Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại đài truyền hình TP HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN (Trang 71 - 73)

2.5.1- Nhiệm vụ chính trị:

Thời lượng phát sóng và chương trình:

HTV từ chỗ sản xuất và phát hình đen trắng đã chuyển sang thu phát hình

màu. Đến tháng 8/1987, từ 1 kênh HTV9, Đài đã mở thêm kênh HTV7 với cơng suất phát sóng cả hai kênh bình quân từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày, thay vì chỉ từ 2 đến 4 giờ/ngày như trước năm 1980. Đến nay 02 kênh HTV7 và HTV9 đều được phát 24/24 giờ.

Trong 39 năm qua, số lượng chương trình, tiết mục của HTV ngày càng đa dạng, phong phú, luôn thể hiện là một cơ quan ngơn luận có bản lĩnh vững vàng trong việc đưa các tin có tính chất nóng bỏng liên quan đến an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội. Song song đó HTV ln bám sát tuyên truyền các hoạt động trên địa bàn thành phố, kịp thời truyên truyền những gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Trong năm 2013, HTV đã thực hiện tổng cộng 208 buổi truyền hình trực tiếp (trung bình 18,9 buổi/tháng, trong đó có 163 buổi trên HTV9 và 45 buổi trên HTV7) về nhiều sự kiện, hội nghị quan trọng của Trung ương và Thành phố.

Bên cạnh những chương trình trên, HTV sản xuất hàng loạt các phim tài liệu lịch sử có giá trị khoa học, lịch sử, chính trị cao đã để lại dấu ấn khá sâu sắc trong lịng khán giả trong và ngồi nước như Mê Kơng ký sự, Ký sự hỏa xa…

2.5.2 Nhiệm vụ kinh tế:

Về tạo nguồn thu để phát triển sự nghiệp và đóng góp ngân sách HTV đã chủ động tạo nguồn thu tài chính từ dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác. Từ năm 1990 đến năm 1995, tổng doanh thu của HTV chỉ đạt khoảng 131 tỷ đồng; nhưng từ 4 tháng cuối năm 1996 đến 6 tháng đầu năm 2001, tổng doanh thu của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đáng kể, với số thu hơn 781 tỷ đồng, điều tiết ngân sách Trung ương hơn 282 tỷ đồng, kinh phí để lại đầu tư cho HTV hơn 488 tỷ đồng, kinh phí đã sử dụng đầu tư các dự án gần 300 tỷ đồng. Từ năm 2002, Đài đã thực hiện thí điểm việc khốn thu, chi trong 3 năm và mức doanh thu của đài cũng tăng đáng kể từ 300 tỷ đồng trong năm 2002 đã đến năm 2003 đã vượt định mức 40 tỷ đồng.

Hàng năm doanh thu của HTV đều tăng, luôn đạt và vượt chỉ tiêu UBND Thành phố giao (năm 2005: 700 tỷ đồng; năm 2006: 1.000 tỷ đồng; năm 2007: 1.300 tỷ đồng; năm 2008: 1.800 tỷ đồng; năm 2009: 2.111 tỷ đồng). Kể từ năm 2002, HTV đã hồn tồn tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động).

2.5.3 Đầu tư cho con người:

Nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực, ban lãnh đạo HTV luôn chăm lo cho đời sống của người lao động, thu nhập luôn luôn được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo cho người lao động sống tốt, có tích lũy. Hệ số tăng thu nhập bình quân từ năm 2007 – 2009 lần lượt là 3,14 – 2,14 – 5,96. Bên cạnh đó, HTV cũng luôn chăm lo đến đời sống tinh thần cho cán bộ viên chức, tổ chức học tập nâng cao trình độ chun mơn, trình độ chính trị cả trong và ngồi nước. Trong 3 năm kể trên đã có 1221 lượt cán bộ viên chức tham gia các lớp đào tạo, trong đó có 857 lượt học về chun mơn truyền hình và 364 lượt học về chính trị và quản lý nhà nước. Đài cũng cử cán bộ, viên chức đi đào tạo bậc cao học, tiến sĩ trong và ngoài nước để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng sự phát triển của HTV trong thời gian sắp tới.

2.6 Hạn chế tồn tại

2.6.1/ Về thực hiện nhiệm vụ kinh tế

Như phần trên có đề cập doanh thu của 3 năm liền kề từ 2011 đến 2013 liên tục giảm bình quân 10%/ năm. Đồ thị biểu diễn đường doanh thu và chi phí trong những năm 2010, 2011, 2012 đã thể hiện xu hướng giao nhau trong vài năm tới nếu tình hình khơng được cải thiện. Như vậy ngồi việc trơng đợi vào sự phục hồi của nền kinh tế, HTV cần có sự chuyển biến tích cực để lấy lại thế cân bằng giữa thu và chi, phải đảm bảo có đủ tích lũy để tái sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại đài truyền hình TP HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN (Trang 71 - 73)