là kết hợp giữa xây dựng hệ thống thoát nước chảy theo độ dốc tự nhiên với việc điều tiết, thu gom, lưu trữ, sử dụng lại nước mưa dựa theo nguyên tắc bảo toàn vòng tuần hoàn nước, đảm bảo cân bằng sinh thái) là rất cần thiết.

 Xây dựng trạm xử lý cục bộ tại các bênh viện nhà máy chế biến thực phẩm…và có chế tài trong quản lý vận hành.

 Có biện pháp xử lý các điểm ngập do cốt nền thấp hơn mực nước triều.

 Huy động mọi lực lượng tham gia thoát nước sử dụng tối đa công suất máy bơm khi có mưa lớn kéo dài.

Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực nông nghiêp, công nghiêp, du

lịch

Nông nghiệp

- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng và thời vụ phù hợp hoàn cảnh biến đổi khí hậu.

- Tổ chức cảnh báo lũ lụt hạn hán bằng hoạt động cụ thể như phải dự kiến đc tác động BĐKH đến điều kiện thời tiết và nguồn nước, lập bản đồ hạn hán và bản đồ ngập lụt trong từng vùng chi tiết và xây dựng chỉ tiêu cảnh báo lũ lụt.

- Phát triển các giống cây trồng có khả năng chống chịu với ngoại cảnh khắc nghiệt.

- Quy hoạch và tăng cường quản lí sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng BĐKH gắn với khai thác triệt để các vùng đất trống có khả năng sản xuất nông nghiệp.

- Chuyển đổi cơ cấu với nhũng vùng không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.

- Tăng cường công tác quản lí nguồn nước và đẩy mạnh quản lí hạn hán trong nông nghiệp. Phát triển và nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi và hiệu suất tưới.

- Kiểm soát sói mòn bằng khuyến khích các hoạt động bảo toàn nông nghiệp, nhất là ở vùng núi nơi sản xuất nông nghiệp phát triển trên các sườn dốc.

Công nghiệp (cụ thể là công nghiệp chế biến thủy sản)

- Chuyển đổi cơ cấu ở một số vùng ngập nước từ thuần lúa sang luân canh nuôi cá và cấy lúa.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, bến bãi neo đậu thuyền...có tính đến mực nước biển dâng, nhiệt độ tăng và các hiện tượng khí hậu cực đoan nhất là bão tố, sóng lớn...

- Tăng cường và phát triển kỹ thuật theo hướng hiện đại trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

- Xây dựng hệ thống phòng tránh bão dọc bờ biển cũng như các tuyến đảo.

- Thiết lập các khu bảo tồn sinh thái tự nhiên đặc biệt là vùng rạn và đảo san.

Du lịch

- Điều chỉnh các quy hoạch phát triển và hoạt động du lịch, nhất là ở dải ven biển và vùng núi cho phù hợp với xu thế tác động của BĐKH.

- Tăng cường cơ sở hạ tầng kĩ thuật ngành du lịch, nhất là ở những vùng có nguy cơ rủi ro cao.

- Duy trì, bảo tồn và phát triển hoạt động du lịch sinh thái.

- Áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường cho các hệ sinh thái biển, nhằm nhanh chóng giảm thiểu khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

- Giảm phát thải ô nhiễm từ các hoạt động du lịch quanh đảo ra môi trường biển. Khuyến khích áp dụng mô hình giảm thiểu chất thải – tái sử dụng – tái chế chất thải (3R) trong hoạt động phát triển du lịch.

- Khuyến khích tăng cường trồng cây ở các khu, điểm du lịch như Cát Bà, Bạch Long Vĩ...làm tăng sức hấp dẫn cảnh quan và hạn chế sự phát tán khí CO2 ra khí quyển.

- Tăng cường giáo dục cộng đồng với các bên liên quan (du khách, ngư dân, nhà quản lí...) đưa họ vào các hoạt động cụ thể nhằm chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH lên nguồn lợi biển.

Các giải pháp liên quan đến sức khỏe

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng và hoạt động y tế cộng đồng cụ thể như: đánh giá tác động tiêu cực của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng, xác định những địa bàn xung yếu trong mạng lưới y tế cộng đồng, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng y tế và dự kiến kế hoạch tu bổ nâng cấp.

- Xây dựng chương trình tăng cường sức khỏe, cải thiện môi trường và kiểm soát dịch bệnh ứng phó BĐKH.

- Giám sát và kiểm soát dự báo va phòng ngừa dịch bệnh.

- Can thiêp kĩ thuật ở những khu vực dịch bệnh và có sự cố về sức khỏe.

- Phát triển hạ tầng kĩ thuật nhất là những khu vực có nguy cơ xâm hại sức khỏe do tác động biến đổi khi hậu.

- Quy hoạch và quản lí đô thị có hiệu quả có thể đóng góp vào sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm thiểu phát thải nhà kính.

- Phát triển các loại hình đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh, cùng với việc nâng cao diện tích không gian cây xanh, mặt nước.

- Quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, nhất là quan tâm phát triển hệ thống giao thông công cộng đặc biệt là các phương tiện giao thông tiên tiến, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích phát triển các phương tiện chạy bằng năng lượng sạch. Bên cạnh đó, cũng cần có những chính sách phát triển và đặt vấn đề phát triển phương tiện vận tải công cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ ùn tắc giao thông.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, tập huấn nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường thông qua các hình thức như: tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của thành phố đến toàn bộ cán bộ công chức, viên chức về công tác bảo vệ môi trường; xây dựng các chương trình, tài liệu và triển khai thực hiện, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của cán bộ ở các ngành, các cấp; phát triển đội ngũ các bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và BĐKH thông qua các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế.

- Quy định nghiêm ngặt về mức phát thải từ các khu công nghiệp. - Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu đồng thời học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ họ.

KẾT LUẬN

Đô thị hóa đã khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. Đô thị hóa dẫn đến sự tập trung cao độ của dân cư và các cụm công nghiệp tại một vùng, gây ra nhiều thay đổi có liên quan trực tiếp đến khí hậu và môi trường. Mặt khác, chính biến đổi khí hậu cũng có những tác động trở lại và tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến quá trình đô thị hóa như: biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, lũ lụt, hán hán xảy ra thường xuyên hơn ảnh hưởng đời sống sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của người dân, các hiện tượng của biến đổi khí hậu làm phá hủy các công trình hạ tầng kỹ thuật của đô thị, làm ảnh hưởng môi trường sống của các sinh vật trong hệ sinh thái đô thị, mực nước biển tăng làm triều cường ngập úng xảy ra nhiều hơn.

Biến đổi khí hậu luôn là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đặc biệt là đối với Hải Phòng, thành phố biển được đánh giá là chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.

Trước tình hình đó Nhà nước cũng như chính quyền địa phương đã đưa ra những cơ chế chính sách để ứng phó với biến đổi khí hậu song song với phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên,cũng cần thấy rằng, ứng phó với Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề của các cấp lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách. Đó còn là nhiệm vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, là trách nhiệm của toàn xã hội để thành phố Hải Phòng hướng tới phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://thoatnuochp.com.vn/?/vn/News/7/Thoi-su/

2. http://ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/3486-bien-doi-khi- hau-va-bai-toan-quy-hoach-do-thi-bai-2.html

3. http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_Ph%C3%B2ng

4. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vùng ven biển của Việt Nam. Báo cáo chuyên đề, Hà Nội năm 2000

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đô thị hóa ở thành phố Hải PhòngThực trạng và giải pháp (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)